internal link la gi

Internal link là gì? Cách xây dựng liên kết nội bộ chuẩn SEO 2024

  • Nhiều anh em SEOer có suy nghĩ là cứ đi thật nhiều backlink là website có thể lên TOP nhiều từ khóa.

    Nên thường tìm mọi cách để có thật nhiều backlink trỏ về mà bỏ qua một yếu tố quan trọng khác là internal link trong chiến lược SEO On-page của mình.

    Hay có nhiều bạn học viên của Quyết có inbox riêng cho tôi và hỏi: 

    Anh ơi! sao e mua nhiều Guest Post vậy mà không lên TOP trong khi đối thủ không có backlink Guest Post”.

    Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ cho mọi người về Internal link là gì, tầm quan trọng của internal link và hướng dẫn cách tối ưu internal link chuẩn SEO cho website.

    Bắt đầu thôi nào!

    Internal link là gì?

    Internal Link hay liên kết nội bộ là liên kết giữa các trang web với nhau trên cùng một website.

    Ví dụ: Như bạn đang đọc một bài viết “SEO Onpage là gì” trên website seosona.com.

    Bạn thấy có một liên kết mà khi click vào sẽ dẫn bạn đến bài viết khác về “SEO Offpage”.

    Ví dụ về internal link
    Ví dụ về internal link

    Đó là một internal link giúp bạn có thể tìm hiểu thêm về chủ đề liên quan.

    Phân biệt Internal link, External link và Backlink

    Trong quá trình đào tạo cho các học viên trong khóa học SEO ALL IN ONE, tôi nhận thấy nhiều anh em SEOer mới vào nghề thường bị nhầm lầm giữa 3 khái niệm này.

    Dưới đây là bảng so sánh mà tôi đã tổng hợp lại để giúp các bạn dễ phân biệt giữa chúng hơn:

    Internal link

    External link

    Backlink

    Khái niệm Liên kết trỏ từ một trang web này sang một trang web khác trong cùng một website. Liên kết trỏ từ trang web của bạn ra một trang web khác bên ngoài trang web của bạn. Liên kết trỏ đến trang web của bạn từ các trang web khác.
    Vị trí Trong cùng một website Từ website của bạn sang website khác Từ website khác sang website của bạn

    3 lý do Internal link quan trọng đối với SEO

    Có nhiều lý do khiến internal link đóng vai trò quan trọng trong việc SEO website, nhưng tôi sẽ chia sẻ đến bạn 3 lý do quan trọng nhất:

    • Giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập dữ liệu và lập chỉ mục trang web
    • Giúp cải thiện thứ hạng của website
    • Giúp điều hướng người dùng đến các trang liên quan

    Chúng ta sẽ cùng phân tích sâu hơn về 3 lý do này nhé:

    1. Internal link giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập dữ liệu và lập chỉ mục trang web

    Một website có cấu trúc internal link được liên kết chặt chẽ với nhau có thể giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng tìm và lập chỉ mục (index) các trang trên website của bạn.

    Trong tài liệu hướng dẫn của Google đã công bố: “Một số trang web được biết đến vì Google đã thu thập thông tin của chúng từ trước đó. Các trang web khác được phát hiện khi Googlebot đi theo liên kết từ một trang đã được lập chỉ mục đến một trang mới.”

    Đây là hình ảnh minh họa trực quan về cách thức hoạt động của nó:

    Cách thức hoạt động của Googlebot trong internal link
    Cách thức hoạt động của Googlebot trong internal link

    Bởi vì Googlebot thường xuyên thu thập lại dữ liệu trên website từ các trang web đã được lập chỉ mục từ trước đó.

    Cho nên, nếu bạn đặt liên kết nội bộ với những trang này, sẽ giúp googlebot phát hiện và đi đến các trang mới để thu thập dữ liệu từ đó giúp các trang này dễ dàng được lập chỉ mục hơn.

    2. Internal link giúp cải thiện thứ hạng của website

    Theo nghiên cứu của trang searchenginejournal: “Liên kết nội bộ vẫn được coi là yếu tố xếp hạng của Google”

    Internal link giúp lan truyền sức mạnh liên kết (link juice) giữa các trang trên cùng một trang web.

