Cập nhật lần cuối: 21/11/2024.
Trong một vài lần khi bạn tìm kiếm thứ gì đó trên Google và có luôn câu trả lời mà không cần phải thực hiện thêm một cú nhấp chuột nào khác.
Vậy chắc chắn rồi thông tin bạn vừa đọc đến từ Knowledge Graph của Google.
Chắc hẳn bạn đang thắc mắc Knowledge Graph là gì? Nó có ảnh hưởng tới tìm kiếm và hoạt động SEO như thế nào? Làm cách nào để đưa nội dung của bạn vào Knowledge Graph?
Bây giờ hãy cùng tôi tìm hiểu chi tiết về vấn đề này nhé!
Knowledge Graph của Google là gì?
Knowledge Graph (Sơ đồ tri thức) là dạng biểu thị thông tin của các thực thể tồn tại trong thế giới thực trên Internet – chẳng hạn như là các đối tượng, sự kiện, địa điểm hoặc khái niệm và nó mô tả mối quan hệ giữa chúng.
Thử xem kết quả tìm kiếm của Google trả về cho truy vấn “Harry Potter”:
Google không dừng lại ở việc là cung cấp chính xác những yêu cầu của người dùng mà còn các thông tin liên quan đến thực thể đó.
Chẳng hạn như ngoài hiển thị bản tóm tắt thông tin cơ bản về nhân vật, Google sẽ hiển thị thêm các thông tin khác như sách về nhân vật và phương tiện truyền thông có liên quan khác.
Tất cả những nội dung trên đều là một phần của Knowledge Graph của Google, mỗi phần đó sẽ được gọi là Knowledge panel.
Knowledge Panel (Thẻ tri thức)
Knowledge Panel (hay Thẻ tri thức) là một phần nhỏ có trong sơ đồ tri thức, đó là hộp thông tin xuất hiện trên Google khi bạn tìm kiếm các thực thể trên công cụ tìm kiếm (con người, địa điểm, tổ chức, sự vật).
Thẻ tri thức được tạo tự động và thông tin có trong bảng tri thức đến từ nhiều nguồn khác trên web (Wikipedia, Wikidata, Linkedin,…).
Đối với các cá nhân, tổ chức là người nổi tiếng hoặc có sức ảnh hưởng lớn trong thực tế thì Google sẽ nhận phản hồi xác nhận thông tin từ họ, rằng những thông tin trên Sơ đồ tri thức đã chính xác với ngoài thực tế hay chưa.
Các thẻ tri thức này sẽ xuất hiện bên phải trang kết quả tìm kiếm (SERP) của Google.
Dưới đây là một số ví dụ về Knowledge Panel khác nhau:
- Về con người
- Về sự kiện
- Về sự vật
Nội dung tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về cách hoạt động của Knowledge Graph và phương pháp để tham gia vào Sơ đồ tri thức.
Cách Knowledge Graph của Google hoạt động
Vào năm 2012 Knowledge graph đã được Google giới thiệu với khẩu hiệu “Mọi thứ, không phải chuỗi”.
Google đưa ra mục tiêu là hiểu được ý nghĩa đằng sau các từ khóa tìm kiếm của người dùng về các thực thể trong thế giới thực và mối quan hệ giữa chúng, nhằm trả về kế quả hữu ích nhất.
Đây là đoạn video giới thiệu của Google giải thích về Sơ đồ tri thức:
Knowledge Graph của Google chứa hai loại dữ liệu cơ bản:
- Các thực thể: thông tin về nhân vật Harry Potter, cuốn sách “Harry Potter và Hòn đá phù thủy”, Phim năm 2001.
- Mối quan hệ: cách mà các thực thể này kết nối với nhau. Ví dụ, Harry Potter là nhân vật trong cuốn sách “Harry Potter và Hòn đá phù thủy” và được sản xuất thành phim vào năm 2001.
Bạn có thể hình dung Sơ đồ tri thức của Google giống như một bản đồ tư duy, nó thể hiện sự kết nối của các thực thể với nhau.
Knowledge graph ảnh hưởng gì đến hoạt động SEO?
Sơ đồ tri thức là một điểm tích cực cho cả người dùng và cả người làm SEO.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm cũng tồn tại một số hạn chế nhất định.
Ưu điểm
Sơ đồ tri thức cung cấp cho người dùng đáp án nhanh chóng và rõ ràng cho những tìm kiếm của người dùng và hiển thị kết quả ngay trên SERPs của Google.
Điều này cũng có nghĩa là người dùng sẽ không còn nhấp chuột vào các trang web có chứa nhiều văn bản để tìm câu trả lời.
Hoặc phải gõ liên tục nhiều từ khóa chính xác vào thanh công cụ tìm kiếm của Google để đảm bảo Google hiểu được câu hỏi.
Nếu doanh nghiệp của bạn có bảng tri thức, bạn sẽ tăng được khả năng hiển thị trong SERPs.
Đây là màn hình hiển thị kết quả trả về cho Semrush:
Các thông tin bao gồm logo nhận diện, địa chỉ và website,.., bảng kiến thức này giúp Semrush hiển thị rõ rằng và đầy đủ trong kết quả tìm kiếm.
Tuy nhiên nó cũng gây ra một số hạn chế nhất định.
Nhược điểm
Vì Google cung cấp câu trả lời trực tiếp cho người dùng ngay trên trang kết quả dẫn đến tỷ lệ nhấp chuột của người dùng giảm đi rõ rệt.
Tại sao lại như vậy?
Theo, số liệu nghiên cứu của Rand Fishkin năm 2019 là có hơn 50% tìm kiếm không có lượt nhấp chuột trên Google.
Hoặc gần đây nhất là Nghiên cứu không nhấp chuột của Semrush từ năm 2022, có khoảng 25% số tìm kiếm trên máy tính để bàn là không nhấp chuột.
Qua đó cho thấy được người dùng có xu hướng lấy kết quả tìm kiếm từ Sơ đồ tri thức nhiều hơn.
Chẳng hạn khi bạn tìm kiếm “seo là gì”, Google sẽ có màn hình kết quả như sau:
Google hiển thị Bảng tri thức với dữ liệu từ Sơ đồ tri thức.
Và đối với hoạt động SEO, đây có thể là một vấn đề. Nếu mọi người không nhấp vào kết quả tìm kiếm thì bạn sẽ nhận được ít hoặc không có lưu lượng truy cập tự nhiên-ngay cả khi bạn nằm trong xếp hạng đầu tìm kiếm.
Do đó, bạn nên tiến hành nghiên cứu từ khóa cho trang web của bạn, cung cấp các chủ đề bài viết hữu ích cho người dùng. Điều này sẽ giúp bạn:
- Thu thập được nhiều từ khóa tốt và hiệu quả cho chiến lược SEO của bạn
- Hiểu được ý định tìm kiếm (search intent) của người dùng đằng sau từ khóa đó, cung cấp chính xác các thông tin mà họ cần.
Hướng dẫn cách tham gia Knowledge Graph
Mặc dù có hạn chế nhất định về Sơ đồ tri thức nhưng nếu bạn tối ưu hóa trang web của mình và hiển thị được trong Sơ đồ tri thức, làm tăng mức độ nhận diện thương hiệu và uy tín của người dùng.
Tuy nhiên bạn phải đối mặt với những vấn đề sau:
- Quá trình để có được một Thẻ tri thức là không hề đơn giản.
- Nó phụ thuộc vào sự nổi tiếng và mức độ ảnh hưởng của bạn
Vì vậy, việc tối ưu hóa cho bảng tri thức là điều mà bạn nên quan tâm lúc này, với kinh nghiệm nghiên cứu và thực hành thành công nhiều dự án tôi chia sẻ cho bạn cách tối ưu Knowledge graph cho website của bạn.
Bạn có thể xây dựng uy tín trên Internet, tăng sự hiển thị trên các nền tảng và trang web, liên kết với chúng lại với nhau. Và lúc này Google sẽ hiểu rõ hơn về doanh nghiệp của bạn. Cụ thể:
Xây dựng liên kết và đẩy mạnh hoạt động PR của bạn
Đầu tiên phải nhắc đến là hoạt động xây dựng liên kết và đẩy mạnh hoạt động PR.
Vì dữ liệu mà Sơ đồ tri thức thu thập được là đến từ Wikipedia (Sơ đồ tri thức của Wikipedia). Tuy nhiên, bạn phải là một trong những doanh nghiệp lớn, có mức độ ảnh hưởng hoặc thẩm quyền trên Internet.
Cho nên nếu bạn là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, không đủ nổi bật trên Wikipedia thì việc tham gia vào Sơ đồ tri thức gần như khó khăn.
Nhưng đừng quá lo lắng vì Wikipedia chưa phải là nguồn thông tin duy nhất để có được Knowledge graph của Google.
Amit Singhal tại Google đã nêu rằng:
“Sơ đồ tri thức của Google không chỉ bắt nguồn từ các nguồn công khai như Freebase, Wikipedia và CIA World Factbook. Nó cũng được tăng cường ở quy mô lớn hơn nhiều—bởi vì chúng tôi tập trung vào chiều rộng và chiều sâu toàn diện. Nó hiện chứa hơn 500 triệu đối tượng, cũng như hơn 3,5 tỷ sự thật về và mối quan hệ giữa các đối tượng khác nhau này. Và nó được điều chỉnh dựa trên nội dung mọi người tìm kiếm cũng như nội dung chúng tôi tìm thấy trên web.”
Cho nên gợi ý của tôi là:
- Bạn nên sử hữu cho mình các nền tảng mạng xã hội khác như là Facebook, Linkedin, Tweet,…Hoặc tối ưu trên các công cụ tìm kiếm khác như là Bing, Yaho.
- Bạn có thể tạo ra trang cá nhân hoặc tổ chức trên các nền tảng, cập nhật thông tin đảm bảo thống nhất chính xác về bạn.
Điều này giúp bạn tăng sự nhận diện thương hiệu về doanh nghiệp trên Internet và Google dễ dàng thu thập dữ liệu.
>>> Tìm hiểu thêm về tối ưu SEO là gì? Cần làm những công việc gì?
Sử dụng Schema trên trang web của bạn
Schema.org là đánh dấu lược đồ chính thức được đề xuất cho dữ liệu có cấu trúc. Một số cách thức bạn có thể sử dụng để giúp cho doanh nghiệp của bạn tham gia vào Knowledge graph của Google.
- Sử dụng đánh dấu tổ chức.
- Đảm bảo có ít nhất các thuộc tính tên, logo, url và SameAs.
- Kiểm tra Schema markup website của bạn
Sau đây là đánh dấu tổ chức mà chúng tôi sử dụng:
Local business
“@context https://schema.org
@type LocalBusiness
name Seosona
image https://seosona.com/wp-content/uploads/2022/12/Seosona-Logo.png
@id
url https://seosona.com/
telephone 02888800899”
@context https://schema.org/
@type Person
name Trần Chí Quyết
url https://seosona.com/author/tranchiquyet/
image https://secure.gravatar.com/avatar/4c539dc21e6361ef1abc4899048948ae?s=90&d=mm&r=g
jobTitle Ceo & Founder
sameAs https://www.facebook.com/chiquyet.tran.1/?locale=vi_VN
https://twitter.com/tranchiquyet1
https://vn.linkedin.com/in/tranchiquyet
worksFor
Đăng ký Google My Business cho doanh nghiệp
Nếu bạn điều hành một doanh nghiệp thực tế hay sở hữu một cửa hàng, việc tạo một hồ sơ Google Business là điều cần thiết.
Trang Google Business là một công cụ miễn phí cho phép bạn quản lý thông tin và sự hiện diện của doanh nghiệp mình trong kết quả tìm kiếm trên Google và Google Maps.
Đây là hồ sơ doanh nghiệp của Seosona chúng tôi trên SERPs:
Bạn có thể thấy, nó rất giống với Knowledge graph. Ngoại trừ là nó có chứa nhiều thông tin về doanh nghiệp hơn ví dụ như là giờ làm việc, hotline, đánh giá,..
Cũng có trường hợp là tôi đã tìm kiếm các nhà hàng và shop thời trang nổi tiếng nhất xung quanh mình trong sơ đồ API Sơ đồ tri thức và ít trong số đó được liệt kê dưới dạng là một thực thể tồn tại trên Internet.
Lý do cho điều đó có thể là:
- Các nhà hàng và shop thời trang mới có thể chưa được thêm vào sơ đồ tri thức.
- Các địa điểm đó phải có một trang web hoặc hồ sơ mạng xã hội uy tín thống nhất
- Họ có thể muốn giữ thông tin của mình ở chế độ riêng tư hoặc không muốn bị ràng buộc bởi các chính sách của Google
Cho nên việc bạn có hồ sơ trên Google không đồng nghĩa là doanh nghiệp của bạn sẽ có được Sơ đồ tri thức. Nhưng nó giúp cung cấp một dữ liệu bổ sung thông tin cho Google.
Tuy nhiên, lời khuyên của tôi là bạn vẫn nên cung cấp cho Google dữ liệu có cấu trúc trong danh sách Google Business thì bạn mới có thể tăng cơ hội được đưa vào Knowledge graph.
Chỉ cần đảm bảo sử dụng thống nhất thông tin giống nhau (tên, địa chỉ, số điện thoại,…) như trên trang web và mạng xã hội của bạn.
Tạo mục wikidata.org
Wikidata lưu trữ dữ liệu có cấu trúc cho Wikipedia và các trang web Wikimedia khác.
Bạn nên bắt đầu bằng việc tạo mục nhập Wikidata nếu bạn chưa có bất kỳ sự hiện diện nào trên Wikimedia.
Vì một lượng lớn dữ liệu Knowledge graph của Google đến từ Wikidata, do đó đây là một hồ sơ vô cùng quan trọng.
Mặc dù cách tạo đơn giản, nhưng yêu cầu bạn phải tuân thủ các quy tắc đặc biệt là Chính sách Notability.
Và để cho bạn không gặp nhiều khó khăn khi tạo Wikidata, bạn hãy xem qua cổng Trợ giúp của họ để biết ý chính và cách thức hoạt động.
Đồng thời bạn có thể xem video hướng dẫn và cách chỉnh sửa các mục để hiểu rõ hơn nhé.
Cách để đề xuất thay đổi nội dung cho Knowledge Graph
Nếu bạn là chủ thể hoặc đại diện chính thức của doanh nghiệp hay cá nhân được mô tả trong bảng tri thức, bạn có thể xác nhận quyền sở hữu bảng này cũng như là đề xuất thay đổi.
Vậy phải làm thế nào để yêu cầu thay đổi nội dung khi không chính xác?
Yêu cầu bảng tri thức của bạn và được xác minh bằng cách nhấp vào nút bên dưới bảng đó.
Sau khi đã được xác minh rồi, bạn sẽ thấy nút “Đề xuất chỉnh sửa” trong Bảng tri thức bất cứ khi nào bạn đăng nhập vào tài khoản được liên kết.
Các trường hợp sử dụng API Tìm kiếm sơ đồ tri thức của Google
API Tìm kiếm sơ đồ tri thức cho phép bạn tìm kiếm các thực thể trong Sơ đồ tri thức Google. API sử dụng các loại Schema.org tiêu chuẩn và tuân thủ thông số kỹ thuật JSON-LD.
Dưới đây là một số trường hợp có thể dùng API Tìm kiếm sơ đồ tri thức:
- Nhận danh sách được xếp hạng về những thực thể đáng chú ý nhất phù hợp với một vài tiêu chí.
- Dự đoán hoàn thành Entity trong hộp tìm kiếm.
- Chú thích/sắp xếp nội dung bằng các Entity trong Sơ đồ tri thức.
Ngoài ra có thể tham khảo các phương thức và tham số API ở Tài liệu tham khảo API.
Kết luận
Nội dung phía trên đã giải thích rõ cho bạn Knowledge graph là gì, cũng như cách mà nó hoạt động, tối ưu chúng. Trên thực tế, Knowledge graph không phải là một dữ liệu gì quá phức tạp, nó chỉ yêu cầu bạn là tạo được nhiều sự uy tín và thực sự tồn tại trên trực tuyến, cung cấp các tài liệu chính xác.
Ngoài ra nếu bạn đang mong muốn cải thiện vị trí xếp hạng trên Google tìm kiếm nhưng chưa biết làm thế nào thì có thể tham khảo ngay Dịch vụ seo từ khóa tổng thể uy tín của chúng tôi. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Xem thêm:
- Footprint là gì? Tìm hiểu toàn bộ về Footprint trong SEO
- Google Panda là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu & cách khắc phục án phạt google panda
- Google Penguin là gì? Cách nhận biết và khắc phục thuật toán Penguin
- Google Sandbox là gì? 5 Cách giảm thời gian Google Sandbox
- Google Hummingbird là gì? Ảnh hưởng của nó đến SEO như thế nào?
- Pagerank là gì? 2024 thuật toán pagerank có còn quan trọng không?