Cập nhật lần cuối: 14/11/2024.
Là một SEOer hay một Marketer nói chung, bạn đang cần rà soát lại bài viết đã đăng trên website? Bạn muốn tối ưu, chỉnh sửa lại sao cho bài viết rank top cao hơn?
Hoặc bạn muốn kiểm tra tại sao content của mình không đáp ứng người dùng? Tất cả những công việc này được gọi chung là Audit content.
Vậy Audit content là gì? làm thế nào để thực hiện hiệu quả và rank top hàng loạt.
Bài viết dưới đây tôi sẽ hướng dẫn chi tiết 4 bước Audit content mà Seosona đã sử dụng trong hơn 500 dự án SEO của mình.
Hãy cùng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Audit content là gì?
Audit Content, hay Content audit, là quá trình kiểm tra, xem xét và đánh giá lại toàn bộ nội dung đăng tải trên website của bạn để quyết định phần nội dung nào sẽ được giữ nguyên, cập nhật mới hay xóa bỏ.
Việc này bao gồm việc xem xét chất lượng của nội dung, sự phù hợp với mục tiêu và đối tượng độc giả, cũng như đảm bảo rằng nội dung được tổ chức và hiển thị một cách hợp lý trên trang web.
Đây là bước quan trọng trong quản lý nội dung trực tuyến và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) mà mọi doanh nghiệp cần tiến hành đều đặn.
Trong quá trình Audit Content, chúng ta không chỉ đơn thuần kiểm tra xem có bao nhiêu bài viết, hình ảnh, video trên trang web, mà còn phải phân tích và đánh giá chúng một cách có hệ thống.
Mục đích cuối cùng của việc thực hiện Audit Content SEO không chỉ là để xác định những ưu và nhược điểm trong chiến lược nội dung hiện tại mà còn để đề xuất những cải tiến cụ thể.
Bằng cách phân tích kỹ lưỡng, chúng ta có thể nhận biết được những điểm mạnh và điểm yếu của nội dung, từ đó đưa ra các phương án điều chỉnh kế hoạch nội dung sao cho phù hợp với mục tiêu tiếp thị hiện tại của doanh nghiệp.
Việc thực hiện Audit Content đòi hỏi sự kỹ lưỡng, kiên nhẫn và hiểu biết sâu sắc về cả nội dung và SEO.
Tuy nhiên, sự đầu tư vào việc này sẽ mang lại lợi ích lớn, giúp tăng cường hiệu suất và hiệu quả của chiến lược tiếp thị trực tuyến của bạn.
Mục tiêu của việc Audit content
Mặc dù không có lý do cụ thể đòi hỏi việc thực hiện Audit Content, nhưng theo Báo cáo Tiếp thị Nội dung năm 2023 của Semrush, 61% các công ty thành công nhất trong lĩnh vực tiếp thị đều thực hiện kiểm tra nội dung ít nhất 2 lần mỗi năm.
Điều này đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc audit content đối với các doanh nghiệp, và nó có thể giúp trang web của bạn đạt được những mục tiêu sau:
- Cải thiện thứ hạng tìm kiếm, một vài nội dung có giá trị nhưng không thân thiện với SEO và không được xếp hạng cao. Quá trình kiểm tra có thể giúp chủ website xác định và cải thiện vấn đề này.
- Tối ưu hóa nội dung hiện tại, trong trường hợp nội dung đã khá tốt, tối ưu hóa nó có thể làm thay đổi nhỏ nhưng sẽ tạo ra sự khác biệt đáng kể trong thứ hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm.
- Phục hồi nội dung cũ, những nội dung giá trị nhưng cũng có thể trở nên lỗi thời. Quá trình kiểm tra giúp phục hồi nội dung cũ bằng cách cập nhật từ khóa, sửa liên kết, và xử lý các vấn đề khác.
- Loại bỏ nội dung không liên quan đến chủ đề chính của website
- Nội dung trùng lặp có thể gây án phạt từ Google, vì vậy quá trình kiểm tra giúp phát hiện và loại bỏ nội dung này
- Khi audit content bạn có thể xác định được những vấn đề, điểm mạnh, điểm yếu của các content hiện có, từ đó lập kế hoạch content cho website của mình.