    Sự lan truyền sức mạnh thông qua internal link giữa các trang
    Sự lan truyền sức mạnh thông qua internal link giữa các trang

    Giả sử trên trang web của bạn có một trang A được Google xếp hạng trên kết quả tìm kiếm và có nhiều backlink trỏ về trang này.

    Trang B được liên kết với trang A, lúc này trang B sẽ nhận được sức mạnh liên kết được chia sẻ từ trang A từ đó cải thiện được thứ hạng trên kết quả tìm kiếm.

    3. Internal link giúp điều hướng người dùng về các trang liên quan

    Liên kết nội bộ cũng giúp cải thiện trải nghiệm người dùng (UX) bằng cách giúp họ tìm thấy nội dung liên quan.

    Giả sử khi người dùng truy cập vào bài viết thông tin như “Kỹ năng SEO” trên website Seosona.

    Trong bài viết này, có đặt một liên kết nội bộ dưới dạng anchor text là “đào tạo seo

    Đối với những người dùng đang có nhu cầu học một SEO thì khả năng cao là họ sẽ bấm vào đường link này để tham khảo thêm về khóa học.

    Điều này sẽ giúp người dùng ở lại lâu hơn trên trang web (time on site), cải thiện tỷ lệ thoát trang (bounce rate) và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.

    Internal link giúp điều hướng người dùng
    Internal link giúp điều hướng người dùng

    Sau khi đã biết được những lợi ích tuyệt vời mà internal link mang lại đối với SEO, bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu xem hiện nay có những loại internal link phổ biến nào nhé!

    2 loại internal link phổ biến nhất hiện nay

    Hiện nay có 2 loại liên kết nội bộ chính phổ biến nhất đó là:

    • Navigational link (liên kết điều hướng)
      • Breadcrumb link
      • Footer link
      • Sidebar link
    • Contextual link (liên kết theo ngữ cảnh)

    Dưới đây là thông tin cụ thể về các loại liên kết nội bộ này:

    1. Navigational link (liên kết điều hướng)

    Liên kết điều hướng là loại liên kết nội bộ quan trọng nhất chúng nằm ở vị trí người dùng thường xuyên sử dụng trên website.

    Liên kết điều hướng thường nằm ở menu trên cùng của website, bao gồm các trang giới thiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ hoặc các chủ đề chính,…

    Đây là những liên kết nội bộ điều hướng trên website seosona:

    Navigational link
    Navigational link

    Liên kết điều hướng thường được triển khai trên toàn trang web nhằm phục vụ mục đích chính là giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thứ họ muốn.

    1.1 Breadcrumb link

    Breadcrumb link là một loại liên kết nội bộ điều hướng giúp người dùng dễ dàng theo dõi hành trình của họ.

    Chúng thường được đặt ở đầu các trang nội bộ như trang sản phẩm hoặc bài đăng trên blog như hình bên dưới:

    Breadcrumb link
    Breadcrumb link

    Đây là một ví dụ về Breadcrumb mà bạn có thể tham khảo.

    1.2 Footer link (Liên kết chân trang)

    Liên kết chân trang là một loại liên kết điều hướng khác.

    Chúng xuất hiện trên mọi trang trên website của bạn nhưng ở cuối trang thay vì trên cùng:

    Footer link
    Footer link

    Các liên kết này phải trỏ đến các trang khác trên website của bạn mà người dùng có thể thường xuyên muốn truy cập vào.

    Một số Footer link phổ biến là giới thiệu, liên hệ, câu hỏi thường gặp và các sản phẩm dịch vụ quan trọng,…

    1.3 Sidebar link (Liên kết thanh bên)

    Sidebar link là một loại liên kết điều hướng khác mà một số trang web sử dụng để hướng người dùng đến nội dung liên quan.

    Sidebar link
    Sidebar link

    Nhiều trang web tin tức hoặc thương mại điện tử có loại liên kết này để điều hướng người dùng đến một trang có nội dung liên quan khác trên website của họ.

    2. Contextual link (liên kết theo ngữ cảnh)

    Liên kết nội bộ theo ngữ cảnh sẽ giúp cung cấp thêm thông tin cho người đọc về chủ đề bạn đang viết trên trang web.

    Liên kết này thường được đặt trong bài viết dưới dạng anchor text (văn bản liên kết).

    Ví dụ như khi đọc về chủ đề backlink là gì, người đọc có thể gặp một số thuật ngữ kỹ thuật mà họ có thể không hiểu như SEO Offpage như hình bên dưới:

    Contextual link
    Contextual link

    Liên kết nội bộ này sẽ giúp người dùng hiểu hơn về thuật ngữ có liên quan đến chủ đề này, từ đó giải quyết tốt được nhu cầu tìm kiếm của họ.

    3 mô hình xây dựng internal link hiệu quả

    Có rất nhiều mô hình xây dựng internal link khác nhau, mỗi mô hình có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuy nghiên có 3 loại bạn nên biết:

    • Mô hình kim tự tháp
    • Mô hình bánh xe
    • Mô hình Silo

    Để lựa chọn được mô hình phù hợp cho website của mình, bạn cần cân nhắc các yếu tố như cấu trúc website, nội dung website, mục tiêu SEO,…

    Mô hình kim tự tháp

    Mô hình kim tự tháp trong internal link là một mô hình xây dựng liên kết nội bộ cho website.

    Trong đó trang chủ đóng vai trò là đỉnh kim tự tháp, các trang chuyên mục là các tầng thứ cấp và các trang bài viết là các tầng thấp nhất.

    Mô hình kim tự tháp
    Mô hình kim tự tháp

    Theo mô hình này, các trang chủ sẽ liên kết đến các trang chuyên mục, và các trang chuyên mục sẽ liên kết đến các trang bài viết. Và ngược lại.

    Điều này giúp trang web của bạn phân cấp rõ ràng nội dung của website, gia tăng sức mạnh tổng thể của tất cả các trang trên website.

    Mô hình kim tự tháp thường được sử dụng ở những loại trang web có cấu trúc nội dung rõ ràng, phân cấp theo chủ đề hoặc lĩnh vực ví dụ như: Các trang web thương mại điện tử, tin tức,…

    Mô hình bánh xe (Link Wheel)

    Mô hình bánh xe là một lựa chọn tối ưu cho những website muốn SEO nhiều từ khóa khác nhau trên cùng một trang web.

    Mô hình bánh xe
    Mô hình bánh xe

    Khác với mô hình kim tự tháp chỉ nhắm đến một mục tiêu tìm kiếm và điều hướng người dùng về các trang quan trọng trên website, mô hình bánh xe sẽ điều hướng phân bổ đều cho các trang con trên toàn website.

    Tuy nhiên, mô hình này cũng có nhược điểm là bạn sẽ mất nhiều thời gian cho việc SEO từ khóa, và không được Google ưu tiên bởi các con bot của Google khó xác định trang đích.

    Mô hình Silo

    Cấu trúc Silo là một mô hình liên kết nội bộ hiệu quả đang được nhiều website sử dụng sử dụng hiện nay.

    Mô hình này được xây dựng dựa trên việc nhóm các nội dung có liên quan chặt chẽ lại với nhau thành từng cụm chủ đề (topic cluster).

    Mô hình Silo
    Mô hình Silo

    Điều này sẽ giúp trang web của bạn tạo thành một hệ thống nội dung được phân cấp rõ ràng.

    Cách phân nhóm và tổ chức nội dung khoa học này giúp tăng độ liên kết về ngữ nghĩa giữa các nội dung trong cùng một silo từ đó sẽ giúp Googlebot hiểu hơn về nội dung trên trang web của bạn.

    Ngoài ra, cấu trúc Silo cũng thân thiện với người dùng hơn, nó giúp người dùng có thể tìm thấy các nội dung liên quan một cách dễ dàng.

    Hướng dẫn cách xây dựng internal link chuẩn SEO cho website

    Sau đây tôi sẽ hướng dẫn đến bạn cách xây dựng internal link mà tôi đã áp dụng cho website Seosona.

    Cách xây dựng internal link chuẩn SEO
    Cách xây dựng internal link chuẩn SEO

    Tôi sẽ cố gắng hướng dẫn các bạn các xây dựng internal link dễ hiểu nhất để giúp những bạn mới vẫn có thể làm được:

    Bước 1: Xác định URL page/ bài viết chính cần triển khai internal link

    Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc xây dựng internal link.

    Bạn cần xác định rõ các trang/bài viết chính trên website của mình cần được ưu tiên triển khai internal link.

    Những trang/bài viết này thường là:

    • Các trang sản phẩm/dịch vụ chính: Đây là những trang giới thiệu và bán sản phẩm/dịch vụ của bạn. Các trang sản phẩm/dịch vụ thường có volume tìm kiếm và tỷ lệ chuyển đổi cao.
    • Các trang bài viết chính: Đây là những trang cung cấp thông tin, kiến thức tổng quan về một chủ đề cụ thể.

    Mẹo chuyên nghiệp: Khi viết bài chuẩn seo, bạn nên nhắm mục tiêu với những từ khóa ngắn có lượng tìm kiếm cao thay vì các từ khóa dài (long-tail keyword).

    Tôi sẽ lấy một ví dụ cụ thể để bạn dễ hình dung hơn về bước đầu tiên này:

    Bạn hãy nhìn hình bên dưới, đây là danh sách những trang và bài viết chính mà tôi đã tạo nên để xây dựng internal link cho website seosona.com

    Xác định URL page/ bài viết chính
    Xác định URL page/ bài viết chính

    Như bạn thấy, trang “dịch vụ seo” và bài viết “seo là gì” đều là những chủ đề lớn được tôi lấy làm chủ đề chính để xây dựng liên kết nội bộ cho website của mình.

    Và tôi khuyên bạn nên xây dựng mô hình liên kết nội bộ trên google sheet, hoặc excel.

    Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng xây dựng, triển khai, kiểm soát các liên kết nội bộ trên website một cách hiệu quả hơn.

    Bước 2: Xác định các bài viết bổ trợ

    Sau khi đã xác định được các URL page/ bài viết cần triển khai internal link, bạn cần xác định các bài viết bổ trợ cho các trang/ bài viết này.

    Các bài viết bổ trợ sẽ phải là các trang có nội dung liên quan đến các trang cần triển khai internal link như hình bên dưới.

    Xác định các bài viết bổ trợ
    Xác định các bài viết bổ trợ

    Nếu trang web của bạn đã có sẵn các bài viết bổ trợ nhưng chưa được liên kết nội bộ lại với nhau thì bạn có thể tìm kiếm các bài viết này bằng cách nhập toán tử tìm kiếm “site:domain + từ khóa”

    Ví dụ như tôi muốn tìm kiếm các bài viết bổ trợ cho bài viết chính có từ khóa “seo là gì” với Anchor text là “SEO Marketing Online“. Tôi sẽ lên Google search tìm kiếm bằng toán tử: “site:seosona.com + SEO Marketing Online”.

    Toán tử tìm kiếm bài viết bổ trợ
    Toán tử tìm kiếm bài viết bổ trợ

    Lúc này, Google sẽ trả về kết quả là các bài viết có liên quan đến chủ đề này theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống.

    Việc của bạn là chọn ra những bài viết bổ trợ có liên quan đến chủ đề chính để triển khai liên kết nội bộ.

    Bước 3: Triển khai internal link 

    Sau khi đã xác định được các URL page/ bài viết chính và các bài viết bổ trợ ở bước 1 và bước 2.

    Lúc này, bạn hãy tiến hành triển khai xây dựng internal link bằng cách liên kết chúng lại với nhau.

    Dưới đây là tips mình thường áp dụng khi triển khi liên kết nội bộ mà các bạn có thể tham khảo thêm:

    • Đặt 1 link về chính bài viết/ trang về chính nó
    • Đặt 1 link về Category chứa URL
    • Đặt 1 link về Home Page
    • Đặt một số link đến các bài viết liên quan cùng cụm chủ đề

    Lưu ý khi triển khai internal link cho website

    Trong quá trình thực hiện nhiều nhiều dự án SEO cùng team Seosona, tôi đã rút ra được những lưu ý để giúp triển khai internal link cho website hiệu quả hơn.

    Lưu ý khi triển khai internal link
    Lưu ý khi triển khai internal link

    Bạn có thể tham khảo checklist dưới đây để áp dụng cho website của mình nhé:

    • Internal link các bài viết liên quan cùng cụm chủ đề
    • Internal link một cách tự nhiên không spam
    • Không sử dụng thuộc tính “nofollow” cho các liên kết nội bộ
    • Sử dụng Anchor text từ khóa chính, từ khóa phụ mở rộng
    • Không nên sử dụng Anchor text chung chung (Tại đây, xem ngay, nhấp vào đây,…)
    • Không sử dụng cùng 1 Anchor text đi internal link cho 2 URL khác nhau
    • Ưu tiên liên kết đến các trang có top cao, nhiều traffic organic, chuyển đổi cao
    • Phân bổ đa dạng anchor text hợp lý tránh tình trạng Over Optimize (Tối ưu hóa quá liều)
    • Nếu đi internal link ở dạng xem thêm nên sử dụng full title làm Anchor text
    • Đi internal link xem thêm từ 3 – 5 link trên 1 bài viết
    • Chèn link vào từ khóa chính xác không đc để dư các khoảng trắng, kí tự đặc biệt dấu “. , ; ” cuối câu,…

    >>> Bạn có thể tham khảo thêm về tài liệu của Google nói về liên kết nội bộ tại đây.

    Hướng dẫn sử dụng Screaming Frog kiểm tra Internal link

    Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều công cụ SEO có tính năng kiểm tra internal link của website. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của mình tôi đánh giá Screaming Frog là công cụ kiểm tra internal link tốt nhất hiện nay.

    Dưới đây là hướng dẫn cơ bản về cách sử dụng công cụ này:

    Bước 1: Truy cập vào trang chủ và tải về phần mềm về máy tính https://www.screamingfrog.co.uk/seo-spider/

    Truy cập vào trang chủ Screaming Frog và tải phần mềm về máy tính
    Truy cập vào trang chủ Screaming Frog và tải phần mềm về máy tính

    Bước 2: Nhập domain website của bạn vào công cụ để kiểm tra, bấm nút Start và chờ công cụ load xong 100%

    Nhập domain vào công cụ để kiểm tra
    Nhập domain vào công cụ để kiểm tra

    Bước 3: Chọn URL muốn kiểm tra, bấm vào nút inlinks và Export ra file excel

    Chọn vào URL muốn kiểm tra, sau đó chọn tính năng inlink và xuất ra file excel
    Chọn vào URL muốn kiểm tra, sau đó chọn tính năng inlink và xuất ra file excel

    Bước 4: Mở file excel lên, tạo bộ lọc và kiểm tra internal link

    Lọc dữ liệu liên kết nội bộ
    Lọc dữ liệu liên kết nội bộ

    Tại bước này bạn đã có thể kiểm tra các internal link đang có trên URL của mình.

    Bằng cách lọc ra những loại internal như hình bên trên bạn có thể dễ dàng kiểm soát được liên kết nội bộ cho từng URL của mình rồi.

    Bạn có thể xem thêm video này để biết thêm về cách sử dụng và audit liên kết nội bằng công cụ screaming frog:

    Bao nhiêu liên kết nội bộ trên một trang là phù hợp?

    Mặc dù không có câu trả lời chắc chắn về số lượng internal link bao nhiêu trên một trang là hợp lý, nhưng theo Matt Cutts, kỹ sư phần mềm tại Google đã chỉ ra rằng họ có thể thu thập thông tin 100 liên kết trên mỗi trang.

    Thực tế mà nói, nhiều liên kết không phải lúc nào cũng tốt cho trải nghiệm người dùng và công cụ tìm kiếm.

    Tóm lại, bạn đừng nên quá quan tâm về mặt số lượng của internal link.

    Điều mà bạn cần quan tâm chính là đặt liên kết nội bộ sao cho phù hợp với ngữ cảnh, đảm bảo độ tự nhiên sao cho người dùng có được trải nghiệm tốt trên trang là phù hợp nhất.

    Lời kết

    Hy vọng ra qua bài viết này, bạn đã có thể nắm rõ các kiến thức căn bản nhất về internal link và tự triển khai được cho website của mình.

    Nếu bạn là người mới, chưa tự tin thực hiện triển khai internal link cho website của mình, bạn có thể tham khảo về chương trình đào tạo SEO thực chiến 100% do tôi trực tiếp đứng lớp tại Seosona.

    Hoàn thành xong chương trình này, không những bạn có thể tự triển khai internal link cho website của mình mà còn trở thành một SEO toàn diện về các kỹ năng.

    Bên cạnh khóa học, nếu bạn mong muốn tìm đơn vị Seo website tổng thể bạn có thể liên hệ Seosona ngay để được tư vấn miễn phí.

    Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn thành công!

    Xem thêm:

    Cập nhật lúc: 10:47 , 25/05/2024

    Đăng ký ngay

    Bài viết mới nhất

    0 0 đánh giá
    Đánh giá bài viết
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest

    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận