Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao bài viết của mình lại không được xếp hạng cao trên kết quả tìm kiếm? Mặc dù bạn đã viết nội dung chất lượng, sử dụng từ khóa chính xác và tối ưu SEO kỹ lưỡng.
Nhưng nếu bạn không hiểu rõ Search Intent, bài viết sẽ giải thích chi tiết về Search Intent là gì? và cách tối ưu Search Intent trong SEO.
Hãy cùng theo dõi nhé!
Search intent là gì?
Search intent (ý định tìm kiếm) là mục đích của người dùng khi họ gõ một từ khóa hoặc cụm từ vào công cụ tìm kiếm.
Nó đại diện cho những gì người dùng đang cố gắng đạt được với tìm kiếm của họ, cho dù đó là tìm câu trả lời cho một câu hỏi, tìm một trang web cụ thể, mua một sản phẩm hoặc khám phá một chủ đề.
Ví dụ:
- Tìm câu trả lời cho một câu hỏi: “cách nấu món phở”, “điện thoại iPhone 14 giá bao nhiêu”, “bệnh cảm cúm có lây không”
- Tìm một trang web cụ thể: “trang web của Google”, “trang web của Bộ Y tế”, “trang web của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội”
- Mua một sản phẩm: “mua điện thoại iPhone 14”, “mua vé máy bay đi Đà Nẵng”, “mua sách Harry Potter”
Tại sao Search Intent quan trọng trong SEO?
Search Intent là một yếu tố quan trọng trong SEO. Nó ảnh hưởng đến việc xác định vị trí xếp hạng của trang web trong kết quả tìm kiếm.
Trên thực tế, Google công bố “Hướng dẫn đánh giá chất lượng tìm kiếm” và dành 6 trang hướng dẫn SEOer về cách đáp ứng search intent của người dùng.
Có thể tóm gọn lại rằng, Backlinks và các tín hiệu xếp hạng Google truyền thống vẫn quan trọng nhưng nếu trang của bạn không đáp ứng được Search Intent, nó sẽ không được xếp hạng.
Thêm vào đó, trong tài liệu “How search work” trên Google, Google ưu tiên sự liên quan trong kết quả tìm kiếm. Liên quan ở đây có nghĩa là tạo nội dung phù hợp với search intent của đối tượng mục tiêu.
Google thông báo cho các SEOer rằng bạn cần tạo nội dung đáp ứng được search intent của người dùng thì tôi mới cho bạn lên top. Đã đến lúc chúng ta cần hiểu và đáp ứng chính xác search intent cho từng từ khoá tìm kiếm của người dùng.
Nhưng làm thế nào để xác định được search intent? Đừng lo tôi sẽ hướng dẫn cho bạn ngày sau đây.
>>> Giải đáp: Làm SEO là gì? Những công việc của người SEOer mà bạn cần biết
4 loại Search Intent cơ bản
Hiện tại có nhiều cách chia search intent chi tiết hơn để có thể phù hợp với người dùng nhiều nhất có thể. Tuy nhiên, tất cả đều sẽ thuộc 1 trong 4 loại search intent theo hành trình khách hàng dưới đây:
- Informational intent: Người dùng đang tìm kiếm thông tin về một chủ đề cụ thể. Ví dụ: “Cách làm SEO tổng thể“; “cách viết bài content chuẩn seo“
- Navigational intent: Người dùng đang cố gắng tìm một trang web cụ thể. Ví dụ: “trang web của Seosona”
- Transactional intent: Người dùng đang tìm kiếm để mua một sản phẩm hoặc dịch vụ. Ví dụ: “dịch vụ SEO tổng thể hiệu quả“
- Commercial intent: Người dùng đang tìm kiếm thông tin về một sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ có thể mua sau này. Ví dụ: “đánh giá dịch vụ google ads của SEOSONA“
Với cách xác định theo 4 loại ở trên, bạn sẽ đảm bảo được nội dung của website sẽ phù hợp với hành trình mua hàng của khách.
Riêng với Google, họ cũng có cách phân loại các truy vấn tìm kiếm thành các mục đích tìm kiếm khác nhau để hiểu rõ hơn về nhu cầu của người dùng và cung cấp cho họ kết quả phù hợp nhất.
Các mục đích tìm kiếm chính bao gồm:
- Know – Tìm kiếm thông tin: Người dùng muốn tìm kiếm thông tin về một chủ đề cụ thể. Ví dụ: “cách nấu món phở”
- Do – Tìm kiếm hành động: Người dùng muốn thực hiện một hành động cụ thể. Ví dụ: “mua điện thoại iPhone 14”
- Website – Tìm kiếm trang web: Người dùng muốn tìm kiếm một trang web hoặc trang nội dung cụ thể. Ví dụ: “trang web của Google”
- Visit-in-Person – Tìm kiếm địa điểm: Người dùng muốn tìm kiếm các địa điểm để đến trực tiếp. Ví dụ: “cách đến nhà ga”
Hiểu được cách phân loại của Google giúp bạn nắm rõ “luật chơi” trên nền tảng kết hợp với hiểu rõ cách phân loại theo hành trình khách hàng giúp bạn hiểu rõ hơn điều mà khách hàng mong muốn.
Nếu bạn là SEO newbie, tôi khuyên bạn nên thực hành thêm để hiểu rõ và phân biết từng loại Search Intent. Mục tiêu là để gom nhóm từ khoá chính xác sau đó xác định chiến lược content, landing page SEO cho từng website.
Vậy xác định Search Intent như thế nào hay chỉ cần đoán mò? Tôi có những kỹ thuật xác định dưới đây giúp bạn không bị hoang mang khi bắt đầu thực hành xác định Search Intent.
Cách xác định Search Intent của từ khoá SEO
Sau khi audit nhiều website bị rớt top, tôi thấy nguyên nhân chính đó là xác định sai Search Intent của từ khoá từ đó bố trí Content cho các từ khoá không chính xác.
Theo kinh nghiệm bản thên mình khi triển khai qua rất nhiều dự án đó là, Search Intent xác định 80% tỷ lệ thành công của một dự án SEO.
Để tránh thất bại trong các chiến dịch SEO, bạn nên cẩn thận và tỉ mỉ trong việc xác định Search Intent cho từ khoá bằng những kỹ thuật sau:
Xác định thông qua dấu hiệu từ ngữ: Trong nhiều trường hợp, bạn có thể dựa trên chính từ khóa đó (ví dụ: các từ để hỏi như cái gì, tại sao hoặc thường biểu thị mục đích cung cấp thông tin như thế nào). Nhưng đôi khi, ý định đó không rõ ràng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Bạn có thể sử dụng những kỹ thuật ở dưới.
Thông qua cấu trúc SERPs từ kết quả tìm kiếm: Cần tận dụng thông tin từ các tính năng tìm kiếm của Google, dựa trên featured snippet, knowledge graph, và Google AdWords. Hãy chú ý đến các gợi ý của Google như “Mọi người cũng tìm kiếm” (People Also Ask) hoặc kết quả tìm kiếm video.
Xác định thông qua công cụ SEMRUSH: Phương án này thường tỉ lệ chính xác sẽ khoảng 70%. Việc tính toán dựa trên các từ có trong cụm từ khóa và các tính năng SERP có trong kết quả tìm kiếm của từ khóa được phân tích.
Đặt mình vào vị trí người search: một số kỹ thuật tham khảo:
- Hãy tự hỏi bản thân: “Nếu tôi là người dùng đang tìm kiếm truy vấn này, tôi sẽ muốn tìm thấy gì?”
- Hãy tưởng tượng bạn đang ở trong tình huống của người dùng và họ đang cố gắng tìm kiếm thông tin hoặc thực hiện một hành động.
- Hãy liệt kê các câu hỏi mà bạn nghĩ người dùng có thể có về chủ đề của truy vấn.
Xác định bằng AI: Prompt mẫu “Hãy cho biết search intent của từ khoá [TÊN TỪ KHOÁ]”
Lời kết
Nếu anh em làm SEO không hiểu và xác định được Search Intent là gì, tôi nghĩ rằng sẽ khó tiến xa được trong nghề SEO này. Hi vọng bạn đã hiểu hết về Search Intent sau khi đọc bài viết của tôi.
Nếu thấy hay, bạn có thể chia sẻ bài viết này cho bạn bè và tiếp tục theo dõi các blog tiếp theo của tôi.
Xem thêm:
- Từ khóa là gì? Cách vai trò của keyword trong SEO website
- TOP 10+ công cụ nghiên cứu từ khóa SEO tốt nhất hiện nay
- Keyword Research: Cách nghiên cứu từ khóa SEO hiệu quả nhất
- LSI Keywords là gì? Hiểu đúng về từ khóa ngữ nghĩa để tối ưu SEO
- Long-tail keyword là gì? Bật mí cách tìm long-tail keyword hiệu quả
- Phantom Keyword là gì? 6 bước tìm và tận dụng từ khóa bóng ma hiệu quả
- Allintitle là gì? Cách sử dụng Allintitle kéo hàng nghìn traffic hiệu quả nhất
- Semantic search là gì? Cách tối ưu semantic search chuẩn SEO
Cập nhật lúc: 09:17 , 13/06/2024