Nhận diện 6 dạng content cần cải thiện khi Audit content
Khi thực hiện kiểm tra nội dung (Audit Content), việc phân loại nội dung giữ lại và loại bỏ trên trang web là quan trọng để tối ưu hiệu quả.
Quá trình đánh giá sẽ dựa trên nhiều yếu tố như ý định tìm kiếm của người dùng, loại hình nội dung (blog, dịch vụ, bán hàng, v.v.), và chủ đề chính của trang web.
Tuy nhiên, trong vai trò làm SEO, các quản trị trang web nên thực hiện audit lại content khi gặp các trường hợp sau đây:
Content kém chất lượng
Content kém chất lượng thường có những biểu hiện sau:
- Không có traffic trong khoảng thời gian dài ( trên 4 tháng )
- Content bị ăn thịt từ khóa tức là xung đột từ khoá giữa các trang trong cùng một website ảnh hưởng đến khả năng lên Top của bài viết.
- Content chưa được tối ưu, cụ thể: bài viết lan man dài dòng, outline chưa tốt… ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng
- Content chưa đáp ứng được ý định tìm kiếm của người dùng. ví dụ người dùng muốn tìm bảng giá các loại xe Audi nhưng bài viết của bạn chỉ cung cấp giá 1 dòng xe audi.
Thin content
Thin content, hay còn được gọi là nội dung mỏng đề cập đến những bài viết ngắn, thiếu chiều sâu và không mang lại nhiều giá trị cho người đọc.
Nội dung mỏng bị google đánh giá thấp về chất lượng và mức độ tối ưu bởi các thuật toán của Google.
Điều này khiến website của bạn không được xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm và khó tiếp cận được với khách hàng tiềm năng.
Biểu hiện của nội dung mỏng bao gồm:
- Trang không cung cấp thông tin hữu ích hoặc giá trị cho người đọc
- Sự xuất hiện của nhiều quảng cáo hơn so với nội dung thực sự.
Nội dung mỏng thường xuất hiện ở các trang đánh giá sản phẩm, trang tiếp thị liên kết,… nơi nội dung chủ yếu xoay quanh các thông số sản phẩm và chứa rất nhiều liên kết đến các trang thương mại điện tử và trang web bán hàng.
Duplicate content
Duplicate content là việc trùng lặp nội dung, biểu hiện như sau:
- Trùng lặp 1 phần nội dung hoặc hoàn toàn với các bài viết khác trên cùng một website
- Trùng lặp 1 phần nội dung hoặc hoàn toàn với các website khác trên công cụ tìm kiếm
- Trang không đăng nội dung, trên trang chỉ hiển thị thanh menu, footer cùng sidebar.
Mặc dù duplicate content là một lỗi nghiêm trọng buộc SEOer cần phải audit ngay, tuy nhiên trên thực tế các SEOer sẽ tùy thuộc vào mục đích trang web hướng đến mà xác định xem có cần chỉnh sửa content lại hay không.
Ví dụ các website bán hàng như thegioididong, cellphoneS,… về thông số sản phẩm như máy tính, điện thoại,… bắt buộc cần phải duplicate content không thể sáng tạo thêm hay bớt thông tin được.
Content under optimized
Content under optimized là những loại content chưa được tối ưu hóa và có vị trí từ Top 6 đến top 50 trên kết quả tìm kiếm.
Trước đó, chúng có thể đã đứng ở vị trí cao hơn, nhưng do thay đổi ý định tìm kiếm của người dùng, các cập nhật từ Google, hoặc các yếu tố khác, nó đã giảm hạng xuống.
Hoặc những content tốt nhưng chưa bao quanh được chủ đề vì vậy không thể lêp Top cao.
Đối với những trường hợp này, chúng ta cần audit lại, bổ sung hoặc chỉnh sửa lại để bài viết lên TOP cao hơn.
Content Hight traffic
Content hight traffic là nội dung thu hút được lượng truy cập lớn, thường xuyên và ổn định từ người dùng. Vậy tại sao bạn lại cần audit lại nó?
Đơn giản là bạn nên tối ưu để bài viết tốt hơn từ đó tối ưu người dùng và thu về nhiều traffic hơn.
Bên cạnh đó, việc audit cũng giúp SEOer hay chủ website cải thiện các chỉ số như time on site, bounce rate nếu chúng chưa tốt.
Content không liên quan
Loại content không liên quan thường xuất hiện khi người làm SEO hay chủ website muốn mở rộng chủ đề chính cho website của mình.
Với content không liên quan bạn có thể nhận dạng như sau:
- Content không đề cập đến chủ đề chính của website, ví dụ website về cung cấp kiến thức SEO nhưng lại đăng bài đề cập đến bộ phim của Taylor Swift.
- Thông thường, một website sẽ có 75% content chủ lực, 20% content bổ trợ và 5% content theo trend xu hướng ngành. Với dạng content không liên quan, các Content hỗ trợ và content theo xu hướng ngành chiếm phần trăm nhiều hơn content chủ lực trên website.
Ví dụ, Nếu website của bạn bán chăn ga gối mà lại viết nhiều bài về phong thủy màu sắc theo mệnh, thì có thể gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Điều này chỉ có thể làm được nếu website của bạn đã có uy tín và lượng truy cập cao.
Nếu website của bạn mới bắt đầu SEO, thì bạn nên tập trung vào nội dung liên quan đến sản phẩm của bạn, và xóa bỏ những bài viết không liên quan.
4 Bước audit content
Sau khi hiểu về thế nào là content cần tránh và tại sao chúng ta cần phải audit content tôi sẽ đi vào hướng dẫn bạn cụ thể
Bước 1: Thu thập dữ liệu
Trước khi tiến hành audit content toàn bộ website, bạn cần phải đi thu thập dữ liệu của website.
Đối với việc thu thập dữ liệu, bạn cần chuẩn bị cho tôi 3 công cụ:
- Screaming Frog
- Google Search Console
- Google Analytics
- SEMRush.
- Ahrefs
Đầu tiên, bạn cần tải Screaming frog và tiến hành mua tài khoản để thực hiện các chức năng audit.
Nếu bạn chưa biết cách sử dụng Screaming Frog có thể tham khảo bài viết: Screaming frog là gì? Cách sử dụng Screaming frog cơ bản cho SEO
Ngoài ra, bài viết có cung cấp License key sử dụng full chức năng của Screaming Frog trong 1 năm miễn phí.
Nào giờ, chúng ta bắt đầu thu thập dữ liệu thôi.
Trước hết, bạn cần sử dụng công cụ Screaming Frog và thiết lập kết nối API với Google Search Console và GA4 (Google Analytics 4).
Việc kết nối với cả hai công cụ này là quan trọng để Screaming Frog có thể thu thập dữ liệu liên quan từ bên trong trang web của bạn.
Thứ 2: Sau khi kết nối và đăng nhập gmail, màn hình sẽ hiện ra như phía dưới, bạn cần lưu ý 2 mục ở phần này
- Date: cài đặt thời gian thu thập dữ liệu ở tab Date rank, bạn nên chọn thời gian khoảng 2 – 3 tháng để có nhiều dữ liệu mới cập nhập cho mình phân tích
- Tại tab General, tích chọn vào mục crawl new URLs… như hình dưới để cào dữ liệu trong GA4.
Sau khi bài cài đặt nhấn Oke, và sử dụng các thao tác tương tự để kết nối screaming frog với Google search console.
Vậy là xong bước kết nối
Để sceaming frog lấy dữ liệu trang web của bạn, bạn hãy nhập Domain và nhấn vào start để bắt đầu thu thập dữ liệu.
Sau khi hoàn thành quá trình cào dữ liệu, hãy chọn HTML như bước 3 ở hình minh họa dưới trên.
Do chúng ta đang thực hiện audit content nên chỉ cần thu thập thông tin liên quan đến nội dung.
Sau khi công cụ chạy xong, bạn có thể tiến hành export file excel tất cả dữ liệu và tiến hành lọc như sau: Xóa các trường dữ liệu không cần thiết chỉ bỏ lại những cột sau:
- Address
- Content Type
- Status Code
- Status
- Indexability
- Title 1
- Meta Description 1
- Word Count
- Crawl Depth
- Inlinks
- Outlinks
- GA4 Views
- Clicks
- Impressions
- CTR
- Position
Sau khi xóa các cột thừa, bạn tiến hành lọc các cột như sau:
- Status code: lọc và xóa các liên kết mã 301, 404,.. chỉ giữ lại liên kết mã 200. Với bước này trong audit technical nếu đã xóa hết các liên kết 301, 302,.. thì bạn có thể bỏ qua, tuy nhiên cần lọc lại để tránh bỏ sót
Sau khi lọc xong, file chỉ còn các liên kết mã 200, bạn chuyển qua lọc các liên kết đã index hay chưa ở cột Indexability
- Ở cột Indexability, bạn lọc và xóa các liên kết no index như hình dưới
Sau khi lọc xong 2 cột trên, bạn có thể xóa đi 3 cột Status, Code Status, Indexability. Lúc này trên file excel chỉ còn lại những liên kết đã được index như file tham khảo đính kèm sau: File demo audit content.
Để dữ liệu hoàn thiện hơn, bạn có thể thu thập dữ liệu thêm về backlink qua 2 công cụ hỗ trợ SEO là Semrush và Ahrefs
Hướng dẫn lấy chỉ số backlink trên semrush
1, Bạn cần copy 200 URL trên file excel từ trên xuống dưới
2, Vào semrus, nhấp Bulk Analytics và dán backlink đã sao chép vào cột như hình dưới
3, Bấm compare và sao chép các chỉ số vào cột backlink của 200 URL bạn đã sao chép. Tiếp tục đến hết
Bước 2: Đánh giá nhận xét
Trước khi đánh giá nhận xét, bạn cần nhận diện được 3 dạng content mà tôi đã nêu ở trên là: content kém chất lượng, Thin content và content under optimized để có thể nhận xét và phân nhóm các URL.
Cụ thể, đầu tiên bạn cần thêm cột phân loại các URL ra từng nhóm theo sản phẩm, danh mục sản phẩm, blog hay trang dịch vụ… như sau:
Tiếp theo, bạn cần thêm 1 cột để phân loại content theo từng nhóm Thin content, content under optimized, content kém chất lượng và hight traffic.
Dưới đây tôi sẽ hướng dẫn bạn lọc file excel theo từng nhóm:
Thin content
Những bài viết có word count ( số lượng từ) dưới 1000 là Thin content, nội dung quá ngắn và không đảm bảo được chất lượng
Tuy nhiên, tùy theo phân khúc thị trường mà số lượng từ mà đánh giá URL có phải là thin content hay không.
Ví dụ như trang web về công nghệ, URL chỉ mô tả thông số của sản phẩm công nghệ,… chỉ khoảng 1000 từ
Duplicate content
Duplicate content là một trong những loại content ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của SEO website.
Đối với lỗi duplicate content, bạn có thể check bằng 2 cách:
Cách 1 bằng tools Screaming Frog cách kiểm tra như sau:
Cách 2: Kiểm tra thủ công bằng cách nhập tay, bạn chỉ cần copy 1 đoạn trong bài viết và dán trên thanh tìm kiếm của google và xem kết quả hiển thị ở phía dưới:
Ngoài kết quả trả về trên chính website của bạn, những kết quả được in đậm trên website khác xuất hiện càng nhiều chứng tỏ bài viết đang bị duplicate content.
Content hight traffic
Đối với loại content này, bạn chỉ cần vào Semrush và xem trang nào của website đang có traffic cao nhất và sắp xếp từ trên xuống dưới.
Content under Optimized
Content under Optimized là những bài viết chứa keyword đang có thứ hạng tốt, chúng ta cần audit lại để đẩy keyword lên trang nhất.
Đối với phần này bạn cần dùng công cụ để kiểm tra thứ hạng từ khóa như Semrush hay google search console.
Google Search console sẽ tính trung bình hiệu xuất của các từ khóa và đưa ra kết quả top rank khách quan hơn
Bạn có thể lấy số liệu từ cột position trong file audit content đã tải từ sceaming frog . Number Filter – Between và lọc từ 5 đến 50 để chọn các Content under Optimized.
Đối với trường hợp bạn muốn so sánh thứ hạng hiện tại và trước đó của 1 từ khóa, bạn có thể kiểm tra trên semrush như sau:
Vào semrush – Tổng quan tên miền – Nhập domain – nhấp vào keywword (trong ô organic traffic) – Thay đổi vị trí – Lọc vị trí Top 50 – và xem kết quả như sau:
Lúc này bạn chỉ cần xuất file exel và tiến hành phân tích.
Ở bước này ngoài việc phân loại từ khóa bạn cần tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh và xác định những nội dung nào cần cải thiện và lược bỏ.
Bạn nhập từ khóa vào thanh tìm kiếm và tiến hành phân tích 10 đối thủ xếp hạng trang 1 trên Top Google.
Lúc này bạn cần tìm ra những đặc điểm nổi trội của từng bài và so sánh với bài viết của bạn.
Ví dụ: từ khóa của bạn là audit website, hiện đang ở trang 2, top 12. Sau khi phân tích 10 đối thủ bạn nhận thấy họ đều có video hướng dẫn quy trình audit tổng thể website, bạn note lại những điểm nổi bật trong nội dung của từng bài
Sau đó quyết định nên chỉnh sửa nội dung bài viết của mình ra sao.
Bước 3: Đưa ra hành động – Action
Sau khi phân loại xong những nội dung cần chỉnh sửa, chúng ta bắt đầu thực hiện sửa bài:
Dưới đây tôi có tổng hợp lại các trường hợp theo các tiêu chí traffic, backlink, chuyển đổi và mức độ liên quan, bạn có thể tham khảo thêm:
Đối với các bài Thin content:
Bạn có thể căn cứ vào bảng trên, với các chỉ số như traffic, backlink, chuyển đổi và liên quan content mà đưa ra 2 hành động:
- Xóa bài viết
- Chỉnh lại bài viết cho hết thin content
Lưu ý: đối với trường hợp entity tức là trang tác giả, liên hệ, giới thiệu,… với các content này bạn cần giữ nguyên.
Đối với các bài duplicate content hay không liên quan đến chủ đề website.
Để giải quyết trường hợp này, bạn có thể xóa bài viết, chuyển hướng 301 ( redirect 301) đến trang chủ của website.
Đừng quên điều chỉnh internal link cho bài viết đã xóa, không thì khi người dùng click vào internal links, bài viết sẽ hiện là 404 – gây ảnh hưởng k tốt đến trải nhiệm người dùng.
Để dò broken internal links, bạn chỉ cần vào screaming frog crawl các link 404 → nhấn vào link A bất kỳ → inlink → công cụ sẽ hiển thị những trang đang trỏ tới link A.
Sau khi xác định, bạn chỉ cần review các link này để xóa bỏ link A là xong.
Content kém chất lượng
Đối với trường hợp này, cách giải quyết nhanh gọn là gộp toàn bộ và tối ưu cotent lại trong1 bài viết hoàn chỉnh
Content under Optimized
Lưu ý: chỉ áp dụng cho những bài viết đã publish > 4 tháng.
Với những từ khóa này, bạn có thể thúc đẩy thứ hạng bằng cách tối ưu onpage và offpage
Về mặt content, bạn có thể nghiên cứu 10 đối thủ trên trang 1 để xác định search intent của từ khóa và những nội dung nổi bật của từng bài viết, từ đó điều chỉnh bài viết của mình tốt hơn.
High traffic
Đối với những bài viết có traffic cao, bạn muốn cải thiện content đẩy thứ hạng bài viết lên thì bạn cần nghiên cứu đối thủ như trên.
Bên cạnh đó, đối với những bài hight traffic bạn cần kiểm tra các chỉ số như time on site, bounce rate,.., nếu chỉ số này không tốt bạn cần kiểm tra lại.
Bước 4: Check lại lần nữa – Copyscape
Sau khi thực hiện xong các hành động đối với các bài viết được giữ lại và thực hiện chỉnh sửa, bạn có thể sử dụng các công cụ như copyscape để kiểm tra lại content có đang bị trùng lặp với website khác hay không.
Nếu trùng lặp content với các website khác thì bạn cần tiến hành viết lại toàn bộ nội dung trên website.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo video dưới đây:
Kết luận
Audit content là một quy trình quan trọng và nên được thực hiện thường xuyên giúp bạn xác định các vấn đề tiềm ẩn trong nội dung của website.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thể tiến hành thực hiện audit content trên website của mình
Bên cạnh đó nếu bạn muốn nâng cao kiến thức về Content SEO hãy tham gia khóa học Content SEO Masterry miễn phí khóa học SEO thực chiến của Seosona và để lại bình luận ở phía dưới bài viết để cùng thảo luận với chúng tôi nhé.
Chúc bạn thành công!
Xem thêm: