Cập nhật lần cuối: 13/06/2024.
Bạn là người mới đang tìm hiểu những kiến thức về SEO, và đang thắc mắc về Keyword là gì? Sao từ khóa lại quan trọng trong SEO? Có bao nhiêu loại từ khóa và có thể tìm ra những từ khóa đó bằng cách nào?
Trong bài viết này tôi sẽ giải đáp toàn bộ những thắc mắc trên về Keyword cho anh em. Nào bắt đầu thôi.!
Keywords là gì?
Từ khóa hay keyword là những từ hoặc cụm từ thể hiện rõ chủ đề của bài viết hoặc trang web. Người dùng thường sử dụng từ khóa để tìm kiếm thông tin trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo,…
Ví dụ: Khi bạn tìm kiếm từ khóa “dịch vụ seo” hay “báo giá seo” trên thanh truy vấn của Google, kết quả trả về sẽ là những trang web có chứa nội dung được tối ưu hóa chuẩn SEO (Search Engine Optimization) cho từ khóa đó.
Tối ưu hóa từ khóa là giúp website của bạn xuất hiện cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm (SERP) khi người dùng tìm kiếm thông tin liên quan. Việc này giúp bạn tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn, tăng hiệu quả kinh doanh.
Vai trò của Keywords là gì?
Việc nghiên cứu và tìm ra các từ khóa tiềm năng sẽ giúp bạn tiếp cận gần hơn với khách hàng trong tương lai. Bên cạnh đó, keywords còn đem đến các lợi ích như:
- Giúp các SEOer vạch ra chiến lược và đi đúng định hướng trong quá trình SEO website. Chiến lược là điều vô cùng quan trọng khi triển khai SEO cho một website.
- Từ khóa giúp bạn đánh giá và ước lượng thời gian thực hiện để đem về hiệu quả tối ưu cho công việc của mình.
- Từ khóa giúp bạn tiếp cận khách hàng mục tiêu dễ dàng, đỡ tốn chi phí và giảm thiểu gánh nặng cho các chiến dịch quảng cáo của mình.
- Từ khóa tiềm năng sẽ rút ngắn thời gian công việc của bạn nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả.
- Keywords sẽ giúp bạn dễ dàng xây dựng cấu trúc website
Những vai trò của Keywords
Keywords luôn là một trong những kiến thức đầu tiên trong các hướng dẫn làm seo web trong và ngoài nước.
Có mấy loại từ khóa SEO
Tiếp theo tôi sẽ hướng dẫn anh em cách phân loại và nhận biết các loại từ khóa SEO phổ biến.
Tìm hiểu thêm về: SEO là gì? Tổng quan về Search Engine Optimization (SEO)
Từ khóa ngắn (Short-tail keywords)
Là những từ hoặc cụm từ ngắn gọn thường chỉ có từ 1 đến 3 từ. Là các từ khóa có ý định tìm kiếm rộng với lượng Volume cao lên đến hàng chục, hàng trăm nghìn, mức độ cạnh tranh cao.
Ví dụ một số từ khóa ngắn điển hình: “điện thoại”, “giày dép”, “du lịch”
Từ khóa trung bình (Mid-tail keywords)
Là những từ khóa có cụm từ dài hơn Short-tail keywords (từ khóa ngắn), và ngắn hơn long-tail keywords) (từ khóa dài). Loại từ khóa này thường có từ 3 – 5 từ, và chúng mô tả cụ thể rõ ràng mục đích của cụm từ tìm kiếm.
Ví dụ: “thuê xe đi vũng tàu”, “giày thể thao nữ”, “điện thoại samsung giá rẻ”.
Từ khóa dài (Long-tail keywords)
Từ khóa dài là những cụm từ dài và chi tiết, thường có từ 4 từ trở lên. Chúng mô tả cụ thể nhu cầu và mục đích tìm kiếm của người dùng.
Ví dụ: “cách làm bánh xèo chay bằng bột gạo lứt”, “địa chỉ mua điện thoại thông minh Samsung Galaxy S23 Ultra chính hãng giá rẻ tại TPHCM”, “tour du lịch Đà Lạt 3 ngày 2 đêm giá rẻ cho gia đình”.
Từ khóa thông tin (Informational keyword)
Từ khóa thông tin là những cụm từ mà người dùng sử dụng để tìm kiếm, tra cứu thông tin, giải đáp thắc mắc hoặc hỏi về một vấn đề cụ thể.
Từ khóa loại này thường chứa các từ câu hỏi: “là gì, như thế nào, cách, hướng dẫn,.v.v.”
Ví dụ: Hướng dẫn làm bánh xèo, cách chọn mua laptop, seo là gì,
Từ khóa điều hướng (Navigational keywords)
Từ khóa điều hướng là những cụm từ mà người dùng sử dụng tìm kiếm đến 1 trang web cụ thể, người dùng thường sử dụng những từ khóa này khi không nhớ được url hoặc không muốn gõ tất cả url đó ra.
Những từ khóa này thường có chứa thêm tên thương hiệu hoặc tên website.
Ví dụ: khóa học seo seosona, facebook, shopee
Từ khóa phân khúc thị trường (Market segment keywords)
Từ khóa phân khúc thị trường là những từ khóa được sử dụng để nhắm mục tiêu đến một nhóm khách hàng cụ thể trong thị trường.
Ví dụ: Bạn có thể viết bài viết về “Cách chọn giày dép phù hợp cho bé” để thu hút phụ huynh có con nhỏ.
Từ khóa xác định khách hàng (Customer-defining keywords)
Là những từ khóa được sử dụng để xác định nhu cầu, sở thích và hành vi của khách hàng.
Ví dụ: bạn bán giày dép và triển khai SEO từ khóa “giày cao gót nữ giá rẻ” mục tiêu của bạn là nhắm đến phụ nữ có hành vi mua giày cao gót giá rẻ
Từ khóa xác định sản phẩm (Product-defining keywords)
Từ khóa xác định sản phẩm, là những cụm từ được dùng để mô tả cụ thể cho một sản phẩm nào đó về chất liệu, tính năng hay kích cỡ.
Ví dụ: từ khóa “giày cao gót màu đỏ size 38” hay “áo thun nam cotton size M”.
Từ khóa sản phẩm (Product keywords)
Từ khóa sản phẩm là những cụm từ dùng để mô tả hoặc đề cập trực tiếp đến một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nào đó.
Vì dụ: từ khóa “điện thoại Samsung Galaxy S23 Ultra”, “dịch vụ seo website tổng thể”.
Từ khóa đối thủ cạnh tranh (Competitor keywords)
Từ khóa đối thủ cạnh tranh là những từ khóa mà đối thủ canh tranh của bạn đang sử dụng để xếp hạng cao trên kết quả tìm kiếm Google.
Từ khóa nhắm mục tiêu có mục đích (Intent targeting keywords)
Từ khóa nhắm mục tiêu có mục đích là những từ khóa dùng để nhắm mục tiêu đến người dùng có ý định cụ thể.
Bạn có thể sử dụng những từ khóa này dùng để nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, xác định mục đích của người dùng khi họ tìm kiếm một từ khóa cụ thể.
LSI keywords – Từ khóa LSI
Latent Semantic Indexing Keywords là những từ khóa ngữ nghĩa có liên quan mật thiết đến từ khóa chính của bạn muốn thúc đẩy SEO.
Vì dụ: từ khóa chính là “giày dép”. LSI keyword sẽ là các cụm từ “giày dép nam”, “giày dép nữ”, “giày dép trẻ em”, “dép đi trong nhà”, “vớ”, “tất”, “sandal”, “guốc”.
Từ khóa đối sánh cụm từ (Phrase match keywords)
Từ khóa đối sánh cụm từ là loại từ khóa cho phép quảng cáo của bạn hiển thị khi người dùng tìm kiếm cụm từ chính xác hoặc biến thể gần đúng của cụm từ đó.
Ví dụ:
- Từ khóa đối sánh cụm từ: “giày dép nữ cao gót giá rẻ”
- Biến thể gần đúng: “giày dép cao gót nữ giá rẻ”, “giày cao gót giá rẻ cho nữ”, “mua giày cao gót nữ giá rẻ”, “bán giày cao gót nữ giá rẻ”.
Từ khóa đối sánh chính xác (Exact match keywords)
Từ khóa đối sánh chính xác là loại từ khóa cho phép quảng cáo của bạn hiện thị khi người dùng tìm kiếm chính xác cụm từ mà bạn chọn.
Giúp bạn nhắm đúng chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu và kiểm soát được chi phí quảng cáo hiệu quả.
Từ khóa phủ định (Negative keywords)
Từ khóa phủ định là những từ khóa hoặc cụm từ mà bạn không muốn quảng cáo của mình xuất hiện khi người dùng tìm kiếm.
Ví dụ:
- Từ khóa chính: “giày dép”
- Từ khóa phủ định: “miễn phí”, “tự làm”, “hướng dẫn”
Từ khóa dọc có liên quan (Related vertical keywords)
Từ khóa dọc có liên quan từ khóa thuộc cùng một lĩnh vực hoặc ngành nghề với từ khóa chính mà bạn đang SEO.
Ví dụ:
- Từ khóa chính: “giày dép”
- Từ khóa dọc có liên quan: “quần áo”, “phụ kiện thời trang”, “túi xách”, “mỹ phẩm”
Từ khóa vị trí (Locational keywords)
Từ khóa vị trí là những từ khóa bao gồm thông tin về vị trí địa lý cụ thể. Giúp bạn nhắm mục tiêu đến khách hàng ở một khu vực cụ thể.
Ví dụ:
- Từ khóa chính: “giày dép”
- Từ khóa vị trí: “giày dép Hà Nội”, “giày dép TP.HCM”, “mua giày dép online tại Đà Nẵng”
Từ khóa thường xanh dài hạn (Long-term evergreen keyword)
Từ khóa thường xanh dài hạn là những từ khóa có xu hướng tìm kiếm ổn định trong một thời gian dài, không bị ảnh hưởng bởi các xu hướng nhất thời.
Ví dụ:
- Từ khóa thường xanh dài hạn: “cách làm bánh mì”, “mẹo giảm cân”, “cách học tiếng Anh”
- Từ khóa theo xu hướng: “phim mới nhất”, “thời trang hot nhất”, “tin tức mới nhất”
Từ khóa giao dịch (Transactional keywords)
Từ khóa giao dịch là những từ khóa mà người dùng sử dụng khi họ có ý định thực hiện hành động mua hàng, chẳng hạn như mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ hoặc đăng ký tài khoản.
Ví dụ:
- Từ khóa giao dịch: “mua điện thoại iPhone”, “đặt vé máy bay”, “đăng ký khóa học tiếng Anh”
- Từ khóa thông tin: “điện thoại iPhone tốt nhất”, “so sánh các hãng vé máy bay”, “cách học tiếng Anh hiệu quả”.
Cách sử dụng từ khóa hiệu quả nhất
Sử dụng từ khóa một cách tự nhiên: Đừng cố gắng nhồi nhét từ khóa vào nội dung một cách gượng gạo. Thay vào đó, hãy sử dụng từ khóa một cách tự nhiên và phù hợp với ngữ cảnh.
Đa dạng hóa từ khóa: Sử dụng nhiều biến thể của từ khóa chính để tăng độ liên quan và tránh lặp lại.
Chú trọng vào nội dung chất lượng: Tập trung vào việc tạo nội dung hữu ích và thu hút người đọc. Nội dung chất lượng sẽ tự nhiên thu hút lượng truy cập và cải thiện thứ hạng website.
Theo dõi và điều chỉnh: Theo dõi hiệu quả của các từ khóa và điều chỉnh mật độ sử dụng khi cần thiết.
Mật độ từ khóa lý tưởng thường dao động từ 1% đến 2% tổng số từ trong nội dung. Tuy nhiên, con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Công cụ tìm kiếm keyword miễn phí
Bạn không cần phải đầu tư vào các công cụ SEO đắt tiền để tìm kiếm và nghiên cứu từ khóa hiệu quả cho website của mình. Có rất nhiều công cụ miễn phí có thể hỗ trợ bạn thực hiện việc này một cách dễ dàng và hiệu quả.
Dưới đây là một số công cụ nghiên cứu từ khóa hữu ích:
Sonatools.io: Công cụ nghiên cứu từ khóa ngữ nghĩa tốt nhất hiện nay, giúp bạn lập kế hoạch SEO website của mình một cách dễ dàng nhất.
Google Keyword Planner: Công cụ này cung cấp cho bạn thông tin về khối lượng tìm kiếm, mức độ cạnh tranh và các từ khóa liên quan cho bất kỳ từ khóa nào bạn nhập vào.
Keywordtool.io: Công cụ này giúp bạn tìm kiếm các từ khóa liên quan, gợi ý từ khóa dài và phân tích mức độ cạnh tranh của từ khóa.
Ubersuggest: Công cụ này cung cấp cho bạn thông tin về khối lượng tìm kiếm, mức độ cạnh tranh, CPC (chi phí mỗi lần nhấp chuột) và các từ khóa liên quan cho bất kỳ từ khóa nào bạn nhập vào.
AnswerThePublic: Công cụ này giúp bạn tìm kiếm các câu hỏi mà mọi người thường hỏi liên quan đến chủ đề website của bạn.
Google Trends: Công cụ này giúp bạn theo dõi xu hướng tìm kiếm cho các từ khóa khác nhau theo thời gian và khu vực.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ sau:
Sonatools Keyword Explorer: Công cụ này có thể giúp bạn nghiên cứu phân tích từ khóa ngữ nghĩa tốt nhất.
Moz Keyword Explorer: Công cụ này cung cấp cho bạn thông tin về khối lượng tìm kiếm, mức độ cạnh tranh, DA (Domain Authority) và PA (Page Authority) cho bất kỳ từ khóa nào bạn nhập vào.
SEMrush: Công cụ này cung cấp cho bạn nhiều tính năng SEO mạnh mẽ, bao gồm nghiên cứu từ khóa, phân tích đối thủ cạnh tranh, audit website và báo cáo SEO.
Ahrefs: Công cụ này cung cấp cho bạn nhiều tính năng SEO mạnh mẽ, bao gồm nghiên cứu từ khóa, phân tích backlink, audit website và báo cáo SEO.
Lời kết
Từ khoá là một trong những trụ cột trong SEO mà bất kỳ SEOer nào cũng cần phải hiểu và thông thạo. Bài viết của tôi đã giúp bạn hiểu về từ khoá là gì? Cách tìm và nghiên cứu từ khoá.
Hi vọng bạn sẽ theo dõi thêm các bài viết của tôi về Google Marketing.
Bên cạnh đó, các bạn đang có nhu cầu tìm kiếm dịch vụ seo web uy tín hiệu quả, hãy liên hệ ngay để được tư vấn nhé!
Xem thêm:
- Long-tail keyword là gì? Bật mí cách tìm long-tail keyword hiệu quả
- Phantom Keyword là gì? 6 bước tìm và tận dụng từ khóa bóng ma hiệu quả
- Search Intent là gì? Hướng dẫn chi tiết cho newbie, cách xác định và tối ưu cho SEO
- Semantic search là gì? Cách tối ưu semantic search chuẩn SEO
- LSI Keywords là gì? Hiểu đúng về từ khóa ngữ nghĩa để tối ưu SEO
- Allintitle là gì? Cách sử dụng Allintitle kéo hàng nghìn traffic hiệu quả
- Topic Cluster là gì? Cách tạo Topic Cluster chuẩn SEO cho website