Nếu bạn chưa biết cách viết content chuẩn SEO hoặc đã tạo nội dung nhưng chưa đạt top Google thì đây là giải pháp cho bài toán này của bạn.
Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với bạn SEO Content là gì? và 8 bước xây dựng content SEO đã được áp dụng thành công hơn 300 dự án tại Team Seosona.
Mình tin rằng sau khi bạn tham khảo bài viết trên, bạn sẽ áp dụng vào các case study thực tế bạn đang làm một cách hiệu quả nhất.
Bắt đầu nào!
Nếu bạn đã biết các khái niệm cơ bản về Content SEO rồi thì bạn có thể bỏ qua phần này và đi đến phần
Còn nếu bạn là người hoàn toàn mới về lĩnh vực SEO content thì tôi khuyên bạn hãy đọc hết và thật kĩ bài viết này.
SEO content là gì?
SEO content chính là quá trình tạo ra nội dung để tối ưu hóa website trên các công cụ tìm kiếm của Google bằng cách sử dụng các từ khóa liên quan, giải quyết đúng mục đích của người dùng và đảm bảo về mặt chất lượng khi truyền tải thông tin.
Nhắc đến SEO content, bạn không thể không biết đến EEAT là gì? EEAT đại diện cho 4 yếu tố mà Google sử dụng để đánh giá xem có đề xuất website của bạn đến với người dùng hay không.
Mối liên hệ giữa SEO và Content Marketing
SEO và Content luôn là 2 người bạn song hành và cộng tác với nhau cùng giúp website đạt vị trí top.
Khi bạn đang đề cập đến SEO tức bạn đang muốn nhắc đến các công việc liên quan đến kỹ thuật như SEO Onpage, Offpage, cấu trúc website, UX/UI,…
Khi sở hữu cách seo website hiệu quả, bạn sẽ tăng trải nghiệm tốt cho người dùng và tăng thứ hạng từ khoá cho website.
>>> Xem thêm Top 10 tool check thứ hạng từ khóa cho website
Bên cạnh đó, Content Marketing là việc tạo ra những nội dung hữu ích để mang lại kiến thức, kinh nghiệm và phương pháp cho người dùng hiểu, vận dụng vào cuộc sống và công việc.
Google đang mô phỏng cuộc sống thực của chúng ta vì vậy nội dung trên Google cũng cần phải đáp ứng tiêu chuẩn
>>> Tìm hiểu thêm về SEO web là làm gì? Tại SEO Website bạn cần phải SEO
Lợi ích SEO content mang lại cho doanh nghiệp
Bạn sẽ có suy nghĩ như thế nào nếu bạn tạo ra một bài viết hay và nhiều thông tin bổ ích nhưng không ai biết sự tồn tại của nó?
Khi trang web bạn không được xuất hiện trên các trang đầu tìm kiếm, điều đó đồng nghĩa với việc sẽ làm giảm lượng truy cập website, giảm nhận thức thương hiệu và sản phẩm từ phía người dùng.
Từ đó, làm tụt dốc doanh thu của công ty bạn.
Nếu bạn đang ở trong tình trạng này, bạn có thể kiểm tra lại các thông tin trên:
- Từ khoá bạn dùng có đúng với chủ đề bài viết chưa hoặc từ khoá đó có ai tìm kiếm không?
- Cấu trúc trình bày từ tiêu đề đến các ý chính, ý phụ đã thực sự logic và mạch lạc không?
- Cách diễn đạt nội dung có dễ đọc và dễ nhìn hay không?
Trong bài viết content SEO này mình sẽ mang đến bạn một góc nhìn rõ ràng và chi tiết hơn để bạn tránh gặp phải các lỗi trên.
>>> Xem thêm: seo onpage là gì hướng dẫn tối ưu SEO cho người mới
Các định dạng Content phổ biến hiện nay
1. Tin tức
Người dùng thường bắt gặp định dạng content này khi tìm kiếm, cập nhật xu hướng về tình hình kinh doanh, kinh tế, chính trị,… thông qua các bài báo, tạp chí online.
2. Blog Post
Đây là dạng khá phổ biến trên thị trường hiện nay. Thông qua Blog, các doanh nghiệp có thể post bài cung cấp và quảng bá sản phẩm, cũng như chia sẻ các thông tin hữu ích cho người đọc giúp họ có nhìn sâu sắc và đa dạng các khía cạnh về ngành của bạn.
3. Trang sản phẩm
Bạn có thể dễ dàng bắt gặp định dạng này trên các nền tảng thương mại điện tử.
Trang web này thường cung cấp hình ảnh và các thông số kỹ thuật cũng như ưu đãi bán hàng cho người dùng.
4. Video
Hiện nay, video rất được các user ưa thích lựa chọn bởi sự linh hoạt, đa dạng và thú vị mà nó mang lại.
5. Infographics
Đây là dạng nội dung được trình bày dưới dạng hình ảnh thường thể hiện về một chủ đề dưới nhiều dữ liệu khác nhau.
Các loại intent để tạo dựng nội dung
Khi bạn sản xuất ra một nội dung xuất sắc nhưng không trả lời đúng vấn đề hoặc thắc mắc của người dùng thì bài viết bạn cũng không tạo ra được giá trị.
Vì thế, dưới đây mình sẽ chia sẻ 4 loại search intent mà người dùng hay tìm kiếm:
- Information – Tìm kiếm thông tin: tra cứu thông tin về một lĩnh vực hay một chủ đề
Ví dụ: Hướng dẫn SEO Audit, hướng dẫn sử dụng Ahref, Seo Offpage là gì…
- Navigation – Điều hướng: tìm kiếm đến trang web cụ thể
Ví dụ: Seosona, Sonatools,…
- Commercial investigation – Điều tra thương mại: so sánh review sản phẩm
Ví dụ: laptop asus và dell loại nào tốt; review tivi hãng Panasonic,…
- Transaction – Giao dịch: tìm kiếm sản phẩm dịch vụ để sử dụng
Ví dụ: máy điều hoà, tivi Panasonic,…
Từ các loại intent trên, bạn có thể thiết kế nội dung phù hợp với ý định tìm kiếm khách hàng, đây cũng chính là xương sống của một chiến dịch SEO content.
8 bước để xây dựng kế hoạch SEO content
Phía dưới đây mình sẽ cung cấp cho bạn 8 bước để xây dựng bài SEO content chất lượng vừa giải đáp đúng thông tin tìm kiếm người dùng vừa đảm bảo đúng các tiêu chuẩn Google.
Bước 1: Xác định mục tiêu khi triển khai SEO content
Khi triển khai một dự án, việc thiết lập ra mục tiêu là yếu tố cốt lõi để giúp bạn biết được bạn đang muốn gì và bạn đạt được gì sau khi thực hiện mục tiêu đó.
Trong thực tế, doanh nghiệp bạn áp dụng SEO content thường hướng đến hai mục tiêu chính:
- Thu hút được lượng khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp
- Nâng cao độ nhận diện thương hiệu và sản phẩm
Đặc biệt, hai mục tiêu này trong thực tế luôn bổ trợ và tác động lên nhau, ví dụ:
Doanh nghiệp N*** đang triển khai SEO content cho sản phẩm điện thoại “Iphone” với mục đích thu hút người dùng mua sản phẩm.
- Sau thời gian 5 tháng, page về sản phẩm này luôn được hiển thị trong top 1-3 Google.
- Trong quá trình tìm kiếm, người dùng research tìm kiếm chỉ số kỹ thuật, review, ưu điểm chính sách bảo hành về dòng iphone, mua iphone… thì đều hiển thị Doanh nghiệp A trên trang đầu tìm kiếm.
- Do đó, công ty A có nhiều cơ hội để tạo ra nhiều điểm chạm hơn với người dùng, cũng như tạo sự tin tưởng nhất định với họ.
- Điều này cũng chính là động lực giúp khách hàng lựa chọn mua sản phẩm iphone, tăng tỉ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp.
Bước 2: Tìm hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ
Nếu bạn chưa hình dung ra bức tranh chi tiết về các thông tin sản phẩm bạn đang cung cấp, thì hãy tham khảo gợi ý này nha:
- Đối với sản phẩm thì bạn cần hiểu rõ: tính năng, công dụng hoặc lợi ích, các thông số sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, sự khác biệt giữa sản phẩm này với sản phẩm khác, chính sách bảo trì, khuyến mãi
- Đối với dịch vụ thì bạn nên biết rõ: dịch vụ này mang lại giá trị gì, các tiêu chí mà dịch vụ đạt được, thời gian sử dụng bao lâu, gói ưu đãi nào…
Ví dụ: Nếu bạn đang kinh doanh dịch vụ chăm sóc cây xanh tại nhà, bạn cần phải nắm được các nội dung sau:
- Các loại dịch vụ: bảo dưỡng cây xanh, cắt cỏ phát hoang, thiết kế và thi công sân vườn, cung cấp các loại cỏ,..
- Lợi ích khi khách hàng sử dụng dịch vụ: tạo ra không gian xanh, tiết kiệm thời gian, ngăn chặn các tia cực tím,…
- Các công việc khi thực hiện dịch vụ: cắt tỉa cành nhánh, tạo dáng cây cảnh, cắt cỏ, nhổ cỏ dại, phun thuốc dưỡng cây, bón phân, phun thuốc diệt trùng sâu bệnh,…
- Các gói dịch vụ chăm sóc cây xanh: gói cơ bản 299K, bestseller 500K, cao cấp 1.200K,..
- Chính sách khách hàng: vận chuyển, ưu đãi đối với khách hàng giới thiệu khách hàng mới,…
Bước 3: Chuẩn bị bộ từ khoá và gom nhóm từ khoá
Từ bước tìm hiểu trên, bạn đã xác định được các từ khóa sản phẩm và từ khoá liên quan mà bạn đang kinh doanh.
Điều này cực kỳ quan trọng trong seo từ khoá tổng thể, nếu bạn chọn sai thì khi bạn thực hiện tối ưu hoá nội dung cũng là vô nghĩa.
Đặc biệt, hiện tại Google cũng đang ưu tiên đến các website bao quát được cả chủ đề hơn so với chỉ một vài từ khoá.
Do đó, việc thu thập bộ từ khoá là nền tảng cơ bản để bạn thực hiện tốt điều này.
Có nhiều công cụ khai thác từ khoá như Ahref, Semrush, Google Keyword Planner,…Tuy nhiên trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ cụ thể các bước thực hiện trong Sonatools để bạn tham khảo nhé:
- Bước 1: Đăng nhập vào Sonatools và chọn tính năng Keywords Explorer
- Bước 2: Nhập từ khóa chính và từ khoá liên quan, bạn có thể nhập tối đa 10 từ khóa trong 1 lần
- Bước 3: Nhấn tìm kiếm công cụ sẽ trả về cho bạn kết quả dánh sách các từ khóa liên quan đến từ khóa hạt giống mà bạn nhập vào trước đó.
Sau quá trình nghiên cứu, bạn tiến hành thu thập và lọc bộ từ khoá phù hợp với mục đích doanh nghiệp bạn.
Tiếp theo, bạn sử dụng tính năng Keyword Grouping trên công cụ Sonatools để tiến hành gom nhóm từ khóa dựa theo nguyên tắc độ trùng lặp hiển thị trang web khi search từ khóa trên Google.
Cụ thể, bạn có thể xem các bước thực hiện mình đã có hướng dẫn và minh hoạ thông qua bài SEO tổng thể nhé.
Nhiều bạn gửi câu hỏi về cho website Seosona, trong trường hợp bên họ đang kinh doanh nhiều sản phẩm thì họ nên bắt đầu như thế nào?
Đối với trường hợp trên, trong quá trình bạn nghiên cứu từ khoá, bạn sẽ dựa vào volume, tình hình thị trường để xây dựng cho bạn một chiến lược đăng bài hiệu quả.
Cụ thể, bạn nên triển khai theo từng cụm và ưu tiên các sản phẩm có lượng traffic cao để tối ưu hoá trước vì nếu thành công, bạn sẽ thu hút được lượng khách hàng lớn hơn so với các cụm khác và điều này sẽ tạo lợi thế cạnh tranh vững chắc hơn.
Mặc khác, việc đánh theo từng cụm sẽ giúp bot Google dễ dàng hiểu được cấu trúc website và index bài bạn nhanh hơn.
Ngoài ra, đối với những từ khóa có độ từ khoá thấp (KD) nhưng lượt tìm kiếm cao và phù hợp với mục tiêu của bạn thì đây là một cơ hội tốt để bạn chiếm được lợi thế tiếp cận khách hàng thông qua việc làm content SEO.
Thông qua các ý trên, bạn sẽ sở hữu được một bộ từ khoá chất lượng bao gồm: từ khóa chính – từ khóa cốt lõi, từ khóa phụ – từ khóa hỗ trợ và liên quan.
Bước 4: Research và đọc hiểu
Như bạn đã biết, Google luôn chú trọng vào các nội dung phù hợp với nhu cầu tìm kiếm người dùng.
Do đó, sẽ là một tín hiệu báo động bạn không thể xếp hạng vị trí đầu bảng Google nếu bạn không đáp ứng được điều kiện trên.
Phương pháp dễ nhất để bạn có thể giải đáp bài toán trên là tham khảo các kết quả trang đầu trên Google vì:
- Định dạng nội dung trong kết quả tìm kiếm: bài review hoặc đánh giá; hướng dẫn các bước sử dụng; mô tả thông số kỹ thuật,…Các kết quả này sẽ thể hiện rõ ý định tìm kiếm người dùng
- Bài viết này thuộc loại nào: Blog, sản phẩm, danh mục,…
- Sử dụng cụm từ tạo ra sự ấn tượng trên meta Title như khuyến mãi, giao hàng miễn phí, mới nhất, hiệu quả,…
Khi bạn bỏ qua bước này, rất có khả năng cao bạn sẽ hiểu sai ý định tìm kiếm người dùng và dẫn đến bạn lên kế hoạch SEO content không hiệu quả.
Ví dụ: Bạn đang kinh doanh sản phẩm “kem trị nám” và bạn muốn áp dụng phương pháp SEO tổng thể để thúc đẩy doanh số bán hàng cho mỹ phẩm này.
- Trong trường hợp không nghiên cứu thị trường, khả năng cao bạn sẽ tạo ra danh mục sản phẩm kem trị nám.
- Nhưng theo research như hình phía dưới trang đầu tiên hiển thị “ Top 12 kem trị nám chuyên gia khuyên dùng hoặc review top 10 kem trị nám tốt nhất ”
- Từ đó, bạn hiểu intent người dùng họ muốn biết các loại và ưu điểm tương ứng. Sau đó sẽ chọn ra 2 đến 3 phẩm để kiểm tra xuất xứ, độ phù hợp da họ
- Đối thủ sử dụng các cụm từ: chuyên gia khuyên dùng, bác sĩ da liễu hoặc đánh giá tốt nhất,…
Qua đây, bạn có thể thấy rằng đây là bước nhanh và hiệu quả nhất để bạn hiểu được ý định của người tìm kiếm.
Bước 5: Phân tích đặc điểm của đối thủ
Khi bạn muốn có vị trí trên thị trường, bạn chắc chắn phải biết đối thủ của bạn là ai và họ đã thực hiện kế hoạch như thế nào.
Đối với SEO content cũng vậy, ngoài việc hiểu intent khách hàng, việc phân tích 10 trang đối thủ đầu tiên giúp bạn nắm được tổng quan cấu trúc và nội dung, cụ thể:
- Tiêu đề H1 các đối thủ đặt như thế nào, các từ khóa chính nên đặt để ở đâu trong câu?
- Các heading H2, H3 bao gồm nội dung gì?
- Có bao nhiêu hình ảnh, backlink mà đối thủ đặt trong bài
- Ưu điểm bài viết như video, ví dụ thực tế, ….
Từ những note cụ thể trên sẽ là nền tảng cơ bản giúp bạn triển khai outline và tạo ra bài viết ngang bằng hoặc tốt hơn đối thủ.
Bước 6: Lên Outline chi tiết và viết bài
Sau khi đã đọc hiểu và phân tích đầy đủ các thông tin trên, mình đề xuất bạn lên outline theo format sau nha:
- H1: Tiêu đề lớn của bài viết
- Meta description
- H2: Tiêu đề bổ trợ cho H1
- H3: Tiêu đề bổ trợ cho H2
- H4: Tiêu đề bổ trợ cho H3
Việc lên outline phân chia theo từng ý chính đến ý phụ sẽ giúp cho cấu trúc bài viết của bạn trở nên thân thiện và dễ theo dõi hơn.
Đồng thời, giúp bot Google hiểu được nội dung quan trọng của bài viết khi thu thập.
Ví dụ: Seosona triển khai bài viết “ Featured Snippet ” và outline được trình bày như sau:
H1 | Featured Snippet là gì? Hướng dẫn 5 bước tối ưu Featured Snippet hiệu quả |
H2 | Featured Snippet là gì? |
H2 | Lý do bạn nên tối ưu Featured Snippet cho website của bạn |
H3 | Tăng thứ hạng |
H3 | Tăng CTR |
H3 | Tăng độ nhận diện thương hiệu |
H3 | Tối ưu tìm kiếm bằng giọng nói |
H2 | Tìm hiểu 4 loại Featured Snippets phổ biến hiện nay |
H3 | Đoạn văn |
H3 | Danh sách liệt kê |
H3 | Featured Snippet dạng Bảng |
H3 | Video |
H2 | Cách tối ưu Featured Snippet đơn giản ai cũng làm được |
H3 | Tối ưu Featured Snippet cho các từ khóa đã xếp hạng |
H3 | Viết content mới tối ưu cho Featured Snippet |
H3 | “Đánh cắp” Featured Snippet của đối thủ |
H2 | Cách chọn không sử dụng Featured Snippet (đoạn trích nổi bật) |
H2 | Một số lưu ý khi tối ưu Featured Snippet |
H2 | Câu hỏi thường gặp về Google Featured Snippet |
H3 | Tại sao featured snippet có thể được loại bỏ? |
H3 | Featured snippet có hiển thị cho các sản phẩm thương mại điện tử hoặc trang danh mục? |
H3 | Sự khác nhau giữa Featured Snippet và Rich Snippet |
Từ outline chi tiết trên, bạn bám sát vào đó để tiến hành triển khai viết content một cách hợp lý nhất nhé.
Bước 7: Áp dụng E-E-A-T vào bài viết
Trong năm 2018, Google đã công bố nguyên tắc E-A-T, đây là thuật toán nhằm giúp Google đánh giá chất lượng các bài viết đăng tải trên website.
Vì vậy, tại thời điểm này hàng nghìn website tại Việt Nam đều sụt giảm thứ hạng vì các nội dung spam và trùng lặp nhau.
Đến giữa tháng 12 năm 2022, Google tiếp tục cập nhập cho nguyên tắc này thành E-E-A-T.
Vậy E-E-A-T có ý nghĩa gì và vì sao lại ảnh hưởng đến nhiều đến website của các doanh nghiệp đến vậy?
4 yếu tố E-E-A-T viết tắt của: Experience, Expertise, Authoriativeness và Trustworthiness, cụ thể hơn:
- Experience (trải nghiệm): Google chú trọng sự trải nghiệm thực tế của người viết đối với chủ đề được chia sẻ vì điều này sẽ mang đến người đọc những câu chuyện thật, giá trị thật và sự độc đáo cá nhân.
- Expertise (chuyên môn): đi đôi với sự trải nghiệm, tính chuyên môn là yếu tố rất quan trọng đặc biệt đối với các chủ đề về sức khỏe, y tế, khoa học,…và điều đó được trình bày thông qua sự đồng thuận với quan điểm của các chuyên gia, là những người kiến thức và vị thế trong ngành.
- Authoritativeness (thẩm quyền): đây là yếu tố liên quan đến danh tiếng, là một đối tượng được người dùng lựa chọn đầu tiên khi cần tìm hiểu một chủ đề nào đó. Điển hình, ở Việt Nam, đối với các thông tin được phát sóng VTV3 đều được nhiều người dân tiếp nhận và tin tưởng bởi độ uy tín, tuổi đời và đài được trực thuộc bởi chính phủ Việt Nam.
