Cấu trúc Silo

Cấu trúc Silo là gì? 5 bước xây dựng cấu trúc silo chuẩn SEO

  • Cấu trúc Silo là một phương pháp được nhiều chuyên gia SEO áp dụng để tổ chức nội dung một cách có hệ thống từ đó gia tăng lưu lượng truy cập cho website của mình, đặc biệt là đối với các trang web bàn hàng thương mại điện tử.

    Bài viết sau đây của SEOSONA sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc Silo, lý do tại sao bạn nên sử dụng nó cho trang web của bạn, và cách thiết lập một cấu trúc Silo hiệu quả để nâng cao khả năng hiển thị website trên kết quả tìm kiếm Google.

    Cấu trúc silo là gì?

    Cấu trúc silo là một cách tổ chức nội dung trên website sao cho các trang và bài viết được nhóm lại theo các chủ đề liên quan. Điều này giúp cải thiện khả năng tìm kiếm và hiểu được nội dung của trang web cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm.

    Ví dụ về cấu trúc silo trong một website bán hàng điện tử có thể như sau:

    • Trang chủ: Trang này giới thiệu chung về website, các sản phẩm chính và có liên kết đến các silo (chủ đề chính).
    • Silo (Chủ đề chính): Các silo có thể là các danh mục sản phẩm chính như “Điện thoại di động”, “Máy tính xách tay”, “Máy tính bảng”. Mỗi silo này sẽ có liên kết đến các trang con hoặc bài viết liên quan.
    • Sub-silo (Chủ đề phụ): Đây là các trang hoặc bài viết liên quan đến mỗi chủ đề chính. Ví dụ, trong silo “Điện thoại di động”, có thể có các sub-silo như “Điện thoại iPhone”, “Điện thoại Samsung”, “Điện thoại Xiaomi”.
    Ví dụ về cầu trúc Silo website
    Ví dụ về cầu trúc Silo website

    Cấu trúc silo giúp tạo ra một trang web có tổ chức, dễ dàng điều hướng và tìm kiếm, cũng như tăng khả năng xếp hạng trên công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, việc thiết lập và duy trì cấu trúc silo có thể đòi hỏi nhiều công sức và thời gian.

    Phân loại cấu trúc silo:

    Cấu trúc silo được phân thành 2 loại chính: Cấu trúc silo vật lý và cấu trúc silo ảo.

    1. Cấu trúc silo vật lý: Các chủ đề chính và phụ liên kết với nhau bằng cách sử dụng cấu trúc URL

    Ví dụ như:

    • https://seonsona.com/blog/kien-thuc-seo/seo-la-gi
    • https://seonsona.com/blog/seo/seo-onpage-la-gi
    • https://seonsona.com/blog/seo/seo-offpage-la-gi
    1. Cấu trúc silo ảo: Các chủ đề chính và phụ liên kết với nhau bằng các liên kết nội bộ

    Ví dụ như chủ đề chính là Blog Kiến thức SEO sẽ được liên kết nội bộ với các chủ đề phụ như:

    Tại sao cần triển khai cấu trúc Silo cho website?

    Sau đây là 2 lý do quan trọng nhất mà bạn cần triển khai cấu silo cho website của mình:

    1. Giúp website cải thiện thứ hạng trên Google

    Trong một buổi trò chuyện trong giờ làm việc của mình, John Muller chuyên gia tại Google đã khuyên mọi người nên sử dụng cấu trúc website tốt cụ thể thể là cấu trúc silo.

    Vậy làm thế nào để chúng ta biết chính xác rằng cấu trúc silo sẽ cải thiện giúp cải thiện thứ hạng của website?

    Tôi sẽ giải thích thêm về câu hỏi này để bạn hiểu rõ hơn nhé!

    Cấu trúc silo được liên kết với nhau bằng các liên kết nội bộ sẽ giúp Googlebot dễ dàng thu thập dữ liệu, lập chỉ mục và xếp hạng các trang trên website.

    Hình ảnh minh họa:

    Cấu trúc tốt sẽ giúp Googlebot dễ dàng thu thập dữ liệu trên website
    Cấu trúc tốt sẽ giúp Googlebot dễ dàng thu thập dữ liệu trên website

    Nếu các trang trên website của bạn không được liên kết tốt thì Googlebot sẽ khó thu thập dữ liệu, lập chỉ mục và xếp hạng hơn, như hình bên dưới:

    Và cấu trúc silo không chỉ có khả năng ảnh hưởng đến quá trình lập chỉ mục của Google.

    Cấu trúc website không tốt khiến Googlebot gặp khó khi thu thập dữ liệu
    Cấu trúc website không tốt khiến Googlebot gặp khó khi thu thập dữ liệu

    Một website có cấu trúc trang web tốt sẽ giúp Googlebot hiểu hơn về ngữ cảnh của các trang nội dung trên website của bạn từ đó giúp cải thiện từ đó giúp cải thiện thứ hạng website.

    2. Cải thiện trải nghiệm người dùng

    Một trang web có cấu trúc tốt, bố cục rõ ràng, hợp lý không chỉ giúp trang web của bạn thân thiện với công cụ tìm kiếm mà còn giúp người dùng dễ dàng điều hướng và tìm thấy nội dung họ cần.

    Điều này có thể dẫn đến một số lợi ích như:

    • Tăng sự hài lòng của người dùng: Người dùng có nhiều khả năng hài lòng hơn với trải nghiệm của họ trên một trang web dễ sử dụng.
    • Tỷ lệ chuyển đổi được cải thiện: Người dùng có thể tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm một cách nhanh chóng và có nhiều khả năng mua hàng hơn hoặc thực hiện một hành động mong muốn khác.
    • Tăng lòng trung thành với thương hiệu: Người dùng có trải nghiệm tích cực trên trang web có nhiều khả năng quay lại trang web đó trong tương lai và giới thiệu trang web đó cho người khác.

    Ngoài những lợi ích này, trải nghiệm người dùng tốt cũng có thể giúp cải thiện thứ hạng trang web của bạn trên công cụ tìm kiếm.

    Google sử dụng nhiều yếu tố khác nhau để xếp hạng trang web và một trong những yếu tố đó là trải nghiệm trang của người dùng.

    Trải nghiệm trang là một trong những tiêu chí xếp hạng của Google
    Trải nghiệm trang là một trong những tiêu chí xếp hạng của Google

    Một trang web dễ sử dụng và cung cấp trải nghiệm người dùng tốt sẽ có nhiều khả năng được xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm.

    So sánh cấu trúc silo và cấu trúc phẳng

    Tôi cần phải nhắc lại rằng có 2 loại cấu trúc website cơ bản nhất đó là:

    • Cấu trúc silo (bao gồm cấu trúc silo vật lý và cấu trúc silo ảo)
    • Cấu trúc phẳng
    So sánh cấu trúc Silo và cấu trúc phẳng
    So sánh cấu trúc Silo và cấu trúc phẳng

    Cấu trúc phẳng đơn giản có nghĩa là mọi thứ chỉ cách trang chủ của bạn một cú nhấp chuột.

    Ví dụ như nếu bạn có một trang blog thì tất cả các bài đăng trên blog sẽ được liên kết trực tiếp từ trang chủ.

    Điều tương tự cũng xảy ra với mọi trang trên trang web của bạn.

    Nó không có danh mục hoặc cụm chủ đề (topic cluster) giống như cấu trúc Silo.

    Đây là một vấn đề, bởi nếu bạn có nhiều trang web và tạo nhiều nội dung blog thì cấu trúc phẳng sẽ không hoạt động tốt:

    • Trang chủ của bạn sẽ trở nên lộn xộn
    • Thanh điều hướng sẽ trở nên khó sử dụng khiến cho người dùng và Googlebot khó tìm thấy thông tin mong muốn.

    Cho nên, bạn chỉ nên sử dụng cấu trúc phẳng cho các trang web nhỏ tầm 1000 URL trở xuống (theo kinh nghiệm của tôi).

    Và cấu trúc Silo là tốt nhất cho hầu hết các trang web.

    Bởi vì khi sử dụng cấu trúc này, tất cả bài viết chuẩn seo và các page (các trang) trên website của bạn được sắp xếp thành các nhóm hợp lý nhất.

    Cả con người và công cụ tìm kiếm đều có thể hiểu cấu trúc này tốt hơn.

    Điều này sẽ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và có thể tăng thứ hạng cho website của bạn.

    5 bước xây dựng cấu trúc silo chuẩn SEO cho website

    Đây là 5 bước mà bạn đọc có thể dễ hiểu và làm theo nhất.

    5 bước xây dựng cấu trúc Silo chuẩn SEO
    5 bước xây dựng cấu trúc Silo chuẩn SEO

    Đây là thứ tôi thật sự tâm huyết và đúc kết rất nhiều trong sự nghiệp làm SEO của mình. Bắt đầu thôi!

    Bước 1: Xác định chủ đề chính và phụ của website

    Đầu tiên bạn cần phải xác định rõ ràng các chủ đề chính và các chủ đề phụ của website.

    Sau đây là trình tự bạn có thể follow theo!

    1. Trả lời 3 câu hỏi dưới đây để xác định được chủ đề:

    • Bạn muốn website của mình cung cấp thông tin về lĩnh vực nào?
    • Bạn muốn hướng tới đối tượng khách hàng nào?
    • Bạn muốn website của mình đạt được mục tiêu gì?

    2. Nghiên cứu các website cùng lĩnh vực

    Bạn có thể thêm tham khảo cấu trúc website của cùng lĩnh vực để lấy thêm ý tưởng về các chủ đề chính và phụ, hãy kiểm tra xem:

    • Website của đang có các chủ đề chính là gì?
    • Có những chủ đề phụ nào để bổ trợ cho chủ đề chính?
    • Giao diện UX/UI website như thế nào?
    Xác định chủ đề chính và chủ đề phụ cho website
    Xác định chủ đề chính và chủ đề phụ cho website

    Mục đích của việc này là để lấy thêm các ý tưởng về các chủ đề chính và chủ đề phụ để xây dựng một cấu trúc silo đảm bảo độ sâu và rộng của đề trên website.

    Một mẹo nhỏ nữa là bạn có thể sử dụng tính năng tổng quan Domain: “Domain Overview” của Semrush để phân tích chủ đề các website cùng lĩnh vực.

    Ở website đối thủ, bạn nên tập trung vào bộ keyword và cách đi internal link của họ!

    3. Sử dụng phần mềm Sonatools để phân tích và gom nhóm nhanh bộ từ khóa của đối thủ.

    Ở đây, bạn đã hình dung được cách nhóm bài viết cần triển khai sơ bộ rồi.

    Việc của bạn là lựa chọn những chủ đề mà:

    • Phù hợp với nội dung và mục tiêu của website.
    • Có nhu cầu tìm kiếm cao.
    • Có thể tạo ra nhiều nội dung liên quan và hấp dẫn.

    Ví dụ:

    Bạn đang làm lĩnh vực SEO và muốn tạo cấu trúc Silo cho website của bạn.

    Bạn bắt đầu xác định website hướng đến các bạn sinh viên tìm kiếm thức về SEO và bạn muốn đạt 500 traffic/ngày.

    Bạn sẽ thực hiện như sau:

    • Bạn tìm kiếm và biết seosona.com đang viết về chủ đề SEO.
    • Bạn kiểm tra domain seosona.com trên Semrush và có được bộ keyword của Seosona đang triển khai
    • Bạn tiến hành gom nhóm bằng Sonatools.

    OK, cuối cùng bạn chỉ cần lựa chọn ra chủ đề mà bạn muốn triển khai.

    Ví dụ về Onpage và Offpage SEO.

    Ví dụ ở đây bạn đang viết chủ đề về kiến thức, ngoài ra bạn có thể xác định chủ để theo các dạng sản phẩm, mẹo vặt,… cả video và hình ảnh có thể nằm trong 1 chủ đề. Không nhất thiết phải là bài vi

    Bạn đã xong bước 1, bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang bước 2.

    Bước 2: Nhóm các chủ đề thành một hệ thống phân cấp rõ ràng (bao gồm các chủ đề chính và chủ đề phụ)

    Nghe thì rất đơn giản như việc các bạn làm mindmap hay trình bày thư mục trong máy tính vậy.

    Tuy nhiên bạn cũng cần am hiểu về lĩnh vực của website để có thể chia nhóm chủ đề hợp lý nhất.

    Một số lưu ý khi phân chia chủ đề chính, chủ đề phụ

    • Bạn nên có ít nhất 5 bài viết cho mỗi chủ đề. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra nội dung chất lượng cao và tối ưu hóa SEO cho website của mình.
    • Bạn không nên có nội dung trùng lặp (duplicate content). Điều này sẽ làm giảm thứ hạng của website của bạn trên các công cụ tìm kiếm.
    • Bạn không nên liên kết chéo giữa các silo khác nhau. Điều này sẽ làm giảm sự liên quan và rõ ràng của các chủ đề.
    • Bạn có thể tạo ra các sub silo (silo con) nếu website của bạn có nhiều chủ đề phụ thuộc vào chủ đề chính. Tuy nhiên, bạn không nên phân chia quá sâu, vì điều này sẽ làm giảm sự liên quan của các trang.

    Tôi sẽ lấy ví dụ về cách phân chia chủ đề chính, chủ đề phụ như sau:

    Ví dụ như bạn có website về chủ đề Digital Marketing:

    Các chủ đề chính là:

    • Chủ đề chính 1: SEO
    • Chủ đề chính 2: Google Ads
    • Chủ đề chính 3: Kiến thức Digital Marketing

    Các chủ đề phụ bao gồm:

    Chủ đề chính 1 SEO:

    • Chủ đề phụ 1: Dịch vụ SEO
    • Chủ đề phụ 2: Khóa học SEO

    Chủ đề chính 2: Google Ads

    • Dịch vụ Google Ads
    • Khóa học Google Ads
    • ….

    Chủ đề chính 3: Kiến thức Digital Marketing

    • Kiến thức SEO
    • Kiến thức Google Ads

    Và bạn cứ tiếp tục phát triển tương tự như thế.

    Tiếp theo chúng ta sẽ đến với một bước cực kỳ quan trọng, bạn cần tập trung chú ý phần này nhé!

    Bước 3: Viết nội dung cho các chủ đề chính và chủ đề phụ

    Đây là bước cực kỳ quan trọng vì nếu như bạn có xây dựng được khung sườn cấu trúc silo hoàn hảo đến mấy mà nội dung trên website của bạn không tốt thì mọi nỗ lực ở những bước đầu tiên của bạn sẽ là vô nghĩa.

    Vậy câu hỏi đặt ra là thế nào là một nội dung tốt?

    Đó chính là nội dung hữu ích đáp ứng được giá trị hữu ích cho người dùng từ đó giúp họ được vấn đề của họ – đây là chính là điểm mấu chốt.

    Để tạo ra nội dung hữu ích bạn cần lưu ý kỹ 4 yếu tố quan trọng sau:

    1. Tính rõ ràng của nội dung: nội dung bài viết phải diễn giải một cách dễ hiểu
    2. Chiều sâu của nội dung: để bài viết có chiều sâu bạn cần triển khai outline bài viết chi tiết trước khi thực hiện bước viết bài. 
    3. Kinh nghiệm, trải nghiệm: bài viết phải thể hiện được những kinh nghiệm, trải nghiệm của người viết hoặc được tham vấn từ các chuyên gia có chuyên môn (bạn có thể bổ sung các mẹo, tips từ kinh nghiệm của mình để bài viết tạo giá trị gia tăng cho người dùng).
    4. Cách trình bày nội dung: Nội dung bài viết phải trình bày rõ ràng, đảm bảo tính dễ đọc, hình ảnh, video rõ nét,…

    Bước 4: Xây dựng liên kết nội bộ

    Bạn hãy xây dựng các liên kết nội bộ (internal link) giữa các chủ đề chính và các chủ đề phụ có cùng nhóm với nhau để gia tăng sức mạnh cộng hưởng cho các chủ đề với nhau và gia tăng sức mạnh tổng thể của website.

    Đồng thời liên kết nội bộ sẽ giúp bạn điều hướng người dùng đến với những nội dung quan trọng và giữ họ ở lại lâu hơn với website.

    Bạn có thể tham khảo bài viết: Internal link là gì? Chiến lược tối ưu internal link cho SEO

    Hoặc video này để hiểu hơn về cách xây dựng liên kết nội bộ cho website:

    Bước 5: Kiểm tra audit và phát triển các chủ đề mới

    Để xây dựng một cấu trúc silo mạnh mẽ và phát triển website bền vững, bạn không thể bỏ qua bước này.

    Bởi vì các kiến thức, hành vi của người dùng liên tục thay đổi cho nên bạn cần phải kiểm tra audit cấu trúc website định kỳ.

    Tôi thường audit website vào mỗi 3 tháng, tùy vào lĩnh vực hoạt động bạn có thể chọn mức thời gian phù hợp để thực hiện audit lại website nhé.

    Và đừng quên rằng, bạn cần phải liên tục nghiên cứu những chủ đề mới để phát triển nội dung trên cấu trúc silo của website nhằm giúp thu hút thêm lưu lượng truy cập tự nhiên (organic traffic) và cải thiện thứ hạng cho website của bạn.

    Lời kết về cấu trúc silo

    Tôi hy vọng rằng qua bài viết này các bạn đã có thể nắm rõ về kiến thức cấu trúc silo cũng như cách tạo cấu trúc silo cơ bản nhất cho người mới.

    Nếu bạn cảm thấy khó khăn trong việc tạo cấu trúc silo cho website hoặc gặp phải các vấn đề liên quan khác đến SEO bạn có thể tham khảo về khóa học SEO ALL IN ONE thực chiến 100% do tôi trực tiếp đứng lớp.

    Trong khóa học này, không chỉ giúp bạn nắm vững về cấu trúc silo mà đó là các kiến thức thực chiến nhất về SEO mà tôi đã đúc kết được kinh nghiệm từ hàng trăm dự án.

    Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị triển khai dịch vụ seo uy tín hiệu quả, bạn có thể liên hệ ngay với Seosona nhé

    Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này, chúc bạn xây dựng cấu trúc silo thành công!

    Có thể bạn quan tâm:

    Đăng ký ngay

    Bài viết mới nhất

    5 1 đánh giá
    Đánh giá bài viết
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest

    0 Góp ý
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận