Cập nhật lần cuối: 13/06/2024.
Google Panda là một trong những thuật toán quan trọng nhất của Google. Thuật toán này được thiết kế để đánh giá chất lượng nội dung của các website và xếp hạng chúng trong kết quả tìm kiếm.
Các website có nội dung chất lượng thấp, không hữu ích cho người dùng sẽ bị Google Panda đánh giá thấp và xếp hạng thấp hơn trong kết quả tìm kiếm.
Điều này có thể khiến website của bạn mất đi lưu lượng truy cập và doanh thu.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu Google Panda là gì, nguyên nhân khiến website bị Google Panda phạt, dấu hiệu nhận biết website bị Google Panda phạt và cách khắc phục án phạt Google Panda.
Google Panda là gì?
Google Panda hay thuật toán Panda là một thuật toán tìm kiếm được giới thiệu lần đầu tiên vào ngày 23 tháng 2 năm 2011.
Thuật toán được thiết kế để giảm thiểu sự xuất hiện của các trang web có nội dung kém chất lượng, copy hay dư thừa trong kết quả tìm kiếm nhằm giúp xếp hạng các kết quả tìm kiếm trở nên tốt và công bằng hơn.
Vậy tại sao Google panda được tạo ra?
Vào trước năm 2010 chất lượng kết quả tìm kiếm của Google ngày càng giảm sút, người dùng nhận thấy rằng thuật toán của công cụ tìm kiếm không phải lúc nào cũng mang lại kết quả hữu ích và phù hợp nhất.
Điều này thúc đẩy Google hành động và thực hiện thay đổi thuật toán của mình nhằm cải thiện chất lượng của kết quả tìm kiếm.
Có thể nói Google Panda được tạo ra đã thay đổi cuộc chơi trong thế giới sáng tạo nội dung. Nhà sáng tạo trở nên chăm chút về nội dung hơn và người dùng được hưởng lợi nhiều hơn.
Tuy nhiên, không nên coi thường Google Panda chỉ vì trang web của bạn đang có chất lượng nội dung tốt.
Những trang web chất lượng cao vẫn có thể bị áp dụng án phạt Panda. Google Panda thường xuyên được cập nhật, do đó không ít trang web đã rớt hạng sau khi cập nhật.
>>> Giải đáp: Tìm hiểu về SEO tổng quan các kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về SEO website
Mục tiêu chính của thuật toán Google Panda
Vậy mục tiêu chính của Google Panda là gì?
Google Panda được tạo ra với mục đích sau:
- Tăng cường chất lượng của các trang web trên kết quả tìm kiếm của Google
- Đánh giá chất lượng nội dung trang web dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm tính duy nhất, chất lượng nội dung, sự liên quan đến từ khóa tìm kiếm và nhiều yếu tố khác. Điều này giúp xác định xem trang web có đáng tin cậy và cung cấp giá trị cho người dùng hay không.
- Sử dụng các công cụ Quản trị trang web của Google để đảm bảo trang web đang hoạt động tối ưu.
- Giảm thiểu và phạt các trang web có nội dung trùng lặp, nội dung dư thừa trên các trang kết quả tìm kiếm
- Mục tiêu cuối cùng của Google Panda là nâng cao trải nghiệm tìm kiếm của người dùng.
Nhìn chung, Google Panda đảm bảo rằng người dùng có được trải nghiệm tìm kiếm tốt hơn và giúp các doanh nghiệp trực tuyến cạnh tranh một cách công bằng. Bản cập nhật thuật toán Google Panda đã đóng góp đáng kể vào việc cải thiện chất lượng của các trang web trên toàn thế giới.
Những gì chúng ta biết về thuật toán Panda
Tại cuộc trò chuyện với tờ Wired một trang tin công nghệ, Google đã tiết lộ cách họ phát triển thuật toán để đánh giá và xếp hạng các trang web trên kết quả tìm kiếm.
Amit Singhal, một người đại diện của Google, kể rằng họ bắt đầu bằng cách gửi các tài liệu thử nghiệm cho những người đánh giá chất lượng, những người được yêu cầu trả lời một loạt các câu hỏi để đánh giá trang web.
Các câu hỏi mà những người đánh giá này phải trả lời bao gồm xem họ có tin tưởng trang web đó đến mức có thể giao thẻ tín dụng của họ hay không, và liệu họ có dám cho con cái mình dùng thuốc được chỉ định từ trang web đó không.
Điều này giúp Google đánh giá tính đáng tin cậy và an toàn của trang web.
Matt Cutts, một người khác trong cuộc trò chuyện, nói rằng một kỹ sư tại Google đã phát triển một loạt câu hỏi nghiêm ngặt để đánh giá trang web.
Các câu hỏi này đề cập đến những khía cạnh như tính uy tín của trang web, xem nội dung trên trang có chất lượng để đăng trên một tạp chí không, và xem trang web có quá nhiều quảng cáo gây phiền phức không.
Sau khi các đánh giá từ con người đã được thu thập, Google đã sử dụng thông tin này để phát triển thuật toán.
Họ so sánh các tín hiệu xếp hạng khác nhau với xếp hạng chất lượng mà con người đã đưa ra.
Amit Singhal mô tả việc này như việc tìm kiếm một mặt phẳng trong không gian đa chiều để phân loại trang web tốt và trang web kém chất lượng.
Cuối cùng, Amit Singhal đã công bố danh sách 23 câu hỏi cụ thể mà thuật toán của họ sử dụng để đánh giá chất lượng của các trang web.
bộ tiêu chuẩn bao gồm 23 câu hỏi để chủ sở hữu các website hay nhà sáng tạo nội dung có thể tự đánh giá nội dung các trang web như sau:
Câu hỏi về chất lượng nội dung
- Trang web này có các bài viết trùng lặp, chồng chéo hay dư thừa về các chủ đề giống hệt hoặc tương tự nhau (chỉ có khác biệt nhỏ về từ khoá) không?
- Bài viết này có lỗi chính tả, lỗi hành văn hay sai dữ kiện không?
- Trang này có đem lại giá trị đáng kể so với các trang khác trong kết quả tìm kiếm không?
- Bài viết này có mô tả cả hai mặt của một vấn đề không?
- Nội dung có phải được sản xuất hàng loạt hoặc được giao cho nhiều người viết bên ngoài không? Hay nội dung này có dàn trải trên một mạng lưới lớn gồm nhiều trang web, khiến cho mỗi trang/trang web riêng lẻ không được chú ý hay chăm chút cẩn thận không?
- Bài viết này có trình bày hoàn chỉnh hay toàn diện về chủ đề đang nói đến không?
- Bài viết này có chứa nội dung phân tích chi tiết hay thông tin thú vị ngoài những điều hiển nhiên không?
- Các bài viết có quá ngắn, không có nội dung gì mấy hay thiếu thông tin cụ thể hữu ích không?
- Các trang được tạo ra một cách cẩn thận và tỉ mỉ hay ngược lại?
- Bài viết này được biên tập cẩn thận hay trông có vẻ như viết vội và cẩu thả?
Câu hỏi về chuyên môn
- Tác giả của nội dung này có phải là một chuyên gia hoặc một người có nhiệt huyết và thể hiện rõ hiểu biết về chủ đề liên quan hay không? Chẳng hạn: Nội dung trên Seosona có dẫn nguồn tác giả là tôi – Trần Chí Quyết là người có hơn 6 năm trong nghề SEO & Google marketing, tôi đã chia sẻ rất nhiều kiến thức bổ ích và giúp nhiều doanh nghiệp thúc đẩy doanh số nhờ vào kênh SEO và Google ADS.
- Trang web này có phải là nguồn tin có uy tín về chủ đề trên trang không?
- Bài viết này có cung cấp nội dung hay thông tin nguyên gốc, báo cáo nguyên gốc, nghiên cứu nguyên gốc hay phân tích nguyên gốc không?
- Bạn có nghĩ bài viết này có thể xuất hiện trong một ấn phẩm như tạp chí, sách hay bách khoa toàn thư không?
Trải nhiệm người dùng
- Bạn có tin tưởng vào nội dung được trình bày trong bài viết này không?
- Trang web này có các chủ đề xuất phát từ mối quan tâm thực sự của người đọc hay là chỉ tạo nội dung dựa trên suy đoán rằng nội dung này có thể đạt thứ hạng cao trong công cụ tìm kiếm?
- Bạn có công nhận trang web này là nguồn tin có uy tín khi nhắc đến tên trang web không?
- Khi tìm kiếm thông tin liên quan đến sức khỏe, liệu bạn có tin tưởng thông tin của trang web này không?
- Bài viết này có quá nhiều quảng cáo gây mất tập trung hay xen vào nội dung chính không?
- Liệu người dùng có phàn nàn khi họ xem các trang trên trang web này không
Bảo mật người dùng
- Bạn có yên tâm nếu phải cung cấp thông tin thẻ tín dụng cho trang web này không?
- Đây có phải là loại trang mà bạn muốn đánh dấu, chia sẻ với bạn bè hay gợi ý cho người khác không?
Cập nhập thông tin
- Khâu quản lý chất lượng nội dung chặt chẽ đến mức nào? Có tốt và thường xuyên hay không
Tóm lại, để được xếp hạng cao trên Google, các trang web chú ý những điều trên. Bên cạnh đó lưu ý rằng, Google sẽ xem xét liên tục trên các website vì vậy bạn cần tối ưu trang web của mình thường xuyên và liên tục.
Vào tháng 3 năm 2011, trang web SEO By The Sea đã xác định Biswanath Panda có thể là người phát triển thuật toán Panda của Google.
Trong một bài báo, Biswanath đã giúp tác giả trình bày chi tiết về cách sử dụng máy học (Machine Learning) để phân loại cụ thể về hành vi của người dùng khi họ truy cập trang web.
Mặc dù bài viết không đề cập trực tiếp đến thuật toán Panda, nhưng thông qua sự liên quan giữa tên gọi và đề tài, đã gợi ý rằng Panda cũng có thể là một thuật toán học máy (Machine Learning).
Hầu hết các chuyên gia SEO tin rằng Panda hoạt động bằng cách sử dụng học máy (Machine Learning) để dự đoán một cách chính xác cách mà con người đánh giá chất lượng của nội dung trang web.
Tuy nhiên, vẫn còn bí ẩn về việc Google đã tích hợp những tín hiệu nào vào thuật toán học máy để đánh giá xem một trang web có chất lượng thấp hay không.
Panda có bị thay thế bởi Coati
Qua hơn 12 năm phát triển, Google Panda không chỉ được tích hợp vào thuật toán xếp hạng cốt lõi mà còn phát triển thành một thuật toán mới được đặt theo tên của một loài động vật mới – Coati.
Thông tin về Coati được ông Hyung-Jin Kim ( Phó Chủ tịch Google Search) tiết lộ vào tháng 11 tại sự kiện SMX Next 2022.
Cơ bản, Google Coati là thuật toán kế thừa của thuật toán Panda. Vì vậy, dù đã nhiều năm kể từ khi Panda bị thay thế, Panda vẫn tồn tại thông qua Coati, là một phần của thuật toán cốt lõi của Google.
Đó là lý do tại sao tôi nói Google vẫn “sử dụng” Panda – vì thuật toán cốt lõi của Google hiện nay vẫn thực hiện nhiều công việc giống như những gì Panda được tạo ra ban đầu vào năm 2011.
Panda và Google EEAT
Vào năm 2014, Google đã giới thiệu các nguyên tắc EAT trong nguyên tắc chất lượng tìm kiếm tập trung vào Expertise (Chuyên môn) , Authoritativeness (Quyền hạn) và Trustworthiness (Độ tin cậy).
Kể từ năm 2018, những nguyên tắc này ngày càng trở thành trọng tâm trong giới SEO.
Và gần đây nhất vào ngày 15/12/2022 Google đã thêm một chữ E nữa (Experience – Trải nghiệm) bạn có thể xem tại đây
Giống như Google Panda, các bản cập nhật tiếp theo và thay đổi thuật toán cốt lõi tập trung vào chất lượng nội dung và trải nghiệm người dùng.
Và giống như Panda, trọng tâm là tránh:
- Nội dung mỏng và không có thông tin.
- Thiếu nguồn có thẩm quyền.
- Nội dung không đáng tin cậy và các liên kết có vấn đề.
Xem thêm: EEAT là gì? EEAT giúp tăng trưởng SEO như thế nào?
10 Nguyên nhân khiến Website bị án phạt
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho website của bạn bị Google Panda để ý tới và phạt. Sau đây tôi có tổng hợp vài nguyên nhân dưới đây:
- Nội dung mỏng, trùng lặp, chất lượng thấp
- Nội dung lạm dụng quá nhiều từ khóa
- Website thiếu Authority/ không có độ tin tưởng cao
- Content farming các website spam nội dung, copy nội dung các website khác và sau đó tối ưu Seo.
- Website có quá nhiều nội dung quảng cáo
- Lỗi Schema: Schema là một phiên bản tối ưu hóa của HTML, được sử dụng để đánh dấu các thông tin trên website. Google đưa ra quy luật rõ ràng về vấn đề Schema như sau:
Nếu bạn khai gì trên schema thì người dùng phải thấy y chang như vậy trên website của bạn.
Một ví dụ về Schema đó là schema ranking tức những đánh giá bạn thấy dưới trang web khi tìm kiếm trên Google,
ví dụ: bạn tìm kiếm “Ngày lễ” và ra kết quả bên dưới. Phần được khoanh chính là Schema ranking.
Nếu trang web của bạn hiển thị 100 đánh giá với mức đánh giá 5 sao hay 1 sao, thì tất cả các thông tin này phải được hiển thị chính xác trên trang web của bạn.
Khi schema sai lệch bị Google phát hiện ví dụ như khai báo sai số lượng đánh giá hoặc mức đánh giá, thông số hiển thị không chính xác trang web của bạn có thể bị phạt.
- Trộn nội dung (Spin content): là việc bạn trộn nội dung lại với nhau để cho ra những bài viết mới.
- Trang web bị người dùng chặn
- Nội dung truy vấn tìm kiếm không khớp: tiêu đề và thẻ mô tả khác nội dung quá nhiều. Ví dụ: Khi người dùng tìm kiếm giải pháp trị rụng tóc, thẻ tiêu đề và thẻ mô tả đều gửi một tín hiệu tích cực đến với người dùng rằng: Tôi có thể giải quyết vấn đề rụng tóc của bạn, tuy nhiên khi người dùng nhấp vào nội dung lại liên quan đến một sản phẩm như thuốc trị sẹo….
- Keyword cannibalization: là hiện tượng khi nhiều trang web trên cùng một website đua nhau sử dụng cùng một từ khóa (keyword) để mô tả nội dung của chúng.
Để tránh bị phạt trên Google, bạn nên tuân thủ các quy tắc và hướng dẫn của Google về tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và đảm bảo rằng website của bạn cung cấp nội dung chất lượng và giá trị cho người đọc.
Dấu hiệu website đang bị Google Panda phạt
Có thể trang web của bạn đang bị ảnh hưởng bởi thuật toán Google Panda. Vì vậy, bạn cần theo dõi xem trang web bạn có dấu hiệu nào sau đây:
Organic traffic giảm dần theo thời gian
Organic traffic là lượng người dùng truy cập tự nhiên trên website của bạn. Đa số organic traffic đến từ hoạt động SEO. Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến và dễ nhận biết nhất.
Tuy nhiên hình phạt của Google Panda khác với Penguin vì Penguin phạt thẳng tay và lượng traffic giảm không phanh xuống tận đáy, còn với Google Panda ở trong khoảng thời gian đầu bạn sẽ không thể nhận ra sự khác biệt.
Tuy nhiên, sau khoảng 1 – 2 tháng lượng truy cập sẽ sụt giảm một cách nhanh chóng kéo theo đó là hàng loạt tiêu cực xoay quanh trang web của bạn.
Traffic giảm dần theo thời gian
Traffic khác với organic traffic. Traffic là lượng truy cập bao gồm cả traffic tự nhiên và traffic trả phí. Khi lượng traffic giảm dần theo thời gian, đây có thể là dấu hiệu cho thấy website của bạn bị ảnh hưởng bởi Google Panda.
Khi trang page bị phạt bởi thuật toán, Google sẽ không thông báo đến người dùng. Vì vậy bạn cần kiểm tra lại các chỉ số và nội dung của mình để xác định nguyên nhân.
Nếu không kiểm soát được tình hình, website của bạn có thể rớt nhanh chóng từ vị trí top 1 xuống đến top 10 hoặc thậm chí top 20 trong khoảng thời gian 1 tuần – 2 tháng.
Ví dụ như website trên hình chuyên về bán xe ô tô. Với dạng website thương mại, các thông tin về giá cả và mẫu xe cần được cập nhập nhanh chóng.
Tuy nhiên do không được chăm sóc thường xuyên khiến nội dung không cập nhập kịp nên đã bị Google Panda phạt.
Bạn hãy nhìn đồ thị trên cho thấy lượng truy cập rất tốt vào 15.5.2021, tuy nhiên bị sụt giảm dần do bị Google Panda phạt.
Vậy nếu trang web của bạn chưa bị phạt thì sao
Nếu trang web của bạn hiện chưa bị phạt, đừng vội tự mãn rằng mọi thứ đang hoạt động tốt, chất lượng nội dung của bạn đã ổn định, và không cần để ý đến Google Panda.
Nhưng nhớ rằng phòng bệnh còn hơn chữa bệnh, vì vậy bạn nên tìm hiểu kỹ và tránh những sai phạm về Google Panda để tránh rủi ro trong tương lai.
Các cách khôi phục website bị Panda phạt
Liệu các trang web có thể gỡ phạt Google Panda hoàn toàn không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể, tôi sẽ cung cấp cho bạn bằng chứng cụ thể trong 2 cách khôi phục website bị phạt dưới đây.
Sử dụng lệnh thẻ Noindex hoặc canonical:
“noindex” và thẻ “canonical” là hai công cụ quan trọng trong việc quản lý nội dung trên trang web để đối phó với các vấn đề liên quan đến nội dung thấp chất lượng hoặc trùng lặp trên trang web.
Thẻ “Noindex” chỉ thị cho công cụ tìm kiếm biết trang không nên được lập chỉ mục.
Nó thường được sử dụng cho các trang không mong muốn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm hoặc trang có nội dung thấp chất lượng.
Thẻ “canonical” được sử dụng để chỉ định trang chính hoặc trang gốc trong trường hợp có nhiều phiên bản của trang web có nội dung tương tự hoặc trùng lặp.
Nó ngăn trình duyệt và công cụ tìm kiếm xem xét các bản sao như nội dung gốc.
Việc sử dụng cả hai kỹ thuật này cần được thực hiện một cách cân nhắc, chúng chỉ nên được áp dụng sau khi bạn đã đánh giá kỹ về nội dung trên trang web và xác định rằng có vấn đề về nội dung chất lượng hoặc trùng lặp, và đây chỉ là một phần trong quá trình khôi phục trang web sau khi bị phạt bởi Google Panda.
Nâng cao chất lượng nội dung
Vào ngày 9 tháng 7 năm 2012, trong một cuộc trò chuyện trực tuyến trực tiếp từ Ấn Độ,
Matt Cutt (từng là người đứng đầu nhóm webspam của Google) đề cập đến việc khôi phục website bị Google Panda phạt bằng kiểm tra lại trang web của bạn và tự hỏi liệu nó có đáp ứng được 23 câu hỏi mà Google đã đưa ra hay không?
Người dùng có hài lòng và muốn chia sẻ với bạn bè, đánh dấu trang và cảm thấy vô cùng hữu ích.
Matt Cutts nhấn mạnh sự quan trọng của nội dung chất lượng cao.
Mục tiêu chung là đảm bảo rằng trang web của bạn cung cấp nội dung hấp dẫn, độc đáo và có giá trị, tránh nội dung sao chép hoặc thấp chất lượng.
Dưới đây là video mà Matt Cutt đã nói:
Nếu trang web chất lượng thấp, hãy đánh giá và cải thiện nội dung tổng thể trang web của bạn, bạn có thể tăng cơ hội phục hồi khỏi một hình phạt của Panda và khôi phục khả năng xuất hiện trên công cụ tìm kiếm.
Nội dung là yếu tố quan trọng của một trang web. Vì vậy bạn có thể cải thiện các yếu tố sau:
Khắc phục nội dung tương tự:
Thay vì tạo ra 100 bài content với nội dung lan man, kém chất lượng, bạn hãy viết 10 bài có chiều sâu và nhiều thông tin.
Ông John Mueller – nhân viên của Google đã từng phát biểu rằng:
“Không có độ dài tối thiểu và không có số lượng bài viết tối thiểu mỗi ngày mà bạn phải đăng, thậm chí không có số lượng trang tối thiểu trên một trang web.
Trong hầu hết các trường hợp, chất lượng tốt hơn số lượng. Chúng tôi ưu tiên hàng đầu cho nội dung có chất lượng cao, độc đáo và hấp dẫn người dùng.
Đừng lấp đầy trang web của bạn bằng nội dung chất lượng thấp, thay vào đó hãy tạo ra nội dung hoành tráng để phục vụ mọi người chứ không phải công cụ tìm kiếm.”
Đối với các trang mỏng, bạn có thể xem xét việc hợp nhất (consolidate) các trang tương tự thành một trang duy nhất và chuyên sâu hơn.
Cải thiện và loại bỏ content kém chất lượng
Đối với các trang có nội dung kém chất lượng, hãy cố gắng cải thiện chúng bằng cách thêm nội dung chất lượng hơn.
Bạn có thể mở rộng và cung cấp thông tin cụ thể hơn, thêm hình ảnh, video, và thậm chí bổ sung các nguồn tham khảo để nâng cao độ tin cậy.
Ngoài ra bạn cần loại bỏ những bài viết không có giá trị đối với trang web của bạn hoặc không cần thiết bằng phương pháp sau:
Để bắt đầu, bạn cần lọc ra những phần nội dung kém chất lượng.
Nếu bạn tìm thấy những nội dung như vậy trên một trang web bị phạt bởi Google Panda, hãy áp dụng chiến lược “Giữ – Bỏ”:
Nếu bạn có thể cải thiện nội dung, hãy làm ngay.
Nếu nội dung đó đã tốt và người dùng không phàn nàn khi truy cập, hãy noindex nó.
Giảm tỷ lệ thoát trang
Giữ chân khách hàng lâu hơn trên trang web của bạn sẽ rất tốt cho website của bạn vì nó liên quan đến trải nhiệm người dùng.
Khi người dùng ở lại website của bạn lâu, nó gửi một tín hiệu đến Google rằng website của bạn cung cấp thông tin chất lượng cao và trải nhiệm người dùng rất tốt.
Bên cạnh đó, tỷ lệ thoát trang cũng có liên quan đến thứ hạng website của bạn trên trang kết quả tìm kiếm.
Vì vậy, khi làm website bạn cần xem xét nó như một phần của chiến lược tổng thể để cải thiện trang web của bạn.
Xem lại tỷ lệ quảng cáo
Thật khó khăn nếu bạn muốn tìm kiếm thông tin trên một trang chất đầy những banner quảng cáo. Điều đó thật sự gây ra sự khó chịu và trải nhiệm không tốt đối với người dùng.
Ngoài ra quá nhiều quảng cáo cũng kéo theo các chỉ số như tốc độ tải web bị giảm do phải tải các quảng cáo lên website của bạn khi người dùng nhấp vào.
Vì vậy bạn cần xem xét lại tỷ lệ quảng cáo của trang web của mình có phù hợp chưa. Bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Giảm số lượng quảng cáo
- Chọn quảng cáo thích hợp
- Tối ưu hóa vị trí quảng cáo
- Sử dụng quảng cáo tự động điều chỉnh nếu bạn sử dụng Google Adsense
- Chú ý đến quy tắc và hướng dẫn của google về quảng cáo hiển thị
Tóm lại, để khôi phục website bị phạt bởi Panda, bạn cần tập trung vào nội dung của từng trang web và tổng thể website của mình.
Sử dụng EEAT trong nội dung
Bạn có thể tham khảo bộ quy tắc EEAT trong việc tránh Google Panda phạt, bộ quy tắc này bao gồm 4 yếu tố Experience ( trải nhiệm), Expertise ( chuyên môn), Authority (thẩm quyền) and Trustworthiness ( độ tin cậy).
Trọng tâm của nguyên tắc này là tránh nội dung mỏng và không mang tính thông tin, thiếu nguồn có thẩm quyền và nội dung không đáng tin cậy và các liên kết có vấn đề.
Việc sửa hình phạt Panda này sẽ mất thời gian và công sức, nhưng nó giúp website của bạn khôi phục lại vị thế trên trang kết quả tìm kiếm của Google.
Công cụ hỗ trợ sửa phạt thuật toán Google Panda
Trong quá trình làm SEO, để tránh các hình phạt Google, đặc biệt là vấn đề copy bài viết, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của nhiều công cụ kiểm tra.
- Copyscape
Copyscape là công cụ trả phí. nó giúp bạn xác định xem nội dung trên trang web của bạn có bị sao chép từ các nguồn khác trên Internet hay không.
Nếu bạn phát hiện nội dung trùng lặp, bạn cần sửa hoặc loại bỏ nó để cải thiện chất lượng.
Copypase cũng đảm bảo cho chủ sở hữu hay nhà sáng tạo nội dung rằng tài liệu của họ là nguyên bản không sao chép và không bị sao chép từ nguồn khác.
- Siteliner
Siteliner cũng là một công cụ trả phí được dùng để kiểm tra nội dung trang web để phát hiện trùng lặp và các vấn đề khác liên quan đến nội dung.
Nó cũng cung cấp thông tin về cấu trúc liên kết của trang web và tốc độ tải trang. Công cụ này sẽ báo cho bạn chỉ số phần trăm giống nhau giữa các bài.
- Screaming frog
Screaming Frog là một công cụ SEO mạnh mẽ cho việc kiểm tra cấu trúc trang web của bạn.
Nó giúp bạn phát hiện lỗi kỹ thuật, xác định URL gặp sự cản trở, và kiểm tra cấu trúc liên kết và phát hiện các trang web có chất lượng thấp cần phải cập nhập.
- Google analytics
Google Analytics cung cấp thông tin chi tiết về hiệu suất trang web của bạn, bao gồm lưu lượng truy cập, thời gian ở lại, tỷ lệ thoát ra, và nhiều thông tin khác.
Sử dụng nó để xác định trang nào đang gặp vấn đề và làm thế nào để cải thiện chúng.
- Google search console
Google Search Console là một công cụ hoàn toàn miễn phí từ google vì vậy tôi khuyến khích bạn sử dụng nó.
Công cụ Search Console cung cấp thông tin về cách Google xem xét trang web của bạn. Bạn có thể theo dõi tình trạng lập chỉ mục, sitemap, và nhận thông báo về các vấn đề tiềm ẩn.
Đối với các hình phạt từ Google, nó sẽ hiển thị tất cả các hình phạt thủ công mà trang web của bạn phải chịu, thông qua thông báo. Tuy nhiên, các hình phạt do việc thay đổi thuật toán gần đây sẽ không được hiển thị.
Có nên xóa nội dung để giải quyết hình phạt Panda?
Vào năm 2015, Gary Illyes của Google đã nói trên Twitter :
@jenstar We don't recommend removing content in general for Panda, rather add more highQ stuff @shendison
— Gary 鯨理/경리 Illyes (so official, trust me) (@methode) October 7, 2015
“Chúng tôi không khuyên bạn nên xóa nội dung nói chung đối với Panda, thay vào đó hãy thêm nhiều nội dung chất lượng hơn”.
Ở đây, tôi khuyên bạn tùy theo mục đích và tình trạng của trang web mà quyết định xóa hay không.
Nếu Website của bạn có 1000 bài viết nhưng không có bài chất lượng, thì tôi khuyên bạn nên xóa các bài viết và viết lại nội dung có chất lượng cao hơn.
Còn nếu chỉ một vài trang bị Google phạt, tôi khuyên bạn nên cải thiện nội dung website theo bài viết thay vì xóa.
Khi dính hình phạt, phản hồi từ Google luôn là noindex hoặc cải thiện nội dung vì vậy trừ khi bạn muốn định vị lại thương hiệu của mình, nếu không bạn nên nghĩ về việc cải thiện nó chứ đừng xóa bỏ chỉ để đối phó.
Nhìn chung lại, Google Panda là thuật toán nhằm vào nội dung website. Vì vậy bạn chỉ cần chú ý đến chất lượng nội dung website của mình và các tiêu chuẩn về chất lượng của Google mà tôi đã cung cấp ở trên.
Bên cạnh đó, nếu bạn đang tìm kiếm dịch vụ seo bạn có thể liên hệ ngay để được tư vấn dịch vụ Seo website uy tín
Có thể bạn quan tâm:
- Thuật toán Google Pagerank cách kiểm tra và tối ưu tốt cho SEO
- Knowledge Graph là gì? Cách Knowledge graph hoạt động trên SERP Google
- Google Hummingbird là gì? Ảnh hưởng của nó đến SEO như thế nào?
- Google Sandbox là gì? 5 Cách giảm thời gian Google Sandbox
- Google Penguin là gì? Cách nhận biết và khắc phục thuật toán Penguin
- Featured Snippet là gì? Hướng dẫn 5 bước tối ưu Featured Snippet hiệu quả
- Footprint là gì? Tìm hiểu toàn bộ về Footprint trong SEO