- Trustworthiness (độ tin cậy): là chỉ số quan trọng nhất trong E-E-A-T. Độ tin cậy được thể hiện qua tính minh bạch, thông tin cung cấp chính xác qua số liệu dẫn chứng cụ thể, đánh giá thực tế,…Điều này giúp người dùng tăng lòng tin vào sự chuyên nghiệp Google và giá trị doanh nghiệp của bạn tạo ra.
Thực tế, trong một bài viết bạn cần linh hoạt đưa các yếu tố trên vào bài viết sao cho phù hợp và không nhất thiết phải vận dụng cả 4 yếu tố.
Ví dụ: Bạn cần tìm thông tin “ Cách chữa bệnh đau dạ dày”, đa số người dùng lựa chọn click vào bài viết chia sẻ Bệnh viện Tâm Anh thay cho báo sức khoẻ vì:
- Đây là hệ thống bệnh viện 5 sao hàng đầu Việt Nam tập hợp nhiều chuyên gia bác sĩ từ giáo sư, tiến sĩ,.. trong ngành thể hiện thẩm quyền và độ tin cậy
- Bài viết được tư vấn từ bác sĩ Huỳnh Văn Trung – bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và chữa trị nhiều ca bệnh thành công trong khoa Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hoá thể hiện tính chuyên môn trong vấn đề về dạ dày
- Bài viết đề cập rõ ràng cụ thể cách áp dụng và thuật ngữ trong ngành
Các nguyên tắc này đặt ra nhằm giúp người đọc có thêm nhiều kiến thức giá trị, giúp cho doanh nghiệp thúc đẩy sự phát triển thương hiệu nhanh hơn.
Bước 8: Phân tích và đánh giá mức độ hiệu quả Content SEO
Đây là bước cuối cùng cũng là bước khá quan trọng trong bài viết Content SEO.
Việc đánh giá SEO content sẽ dựa trên một vài chỉ số và tiêu chí như sau: Lượng traffic truy cập website, tỷ lệ chuyển đổi, thời gian tương tác, tỷ lệ bỏ trang,…
Bên cạnh đó, quá trình phân tích này sẽ giúp bạn:
- Cải thiện chất lượng nội dung: đối với những nội dung chưa hợp ý, rõ ràng… bạn cần điều chỉnh đề đáp ứng đúng và đủ ý định tìm kiếm người dùng
- Tích luỹ kinh nghiệm: đây là cơ hội tốt để bạn có thể thấy được ưu điểm và nhược điểm của từng yếu tố như hình ảnh, ví dụ minh hoạ, bố cục bài viết,… ảnh hưởng đến bài viết để liên tục cải thiện và phát huy trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.
Checklist tối ưu Onpage cho SEO content
Các yếu tố kỹ thuật là một phần quan trọng không thể bỏ qua khi bạn đề cập SEO content.
Ngay cả khi nội dung trong bài viết độc đáo và mang lại nhiều lợi ích nhưng cấu trúc trình bày bài không logic và truyền tải nội dung chính thì đây sẽ là trở ngại lớn đối với bạn.
Title (Tiêu đề)
Tạo ra nội dung chất lượng là bước thành công đầu tiên để tiếp cận với khách hàng tiềm năng, nhưng bạn vẫn cần chú trọng số lượng click chuột vào tiêu đề của bạn.
Một tiêu đề đạt chuẩn thường từ 55-65 ký tự và nên tạo sự hấp dẫn, ấn tượng bằng các từ hoặc cụm từ gây cảm xúc.
Đồng thời, bạn nên đưa từ khóa chính vào phần đầu tiêu đề để người đọc và công cụ tìm kiếm hiểu rõ chủ đề bạn.
Meta description (Mô tả)
Meta description là một đoạn tóm tắt nội dung chính cho trang web của bạn và nó thường sẽ xuất hiện bên dưới tiêu đề trên trang kết quả tìm kiếm.
Đây không phải là yếu tố xếp hạng trực tiếp nhưng nó sẽ là cơ hội để tăng sự chú ý cho người tìm kiếm.
Bạn hãy áp dụng những thông tin phía dưới này để tạo ra meta description chuẩn SEO nha:
- Độ dài khoảng: 120 – 160 ký tự
- Mô tả tổng quan chủ đề bài viết một cách ngắn gọn, cô động
- Chứa các từ khoá chính ( nếu chứa từ khoá phụ tốt)
Heading 1,2,3
Các heading 2 phải mô tả rõ ràng cho các ý trong bài viết và làm nổi bật ý nghĩa cho heading 1. Tương tự, heading 3 cũng đóng vai trò làm rõ ý cho heading 2.
Và bạn nên chú ý hai nguyên tắc sau:
- Trong bài chỉ có một H1 duy nhất
- Tối thiểu từ 2 H2 trở lên và các ý độc lập với nhau về mặt nội dung
URL
Đối với URL, bạn nên đặt một cách ngắn gọn và tập trung vào từ khoá chính. Ở giữa mỗi từ bạn phải dùng dấu (-) để phân tách và không nên viết hoa trên URL vì nó sẽ làm URL bạn trở nên khó đọc.
Nội dung
Bạn nên ưu tiên lối văn phong kể chuyện một cách tự nhiên và dễ hiểu để người đọc có cảm giác thân thiện khi đọc bài viết.
Đồng thời, bạn cũng nên làm nổi bật thương hiệu sản phẩm thông qua hình ảnh hoặc ví dụ cụ thể và hạn chế nhắc tên đối thủ trong bài viết của bạn.
Bên cạnh đó, để dẫn dắt người đọc vào nội dung chi tiết của trang web, bạn nên mở đầu bằng một đoạn sapo nêu rõ các điểm độc đáo và trình bày một cách súc tích để tạo ấn tượng cho người đọc nhé.
Khi Google Panda lần đầu tiên ra mắt 23/02/2011, cộng đồng SEO đã nhận ra rằng các trang web có nội dung mỏng rõ ràng có nhiều khả năng bị ảnh hưởng nhất.
Nhưng mình không nghĩ nhiều người có thể dự đoán rằng một ngày nào đó Google có thể sử dụng AI để tạo ra mô hình xác định chất lượng và tính hữu ích của nội dung trang web.
Vào năm 2000, đồng sáng lập Google Larry Page đã nói :
“ Trí tuệ nhân tạo sẽ là phiên bản cuối cùng của Google. Vì vậy, chúng tôi có công cụ tìm kiếm tối ưu có thể hiểu mọi thứ trên web. Nó sẽ hiểu chính xác những gì bạn muốn và nó sẽ cung cấp cho bạn điều đúng đắn. Đó rõ ràng là trí tuệ nhân tạo. ”
Vào tháng 9 năm 2023 Google phát hành bản cập nhật nội dung hữu ích, hệ thống đánh giá đánh giá nội dung hữu ích của Google là một hệ thống máy học AI có chức năng đánh giá bất kỳ nội dung nào đưa ra đề xuất bằng cách “đưa ra ý kiến hoặc đưa ra phân tích”.
Bất kỳ nội dung nào Google cũng áp dụng nguyên lý hoạt động này không chỉ riêng nội dung đánh giá sản phẩm.
Đó là một mô hình “nhằm mục đích khen thưởng tốt hơn cho các bài đánh giá chất lượng cao, là nội dung cung cấp phân tích sâu sắc và nghiên cứu nguyên bản, đồng thời được viết bởi các chuyên gia hoặc những người đam mê hiểu rõ về chủ đề này”.
Vì vậy, để tạo ra một website đạt chất lượng cao trên Google, bạn cũng phải chú trọng cách hoạt động của hệ thống đánh giá trên Google về nội dung hữu ích, cụ thể:
- Google sẽ tạo đánh giá trên toàn trang website. Nếu đa số nội dung trên web bạn mang lại ít giá trị, không mới mẻ hoặc không đặc biệt hữu ích cho người dùng thì Google sẽ xếp hạng thấp cho cả website
- Khi bạn lưu trữ nội dung bên thứ ba trên trang web chính hoặc trong miền con của bạn thì điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến đánh giá xếp hạng của Google dựa trên mức độ hữu ích, độ uy tín bên thứ ba,…
Do đó, khi bạn nhận thấy website bạn đang bị giảm lượng traffic thì bạn phải audit lại content và cập nhập, xoá bỏ những thông tin không có giá trị.
Đồng thời, bạn nên áp dụng bộ câu hỏi về nội dung và chất lượng để đối chiếu vào bài của bạn nha.
Bạn cũng nên tham khảo bài viết “Hệ thống của Google tìm kiếm về nội dung hữu ích và trang web của bạn” để biết hiểu rõ hơn nhé.
Đối với mình 1 nội dung hữu ích phải thể hiện được:
“Một bài viết chất lượng cao là người viết phải hiểu được mục đích của người dùng và giúp người dùng đạt được mục đích đó mà không gây tổn hại nào cho họ, mang lại trải nghiệm chất lượng cao, thân thiện với người dùng.
Ví dụ: Giả sử bạn tìm kiếm “cách nấu bún bò tại nhà” trên Google.
Trang web hiển thị kết quả có một bài viết về cách nấu bún bò tại nhà, bao gồm danh sách nguyên liệu, hướng dẫn từng bước và hình ảnh minh họa.
Bài viết rất chính xác và hữu ích, giúp bạn nấu bún bò thành công.
Bài viết này được coi là bài viết chất lượng cao trong ngữ cảnh tìm kiếm này, vì nó đáp ứng đầy đủ mục tiêu của người tìm kiếm và mang lại trải nghiệm chất lượng, cũng như không gây hại gì đến người dùng.
Mẹo chuyên nghiệp: Trước khi viết bài bạn hãy reaserch thật kĩ các thông tin từ các website uy tín để có thể có nhiều số liệu, tư liệu, nghiên cứu… để dẫn chứng trong bài viết của mình từ đó chứng minh cho các luận điểm của mình, điều này giúp bài viết của bạn chất lượng và hữu ích hơn.
Ví dụ: trong bài viết này tôi cũng lấy khá nhiều dẫn chứng từ nguồn thông tin uy tín.
Lưu ý: không nên đọc các bài viết của đối thủ xong spin content lại, điều này rất dễ bị hệ thống nội dung hữu ích của Google gán nhãn nội dung của bạn là nội dung không hữu ích
Đảm bảo tính dễ đọc và hấp dẫn
Hiện nay, đa số người dùng không dành thời gian để đọc hết tất cả thông tin trong một bài viết mà họ chỉ tập trung vào nội dung trọng tâm giải quyết vấn đề họ.
Vì thể, việc trình bày cấu trúc và nội dung website một cách bắt mắt và dễ đọc làm cho khách hàng tiết kiệm được thời gian và ghi nhớ dễ dàng hơn
- Tạo mục lục cho bài đăng: người đọc sẽ dựa vào nội dung này để nhận biết nhanh ý chính có phù hợp mong muốn tìm kiếm họ không
- Nội dung trình bày ngắn gọn và xúc tích: nếu bạn đang sử dụng màn hình điện thoại nhỏ để đọc đoạn văn dài 10 đến 20 câu bạn sẽ cảm thấy rất chán ngán. Thay vì đó, bạn nên viết các đoạn ngắn từ 2 đến 3 câu và sử dụng các dấu đầu dòng để bài viết rõ ràng hơn.
- Sàng lọc thông tin quan trọng: để bài viết bạn gây ấn tượng tốt đối với người đọc, bạn nên cô động và làm rõ khái niệm dưới dạng ví dụ thực tế hoặc thông qua số liệu, hình ảnh, đồ thị,… để khách hàng dễ hiểu và hình dung ra vấn đề bạn truyền tải.
Bằng những cách trên, bạn vừa giúp bài viết bạn chi tiết, rõ ràng và trông logic hơn.
Kêu gọi hành động (Call to action)
Chỉ với một lời kêu gọi hành động hấp dẫn bạn có thể gợi mở những cách để giúp người đọc giải quyết các vấn đề của họ, cụ thể như để lại email, số điện thoại hoặc inbox ngay,…
Thật là đáng tiếc nếu bài của bạn thiếu CTA bởi vì:
- Đúng người, đúng thời điểm: khi người đọc tìm kiếm thông tin đồng nghĩa tại thời điểm đó họ có những vấn đề cần giải quyết. Do đó, nếu bài viết của bạn giải đáp được các thắc mắc họ thì khả năng cao họ có thể trở thành khách hàng tiềm năng của bạn tại thời điểm đó.
- Tăng lòng tin: khi bạn cung cấp những dẫn chứng, ví dụ cụ thể hoặc kinh nghiệm từ các chuyên gia trong ngành thì họ càng dành cho bạn một sự tin tưởng nhất định. Vì thế, khách hàng sẽ dễ dàng đưa ra quyết định chốt deal nhanh chóng hơn.
Call to action như một lời chốt cuối cùng tạo động lực để khách hàng liên hệ với doanh nghiệp bạn để có cơ hội trao đổi và chốt deal nhanh hơn.
Hình ảnh và video hấp dẫn
Theo nghiên cứu của Semrush, các bài viết có bảy hình ảnh trở lên có lượng traffic cao hơn 116% so với những bài không có hình ảnh.
Những bài viết có ít nhất một video thì thu hút lượng traffic nhiều hơn 83% so với những bài viết không có hình ảnh.
Do đó, hình ảnh và video hấp dẫn có thể khơi dậy sự tò mò và tạo sự thúc đẩy mạnh mẽ cho người đọc.
Các đặc điểm bạn cần lưu ý giúp mình nhé:
- Kích thước: 500*1000 px
- Định dạng: .JPG
- Dung lượng hình ảnh: 100kb – 200kb
- Chất lượng hình ảnh: hình ảnh rõ nét, không dính logo và phù hợp với đoạn văn bản trước và sau nó
- Không nên chèn hình ảnh vào đầu mỗi đoạn heading mà không có đoạn văn trước đó
Đối với dung lượng hình ảnh, bạn có thể linh hoạt theo từng ngành. Điển hình như ngành thiết kế nội thất, khách hàng đa số ưu tiên xem hình ảnh vì nó mô phỏng rõ nhất về màu sắc, hình dáng, hoa văn,… của sản phẩm tạo cảm giác thật hơn cho người xem.
Chat GPT có thực sự thay thế nhân viên Content SEO?
Chat GPT được ra mắt lần đầu tiên vào tháng 11.2023, đây là một ứng dụng trí tuệ nhân tạo có khả năng tạo ra các văn bản, nội dung và câu trả lời thông minh và tự nhiên nhu cầu người dùng.
Với những đặc điểm trên thì chat GPT có thể làm cho Content SEO mất việc làm hay không?
Bạn hãy cùng mình thảo luận các lợi ích chat GPT đối với Content SEO nhé:
- Hỗ trợ ý tưởng cho bài viết: nếu bạn đã lên outline cho một bài viết, tuy nhiên bạn muốn bổ sung các ý tưởng để bài viết bạn có chiều sâu hơn thì bạn có thể đề nghị chat GPT làm điều này nha.
- Hỗ trợ viết bài: bạn có thể chat với GPT viết một đoạn văn về một chủ đề cụ thể mà bạn muốn, ví dụ như “Hãy viết đoạn văn về lợi ích khi làm SEO tổng thể trong vòng 5 câu”
Tuy nhiên, bởi vì kho dữ liệu chat GPT được thu thập từ các dữ liệu trong quá khứ. Do đó, khi vận dụng vào Content SEO sẽ phát sinh những rủi ro sau:
- Cung cấp các thông tin không chính xác: vì nguồn data của chat GPT rất đa dạng và không qua kiểm duyệt, cũng không được cập nhập theo thời gian nên khi người dùng tìm kiếm chat GPT có thể trả về thông tin không đúng với thực tế.
- Trùng lặp nội dung: nếu nhiều đối tượng khác nhau cùng đặt ra một câu hỏi tại cùng một thời điểm thì chat GPT vẫn trả lời đúng một đáp án vì bạn ấy trích xuất câu trả lời từ bộ dữ liệu bạn ấy học được. Do đó, khi doanh nghiệp cùng sử dụng chat GPT để viết nội dung thì khả năng cao sẽ Google panda phạt.
- Ngôn ngữ của máy: mỗi ý tưởng sáng tạo và độc đáo của mỗi cá nhân là điểm sáng trong mỗi bài viết thu hút người dùng, điều này chat GPT không thể tạo ra được vì Chat GPT chỉ thu thập tài nguyên do con người tạo ra.
Chính vì những lý do trên, nếu bạn còn đang lo lắng, sợ thất nghiệp vì chat GPT thì hãy loại bỏ suy nghĩ ấy đi nhé.
Thay vì đó, hãy hiểu rõ cơ cấu hoạt động chat GPT và tận dụng những ưu điểm của công cụ này để tiết kiệm thời gian, gia tăng hiệu suất công việc của bạn nha.
>>> Xem thêm: SEO Copywriting là gì? Bí quyết trở thành SEO Copywriter
Một số câu hỏi liên quan đến việc triển khai SEO content
Dưới đây mình sẽ giải đáp một vài câu hỏi đã được các bạn gửi về email Seosona liên quan đến SEO content nhé
Bao lâu tôi nên đăng bài mới lên website của tôi để đạt được lượng traffic cao?
Theo thông tin từ Backlinko, các website thường xuyên xuất bản bài đăng nhận được lưu cập nhiều hơn 350% so với các website không đăng bài.
Tần suất đăng bài mới còn tùy thuộc vào nguồn lực của công ty bạn.
Tuy nhiên, để thu hút lượng truy cập tăng dần đều theo thời gian, mình khuyến khích bạn nên đặt mục tiêu từ 2 – 3 bài viết mới mỗi tuần theo các chủ đề liên quan đến sản phẩm, công ty và ngành của bạn.
Điều này sẽ giúp bạn nuôi dưỡng được một lượng lớn traffic trong tương lai.
Làm sao để nội dung của tôi vừa đáp ứng đúng các tiêu chí SEO vừa dễ đọc với người dùng?
Như phía trên mình có đề cập, Google luôn đặt người dùng làm trọng tâm.
Do đó, Google cũng sẽ đặt các tiêu chuẩn SEO theo sự đánh giá khách quan từ phía người dùng rồi từ đó thiết kế nên mã code để máy học tự động.
Một nội dung dễ đọc đòi hỏi cấu trúc rõ ràng, văn phong phải dễ hiểu.
Đặc biệt, các content SEO thường mắc phải sai lầm khi nhồi nhét từ khoá vào bài viết khiến bài trở nên không mạch lạc gây khó chịu cho người đọc.
Đồng thời, bạn cũng nên đọc thêm bài top đối thủ để làm tư liệu tham khảo cho bài viết của bạn tốt hơn.
Các mẹo nào để cải thiện cho chất lượng bài viết của tôi?
Mỗi người viết sẽ có một phong cách viết khác nhau.
Ngoài việc, bạn đưa ra các khái niệm chung trên thị trường, bạn cũng nên đưa ra các góc nhìn nhận riêng của bản thân hoặc trải nghiệm thực tế.
Đồng thời, việc sử dụng các câu từ đơn giản, viết theo lối kể chuyện sẽ giúp người đọc cảm thấy như được chia sẻ, trao đổi thông tin từ hai chiều hơn là việc áp dụng văn phong tạp chí khoa học.
Bên cạnh đó, mỗi một đoạn văn bạn cũng nên trình bày từ 2-3 câu để tránh gây sự nhàm chán cho người đọc, đặc biệt nếu họ đọc trên màn hình máy điện thoại.
Một chiến lược SEO content hiệu quả khi nó giúp cải thiện được lượng traffic, gia tăng lượng khách hàng tiềm năng.
Và nội dung là sức mạnh chính để tạo ra kết quả này. Mình tin rằng với các thông tin mình chia sẻ phía trên sẽ giúp bạn tự tin hơn khi làm content chuẩn SEO.
Nếu bạn đang muốn triển khai dịch vụ SEO web uy tín hiệu quả và mong muốn tìm được một đơn vị uy tín đồng hành để giải quyết các bài toán trên cùng bạn thì hãy liên hệ cho Seosona – Google marketing agency số 1 Việt Nam.
Xem thêm:
- Noindex là gì? Tìm hiểu các thông tin liên quan đến Noindex
- Duplicate content là gì? Nguyên nhân, ảnh hưởng & cách khắc phục
- Cách viết bài chuẩn SEO trên website
- Lỗi error 404 là gì? Error 404 có ảnh hưởng đến SEO hay không?
Cập nhật lúc: 10:26 , 22/06/2024