seo audit

SEO Audit là gì? Hướng dẫn Audit tổng thể website A – Z

  • Cập nhật lần cuối: 21/11/2024.

    Website của bạn có dấu hiệu từ khóa bay màu hoặc traffic tụt không phanh khi google update?

    Tình hình website của bạn như thế nào trong các đợt update thuật toán liên tục của Google trong thời gian vừa qua?

    Hãy bình tĩnh, ở bài viết này Tôi sẽ chia sẻ với bạn bí kíp SEO Audit tổng thể website giúp bạn chinh phục các bài toán khó trên và đưa website về bờ an toàn nhé. 

    Vậy SEO Audit là gì? Các thành phần trong SEO Audit quan trọng để giúp website phát triển bền vững?

    Bạn hãy cùng mình theo dõi tiếp bài viết phía dưới nhé.

    SEO Audit là gì?

    SEO Audit là một quá trình kiểm tra và đánh giá tổng thể tình trạng SEO của một website qua các tiêu chí như Technical, Content, On-page, Off-page…

    Nói cách khác, SEO Audit“Kiểm toán lại toàn bộ việc tối ưu hóa website với công cụ tìm kiếm”.

    SEO Audit
    SEO Audit

    Trong khi hướng dẫn seo website cho doanh nghiệp, tôi thường ví SEO Audit như việc “kiểm tra sức khỏe” định kì cho website của bạn.

    Việc kiểm tra website theo định kỳ giúp bạn hiểu và phát hiện ra các vấn đề hoặc những thay đổi tiêu cực đối với sức khoẻ của website.

    Từ đó bạn có thể đưa ra có giải pháp để khắc phục và cải thiện hiệu suất cho dự án SEO của doanh nghiệp. 

    Lợi ích khi triển khai SEO Audit trên website

    Khi website bị rớt top, SEO Audit là quá trình quan trọng góp phần giúp website của bạn dành lại vị thế ban đầu trên kết quả tìm kiếm, cụ thể hơn: 

    Lợi ích khi triển khai SEO Audit website
    Lợi ích khi triển khai SEO Audit website
    • Tăng thứ hạng từ khóa: Audit website có thể giúp bạn xác định và khắc phục các vấn đề kỹ thuật và nội dung có thể ảnh hưởng đến thứ hạng từ khóa của bạn.
    • Tăng lưu lượng truy cập tự nhiên: Khi thứ hạng từ khóa của bạn được cải thiện, bạn sẽ nhận được nhiều lưu lượng truy cập tự nhiên hơn từ các công cụ tìm kiếm.
    • Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Khi bạn nhận được nhiều lưu lượng truy cập tự nhiên hơn, bạn có cơ hội cao hơn để chuyển đổi khách truy cập thành khách hàng.
    • Tăng độ uy tín của website: Website có thứ hạng cao và lưu lượng truy cập tự nhiên cao sẽ được coi là uy tín hơn.
    Traffic tăng trường sau khi thực hiện SEO Audit
    Traffic tăng trường sau khi thực hiện SEO Audit

    Case Study tăng 10k traffic lên 100k traffic trong 3 tháng bằng chiến lược SEO Audit

    Vậy thời gian nào bạn nên triển khai SEO Audit để đạt hiệu suất tốt nhất?

    Dưới đây mình sẽ chia sẻ các cột mốc then chốt Team Seosona đã áp dụng SEO Audit thành công vào các dự án SEO website tổng thể nhé. 

    Giai đoạn đầu của mỗi quý

    Nói là bạn nên thực hiện SEO Audit website tổng thể thường xuyên, nhưng cũng không nên tiến hành làm với tần suất quá cao (trong thời gian vài ngày hay trong 1 – 2 tuần). Thời gian ngắn quá sẽ không đủ để biết được những tối ưu đó đã phù hợp với thuật toán Google hay không.

    Nếu bạn SEO Audit website trong 1 – 2 tuần thì đây là khoảng thời gian quá ngắn để biết được mức độ hiệu quả của các tối ưu bạn đã triển khai.

    Tiến hành SEO Audit vào giai đoạn đầu của mỗi quý
    Tiến hành SEO Audit vào giai đoạn đầu của mỗi quý

    Do đó, bạn nên tiến hành SEO Audit định kỳ theo quý để theo dõi các sự biến động của thị trường và nhu cầu tìm kiếm của người dùng.

    Từ đó đưa ra các phương án điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình của website. 

    Khi website có dấu hiệu bất thường

    Việc SEO Audit có thể giúp bạn đánh giá được hiện trạng website của mình đang hoạt động ra sao. Tuy nhiên, với website có quy mô nhỏ, việc bạn tập trung quá nhiều vào thực hiện SEO Audit sẽ lãng phí tài nguyên, nguồn lực và thời gian không cần thiết. Thay vào đó bạn hãy dành thời gian để thực hiện những công việc quan trọng, hoặc tập trung vào xây dựng chất lượng nội dung hữu ích hơn là tập trung vào số liệu thống kê.

    Đối với các website đang có hiệu suất hoạt động tốt nhưng trong thời gian ngắn đột ngột giảm lượng traffic, rớt top thì đây là những dấu hiệu đáng báo động dành cho bạn.

    Traffic website giảm bất thường
    Traffic website giảm bất thường

    Đặc biệt với những website có quy mô hơn nếu bạn không áp dụng SEO Audit để phát hiện ra lỗi và khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của doanh nghiệp. 

    Vậy các yếu tố quan trọng trong SEO Audit là gì? Mình sẽ chia sẻ với bạn trong phần bên dưới nhé.

    3 phần quan trọng cần audit trên website

    SEO Audit gồm có 3 phần chính là:

    1. Technical
    2. Content
    3. Backlink

    Technical SEO Audit

    Đầu tiên bạn cần phải đảm bảo và xác nhận rằng website của bạn có đang hoạt động bình thường hay không thông qua một số yếu tố về kỹ thuật sau:

    Tệp Robots.txt

    Website của bạn đã có tệp robots.txt chưa? Tệp robots.txt có được tạo đúng theo nguyên tắc Google hay không?

    Tệp Robots.txt có đang chặn bất kỳ một thành phần nào trên website không?

    Loại trừ một số trường hợp đặc biệt như:

    • Khi website của bạn bị lỗi, hoặc index quá nhiều link rác 
    • Các link bạn không cho Googlebot thu thập như: Thông tin đăng nhập quản trị trang web, thông tin của khách hàng trên website của bạn.
    Kiểm tra khả năng tiếp cận qua file Robots.txt
    Kiểm tra khả năng tiếp cận qua file Robots.txt

    Bạn có thể tìm hiểu thêm Nguyên tắc tệp robots.txt của Google của hiểu chi tiết hơn nhé. 

    Sơ đồ Sitemap.xml

    Sitemap là một dạng bản đồ chỉ dẫn cho các công cụ tìm kiếm như Google có thể nhanh chóng thu thập dữ liệu website dễ dàng hơn. 

    Nếu website không có sitemap thì Googlebot sẽ mất rất nhiều thời gian để có thể tìm kiếm và thu thập dữ liệu.

    Kiểm tra khả năng tiếp cận với tệp Sitemap.xml
    Kiểm tra khả năng tiếp cận với tệp Sitemap.xml

    Sitemap phải được sắp xếp một cách ngăn nắp, và có đầy đủ: Post, Page, Category, Product (Website eCommerce +), Hình ảnh, Video.

    Đồng thời, Sitemap phải được đặt trong tệp robots.txt và khai báo trên Googlg Search Console.

    Cấu trúc tổng thể website 

    Cấu trúc website là cách mà bạn tổ chức website của bạn một các tầng tự, giúp cho Googlebot thu thập dữ liệu tốt hơn.

    Một số chuyên gia SEO nói rằng website có cấu trúc dạng silo tốt hơn dạng phẳng, vì nó giúp bạn sắp xếp các chủ đề theo tầng tự. 

    Điều này góp phần hỗ trợ cho Google hiểu biết sâu hơn về website của bạn.

    cau truc tong the website

    Một số chuyên gia khác lại cho rằng cấu trúc dạng phẳng hơn, vì người dùng chỉ cần 1 click chuột là có thể chuyển đến các trang web đích từ trang chủ.

    Còn ý kiến của riêng mình về cấu trúc website, dù là dạng silo hay phẳng đều tốt cả.

    Tuỳ thuộc vào quy mô và mục đích của website mà bạn lựa chọn áp dụng cấu trúc website cho phù hợp.

    Đặc biệt, website của bạn phải đảm bảo được rằng người dùng truy cập vào đều có thể chuyển đến các trang web con một cách dễ dàng chỉ với 1 – 2 Click chuột. 

    Và đây cũng chính là cách để Googlebot thuận lợi trong quá trình thu thập dữ liệu.

    Duplicate (Trùng lặp)

    Trùng lặp nội dung cũng là một vấn đề quan trọng tác động tiêu cực đến xếp hạng của website trên công cụ tìm kiếm.

    Do đó, bạn có thể sử dụng công cụ Screaming Frog và Copyspace để thu thập và xác định những nội dung trùng lặp trên website để khắc phục.

    duplicate content

    Các lỗi trùng lặp phổ biến thường gặp:

    • Thẻ Title và Thẻ Meta Description
    • Trùng lặp nội dung bởi các thẻ Tag
    • Hai tên miền (Ví dụ: seosona.com, seosona.vn)
    • Website của bạn có tên miền phụ “Subdomain” (Ví du: khoahoc.seosona.com)
    • Nội dung bị website khác Copy
    • Các phân trang (Page 2, 3, 4…)
    • Domain & DNS (Các phiên bản nhau khác có www và không có www của domain)

    Làm thể nào để khắc phục:

    • Đặt thẻ canonical cho các trang nội dung bị trùng lặp do phân trang và các Tag, để thông báo cho Google biết đâu là trang nội dung chính trên website.
    • Ngăn không cho Googlebot thu thập các URL sinh ra từ bộ lọc hay thanh tìm kiếm trên website từ tệp robots.txt
    • Viết lại nội dung cho các trang trùng lặp
    • Chuyển hướng Redirect 301

    Dưới đây là một dự án SEO Website eCommerce + mà bên mình đã triển khai.

    Đây là website của một brand tương đối lớn trong ngành công nghệ.

    Thời gian trước, website đã đạt được các vị trí top cao đối với một vài từ khóa.

    Tuy nhiên, sau khi thiết kế lại giao diện website thì các từ khóa đã rớt khỏi top 100. 

    Như bạn có thể thấy trong hình là dữ liệu website thu thập được từ Screaming Frog.

    duplicate

    Từ dữ liệu trên, mình đã xác định được các vấn đề technical trên website.

    Bên mình đã tiến hành khắc phục như sau:

    • Kiểm tra lại các URL được chuyển hướng đã đến đúng URL mục tiêu chưa
    • Xử lý loại bỏ các URL có lỗi 404 được phát hiện chuyển thành 301
    • Đặt noindex với các URL sinh ra từ bộ lọc thanh tìm kiếm
    • Viết lại các nội dung trùng lặp (Title, Meta Description, H1)

    Thẻ liên kết phân trang

    Các URL Category phân trang trên website của bạn có được liên kết với nhau bằng thẻ rel=”next” và rel=”prev” không.

    Nếu không thì các trang này đang hoạt động riêng biệt trên website và sẽ gây ra lỗi về trùng lặp.

    Để khắc phục bạn nên tham khảo các phương pháp dưới đây:

    • Bạn cần thêm các thẻ liên kết trang tiêu chuẩn là class=”next và class=”prev, nếu bạn đặt noindex cho các phân trang thì không cần Canonical.

    phan trang

    • Với website sử dụng “Xem thêm” hoặc tính năng cuộn vô hạn như trang thegioididong.com, bạn cần thêm thẻ Canonical là được

    cuon tiep

    Tốc độ tải trang Page Speed

    Tốc độ tải trang gây ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng khi họ truy cập vào website của bạn.

    Do đó, khi phải đợt website xử lý lâu thì họ sẽ lựa chọn rời đi và đến trang web khác có tốc độ tải nhanh hơn mà có cùng nội dung.

    Không hề có con số chính xác về tốc độ tải trang bao nhiêu là tốt nhất, bạn có thể dựa vào công cụ đo Google Pagespeed Insight đề xuất.

    Trên Mobile
    Trên Mobile
    trên Desktop
    trên Desktop

    Điểm tối ưu tối thiểu trên Pagespeed Insight cần đạt:

    • Mobile > 70 điểm
    • Destop > 80 điểm

    Thân thiện với thiết bị di động

    Ngày nay số lượng người dùng thiết bị di động lướt web tìm kiếm thông tin, mua sắm,… ngày càng cao bởi tính tiện lợi của của chúng.

    Bạn cần phải đảm bảo website thân thiện với mọi nền tảng Mobile, giao diện khi co giãn từ Destop – Mobile không được quá lệch nhau.

    Điều này sẽ giúp mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng khi tương tác với website.

    test than thien mobile
    test thân thiện mobile
    Kiểm tra độ thân thiện với thiết bị Mobile trên Search Console
    Kiểm tra độ thân thiện với thiết bị Mobile trên Search Console

    Bạn có thể kiểm tra mức độ thân thiện với mobile trên Google Search Console.

    Chỉ số quan trọng Core Web Vitals

    Core Web Vitals là một bộ ba chỉ số đo lường trải nghiệm người dùng trên trang web. 

    Các chỉ số này được phát triển bởi Google và được sử dụng để xếp hạng các trang web trong kết quả tìm kiếm.

    Trên trang Debug Bear có đề cập về việc Google chính thức sử dụng Core Web Vitals làm yếu tố xếp hạng vào tháng 6 năm 2021. 

    Các chỉ số này bao gồm:

    • LCP (Largest Contentful Paint): 

    Là chỉ số đo lường thời gian để phần tử lớn nhất trên trang xuất hiện trên màn hình của người dùng. 

    Phần tử hiển thị lớn nhất thường là hình ảnh, video hoặc tiêu đề trang. LCP tốt là dưới 2,5 giây.

    • FID (First Input Delay): 

    Là chỉ số đo lường thời gian từ khi người dùng tương tác với trang cho đến khi trang phản hồi. 

    Ví dụ, người dùng có thể nhấp vào một liên kết hoặc nhấn một nút. FID tốt là dưới 100 mili giây.

    • CLS (Cumulative Layout Shift): 

    Là chỉ số đo lường mức độ thay đổi bố cục trang trong quá trình tải. 

    Thay đổi bố cục có thể gây khó khăn cho người dùng theo dõi nội dung của trang. CLS tốt là dưới 0,1.

    Core Web Vitals được đánh giá dựa trên 2 điểm cốt lõi sau:

    • Lab data: 

    Là dữ liệu được thu thập thông qua 2 công cụ Google LighthousePageSpeed ​​Insights của Google. 

    Nó giúp xác định các thành phần nào trên trang cần cải thiện, từ đó tiến hành tối ưu.

    chi so quan trong core web vitals

    • Field data: 

    Là dữ liệu thực tế được Google thu thập báo cáo trải nghiệm người dùng Chrome thông qua trình duyệt như Google Chrome, được gọi là Chrome UX Report

    Các trường dữ liệu này được thu thập và hiển thị trên Google Search Concole.

    Core Web Vitals 1

    Cách khắc phục chỉ số Lad data:

    • Sử dụng hình ảnh có kích thước phù hợp và nén hình ảnh để giảm kích thước tệp.
    • Tải JavaScript và CSS theo thứ tự hợp lý và sử dụng lazy loading để trì hoãn việc tải các tệp không cần thiết cho đến khi người dùng cần chúng.
    • Chọn một máy chủ, hosting có tốc độ phản hồi nhanh.
    • Tối ưu hoặc loại bỏ các đoạn mã Code thừa để cải thiện tốc độ tải trang

    Đánh giá và khắc phục chỉ số Field data liên quan đến nội dung từng trang, bạn cần trả lời một số câu hỏi sau liên quan đến nội dung. 

    Nếu đáp án của bạn là có, thì tức là bạn đang cung cấp trải nghiệm phù hợp trên website của bạn.

    • Trang có số liệu tốt đối với Chỉ số quan trọng chính của trang web không?
    • Trang có được phân phối theo cách bảo mật không?
    • Nội dung có thể hiện rõ ràng và đẹp mắt khi xem trên thiết bị di động không?
    • Nội dung có quá nhiều quảng cáo gây mất tập trung hoặc xen vào nội dung chính không?
    • Trang có thiếu quảng cáo xen kẽ gây phiền nhiễu không?
    • Khách truy cập có thể dễ dàng điều hướng đến hay tìm nội dung chính trên trang của bạn không?
    • Trang có được thiết kế để khách truy cập dễ dàng phân biệt nội dung chính với nội dung khác trên trang không?

    Lưu ý: Những câu hỏi này không bao gồm mọi khía cạnh cần xem xét đối với trải nghiệm trên trang. 

    Tuy nhiên, việc trả lời những câu hỏi này kết hợp phân tích các điểm số tài nguyên từ Lab data để có những điều chỉnh cho phù hợp với trải nghiệm tổng thể trên trang web của bạn.

    Bạn có thể tham khảo thêm tài liệu của Google để hiểu rõ hơn về cách đánh giá trải nghiệm trang nhé. 

    Vì là yếu tố xếp hạng quan trọng, nên việc cải thiện các chỉ số Core Web Vitals sẽ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và thứ hạng trang của website.

    Content Audit

    Bên cạnh Technical Audit, content là một thành phần không thể thiếu trong Audit tổng thể. 

    Trước tiên, bạn cần nắm được và hiểu rõ về Search Intent (Mục đích tìm kiếm) của người dùng đối với mỗi từ khóa để đưa ra chiến lược đáp ứng đúng ý định tìm kiếm của người dùng bạn nhé. Hãy đảm bảo bạn đã biết về viết nội dung chuẩn seo.

    Dưới đây, mình sẽ đi cụ thể hơn về các thông tin cốt lõi của Content Audit bạn cùng theo dõi nhé. 

    Yếu tố Onpage quan trọng trong Content Audit

    Phía dưới là 7 yếu tố chính của Onpage trong Content Audit bạn không thể bỏ qua nhé:

    • Title: 

    Titile trong bài viết của bạn cần chứa từ khóa SEO chính và giải quyết được vấn đề tìm kiếm của người dùng.

    Độ dài của title từ 60 – 70 ký tự và bạn phải viết hoa chữ đầu tiên bạn nha

    title

    • Meta description: 

    Đoạn mô tả cần chưa từ khoá chính, phản ánh một cách súc tích và chính xác về nội dung chính của bài. 

    Độ dài cho phép của Meta description thường từ 120 – 160 ký tự chữ viết thường. 

    meta

    • URL: 

    Tạo URL ngắn gọn dễ hiểu chứa từ khóa SEO, không dùng các ký tự đặc biệt, chữ số và chuỗi ký tự dài. 

    Bạn nên sử dụng dấu gạch ngang (-) để phân tách các từ trong URL bạn nhé. 

    url

    • Heading

    Heading 1 phải chứa từ khóa SEO, bao bàm nội dung của bài viết. 

    Tiếp đó, trong heading 2 bạn phải đặt các từ khóa chính hoặc cụm từ khóa liên quan.

    Điều này giúp máy tìm kiếm và người dùng nhận biết được nội dung chính của phần đó và tăng khả năng xuất hiện trên kết quả tìm kiếm.

    Heading 3 sử dụng để phân loại và nhóm các phần con bên trong phần H2, từ đó giúp cấu trúc bài trở nên rõ ràng và dễ hiểu hơn.  

    heading

    • Cách trình bày, tính dễ đọc:

    Độ dài câu trên website của bạn nên có độ dài hợp lý để tạo cảm giác dễ đọc và dễ hiểu của bài viết. 

    Đồng thời, bạn nên chia bài viết thành các đoạn văn ngắn, mỗi đoạn tập trung vào một ý chính. Điều này giúp cải thiện sự tương tác và khả năng tiếp thu của người đọc. 

    de doc

    • Mục lục bài viết: 

    Bài viết phải có mục lục để giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm & điều hướng họ tới thông tin mà họ mong muốn. Mục lục đặt sau tiêu đề bài viết, ngắn gọn chỉ nên chứa thẻ heading 2.

    muc luc bai viet

    • Strong Keywords

    Strong keywords từ khóa chính, từ khóa brand, hay bạn muốn nhấn mạnh 1 từ khóa quan trong nào đó trong bài viết.

    strong keyword

    • Tối ưu hình ảnh

    Đây là những điểm chính bạn cần lưu ý khi chọn và sử dụng hình ảnh cho trang web của bạn:

    toi uu hinh anh

    Chọn những hình ảnh duy nhất, chất lượng và liên quan để tăng tính độc đáo và giá trị của trang web.

    Tối ưu kích thước hình ảnh để phù hợp với vị trí hiển thị trên trang web và giảm thời gian tải trang.

    Đồng thời, bạn có thể tham khảo bài SEO Onpage để hiểu rõ hơn về các yếu tố nhé. 

    Mặc khác, nếu bạn lười đọc thì bạn có thể xem Video dưới nhé!

    Tiếp theo, mình sẽ chia sẻ cho các bạn 4 bước thực hiện Audit Content hiểu quả mà Team Seosona đã áp dụng bạn nhé. 

    4 bước triển khai Audit Content

    Bước 1. Thu thập dữ liệu

    Trước khi đi vào tiến hành audit content bạn cần phải có được dữ liệu của website. 

    Ở bước đầu tiên này bạn cần sử dụng công cụ thu thập dữ liệu là Screaming Frog kết nối API với Search Console và Analytics.

    Sau khi Screaming Frog thu thập xong dữ liệu, bạn xuất file excel và lọc lại dữ liệu, xóa bỏ những dự liệu không cần thiết như file tham khảo đính kèm sau: File audit content

    Tiếp theo bạn cần thu thập thêm dữ liệu về backlink. Có 2 công cụ hỗ trợ thu thập dữ liệu backlink đó là Semrush và Ahrefs.

    file audit

    Bước 2. Đánh giá & nhận xét

    Sau khi đã thu thập đầy đủ các dữ liệu cần thiết, tiếp theo bạn cần tiến hành phân loại các URL đã thu thập được.

    Cụ thể, bạn nên phân loại là danh mục sản phẩm, sản phẩm hay trang dịch vụ,…

    Từ đó, bạn phân tích, đánh giá và đưa ra hành động tối ưu cho từng URL đó.

    danh gia nhan

    Tại đây bạn sẽ phân tích theo các yếu tố Onpage ở trên mình đã đưa ra kết hợp với việc phân tích từ các đối thủ.

    Nhập từ khóa của bạn vào Google và tiến hành kiểm tra 10 đối thủ hàng đầu mà bạn thấy. 

    So sánh nội dung bài viết của bạn và các đối thủ và tìm ra các điểm nổi trội để tối ưu thêm cho bài viết. 

    Ví dụ: Bạn có từ khóa “xe đạp tập thể dục” đang ở top 10, các yếu tố về nội dung, hình ảnh trên bài viết của bạn đã được tối ưu tốt.

    Nhưng khi phân tích các đối thủ xếp hạng trên thấy họ có nhúng thêm Video về review sản phẩm trong bài, bạn cần tổng hợp và note lại những đánh giá phân tích từ đối thủ lên file Audit.

    Từ đó bạn sẽ đưa ra được những hành động để tối ưu cho bài viết của bạn.

    Bước 3. Hành động (Action)

    Ở bước này bạn tiến hành Audit bổ sung các yếu tố còn thiếu vào bài viết của bạn như bổ sung thêm hình ảnh, video hay outline viết lại nội dung.

    Đối với các bài bị trùng lặp hay không liên quan đến chủ đề đang SEO thì có thể xóa 301 về chuyên mục.

    Sau khi thực hiện các tối ưu xong, cập nhật lại ngày đăng bài và Submit lại trên Search Console.

    action

    Bước 4. Recheck website của bạn

    Bước này bạn có thể sử dụng các công cụ như Copyscape kiểm tra bài viết của bạn có đang bị trùng lặp với website khác hay không.

    Nếu trùng lặp content với các website khác thì bạn cần tiến hành viết lại toàn bộ nội dung trên website.

    Đồng thời, bạn có thể tham khảo video phía dưới từ Team Seosona nhé. 

    Thực tế, bản thân Mình đã áp dụng Audit Content triển khai thành công nhiều dự án SEO khác nhau.

    Backlink Audit

    Cuối cùng sẽ là phần Audit Backlink hay Audit Offpage SEO.

    Độ tin cậy website của bạn với công cụ tìm kiếm Google có thể bị ảnh hưởng bởi các liên kết Backlink xấu trỏ về.

    audit backlink

    Hãy tưởng tượng, bạn không xấu nhưng khi bạn chơi cùng với những người bạn xấu là uy tín của bạn sẽ giảm đối với những người khác, và ngược lại.

    Với Google cũng vậy, khi trang web của bạn có những Backlink trỏ về từ những trang web xấu, webite của bạn cũng sẽ không được đánh giá cao, thậm chí có thể sẽ bị Google áp dụng đến hình phạt Penguin.

    Cụ thể, Backlink xấu ở đây có thể kể đến như việc Spam bằng tools đi link, các liên kết từ trang web không liên quan, không cùng chủ đề hay những trang web xấu,…

    Google có những thuật toán có thể phát hiện ra những hành vi gian lận, nhằm thao túng thứ hạng trên kết quả tìm kiếm dù bạn có tinh vi đến cỡ nào.

    Vì vậy để có thể đảm bảo độ uy tín website của bạn trong mắt Google, hãy luôn tuân thủ theo nguyên tắc quản trị mà Google đặt ra.

    Lưu ý khi thực hiện SEO Audit Website

    Khi tiến hành Audit, bạn cần lưu ý một vài nguyên tắc sau để tránh lãng phí thời gian và nguồn lực nhưng không đạt được kết quả tốt cho website:

    Những điều nên làm khi triển khai SEO Audit

    Bạn nên triển khai SEO Audit tổng thể, kiểm tra chi tiết từng thành phần có trên website, dù là yếu tố nhỏ nhất cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SEO như: Cấu trúc website, Content nội dung, Onpage, Offpage,…

    Những điều nên làm khi triển khai SEO Audit website
    Những điều nên làm khi triển khai SEO Audit website

    Khi thực hiện Audit tổng thể, bạn liên kết các vấn đề lại để xác định ra nguyên nhân làm ảnh hưởng xấu đến quá trình làm SEO .

    Từ đó đề xuất các giải pháp xử lý để cải thiện tình hình, tối ưu hóa và nâng cao thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm Google.

    Sau khi hoàn tất SEO Audit, bạn cần lên kế hoạch rõ ràng và lộ trình triển khai cụ thể để đạt được mục tiêu.

    Những điều không nên khi thực hiện SEO audit website

    Bạn không nên quá gấp gáp trong quá trình thực hiện SEO Audit.

    Hãy dành thời gian và tập trung phân tích chi tiết từng khía cạnh để tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. 

    Những điều không nên khi thực hiện SEO audit website
    Những điều không nên khi thực hiện SEO audit website

    Tùy thuộc vào quy mô của website lớn hay nhỏ mà thời gian audit sẽ trong khoảng từ 2 – 6 tuần.

    Tuy nhiên, trước khi thực hiện các điều chỉnh để tối ưu cho website bạn nên trao đổi và gửi báo cáo thông tin chi tiết cho chủ sở hữu website. 

    Checklist SEO Audit website tổng thể

    Như tôi đã nói đến ở trên, với mỗi loại website sẽ có một quy trình các checklist chuẩn SEO khác nhau. 

    Checklist SEO Audit website tổng thể
    Checklist SEO Audit website tổng thể

    Tuy nhiên, bạn không nên bỏ qua bất kỳ một yếu tố cơ bản nào của website, cho dù là trang web bán hàng TMĐT hay là website dịch vụ.

    Một số công cụ hỗ trợ SEO Audit

    Để đảm bảo trong quá trình thực hiện SEO Audit đạt hiệu quả cao, bạn cần sử dụng một số công cụ hỗ trợ thu thập dữ liệu website.

    Dưới đây là một số các công cụ hỗ trợ phổ biến giúp bạn tiến hành SEO Audit hiệu quả:

    Một số công cụ hỗ trợ SEO Audit
    Một số công cụ hỗ trợ SEO Audit
    • Google Search Console
    • Google Analytics
    • Google PageSpeed Insights
    • Google’s Structured Data Testing Tool
    • Ahrefs
    • SEMrush
    • Screaming Frog
    • SEO Quake
    • Copyscape
    • SERP Simulator
    • Web Page Word Counter

    Trên đây là các công cụ mà SEOSONA thường sử dụng trong quá trình thực hiện SEO Audit các dự án. 

    Do đó, bạn cũng có thể thử áp dụng để xem xét mức độ phù hợp và hiệu quả cho các dự án của công ty bạn nhé.

    Điều gì diễn ra trong và sau khi triển khai SEO Audit

    Thông thường quá trình thực hiện SEO Audit sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ 2 – 6 tuần, tùy theo quy mô website. 

    Trong thời gian này, bạn cần phân tích kỹ lưỡng từng khía cạnh của website, để tìm ra vấn đề cốt lõi làm ảnh hưởng đến hiện suất SEO web. 

    Trong mỗi lần tiến hành Audit website, cũng sẽ có một số vấn đề được phát sinh. Bạn nên xử lý ngay lập tức mỗi khi phát hiện lỗi, để có thể tiếp tục tìm kiếm và xử lý các vấn đề khác còn tồn đọng trong quá trình Audit.

    dieu gi dien ra trong va sau khi trien khai seo audit seosona

    Sau khi hoàn tất quá trình Audit, bạn cần tổng hợp trình bày các vấn đề đã được phát hiện, đề xuất phương án xử lý báo cáo cho chủ sở hữu website. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quát về tình trạng website, để có kế hoạch phát triển tiếp theo cho dự án.

    Kết luận

    SEO Audit là quá trình quan trọng giúp bạn phân tích và đánh giá tình trạng sức khoẻ của website. Từ đó, bạn có thể kịp thời đưa ra các giải pháp khắc phục kịp thời nếu một trong các yếu tố quan trọng đang bị lỗi.

    Nếu bạn có thắc mắc hoặc câu hỏi về chủ đề trên, bạn hãy inbox ngay cho team Seosona bạn nha.

    Ngoài ra Seosona cũng cung cấp thêm khóa học SEO và dịch vụ seo tổng thể, các bạn có thể tham khảo thêm nhé.

    Xem thêm:

    Đăng ký ngay

    Bài viết mới nhất

    0 0 đánh giá
    Đánh giá bài viết
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest

    0 Góp ý
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận