Cập nhật lần cuối: 07/06/2024.
SEO Google MAP là chủ đề được nhiều anh em chủ doanh nghiệp SME hay anh em SEO newbie quan tâm hàng đầu.
Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn bạn SEO MAP dễ hiểu, hiệu quả, đảm bảo thực hành được ngay.
“Bài viết đã update giao diện quản lý doanh nghiệp trên Google mới nhất.”
Nếu bạn đã có kiến thức cơ bản về SEO Google maps thì có thể chuyển đến phần thực hành thì nhấn vào link sau đây nhé:
Còn nếu bạn mới tìm hiểu về SEO Google MAPS thì tôi khuyên bạn nên xem từ đầu để nắm được các kiến thức cơ bản và hiểu hơn về SEO Google maps nhé.
Những khái niệm cơ bản về SEO Google Maps
Trước khi triển khai bất kì công việc gì bạn cũng cần phải nắm rõ được nguyên lý khái niệm và cách hoạt động thì mới có thể làm chủ một cách seo website nào đó.
Vậy hãy bắt đầu từ những khái niệm cơ bản trước nhé!
SEO Google maps là gì?
Seo Google Maps là việc tối ưu hóa hồ sơ Google My Business để doanh nghiệp xuất hiện cao hơn trong kết quả tìm kiếm của Google Map, bao gồm các từ khóa liên quan đến địa điểm, dịch vụ hoặc sản phẩm của doanh nghiệp.
Theo số liệu của Google:
30% tổng số tìm kiếm trên thiết bị di động liên quan đến vị trí.
78% những người tìm kiếm thứ gì đó gần đó trên điện thoại của họ sẽ đến thăm doanh nghiệp trong vòng một ngày.
28% các tìm kiếm cho thứ gì đó gần đó dẫn đến mua hàng.
Cách Google Maps hiển thị doanh nghiệp của bạn
Danh sách doanh nghiệp Google của bạn, còn được gọi là Hồ sơ Doanh nghiệp (Business Profile) của bạn, có thể xuất hiện trong ba vị trí chính:
- Trang web và ứng dụng Google Maps: khi ai đó tìm kiếm một doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ trong App Google map. Số lượng danh sách phụ thuộc vào truy vấn.
- Local 3-Pack (thông thường chứa top 3 Google Maps): là danh sách ba doanh nghiệp đầu tiên trong kết quả tìm kiếm. Google hiển thị điều này trong kết quả tìm kiếm tiêu chuẩn khi nó nghĩ rằng người dùng muốn nhận kết quả gần đây hoặc địa phương. Ví dụ các từ khóa như “gần tôi” hoặc “gần [Vị trí].
- Local Finder (Danh sách doanh nghiệp mở rộng của Local 3-pack). Số lượng danh sách phụ thuộc vào truy vấn.
Tài liệu do Google công bố đã khẳng định Google chọn danh sách doanh nghiệp dựa trên 3 tiêu chí chính:
- Liên quan: Mức độ phù hợp của doanh nghiệp với những gì người tìm kiếm muốn.
- Khoảng cách: Google ưu tiên doanh nghiệp gần với vị trí tìm kiếm.
- Uy tín: Mức độ phổ biến của doanh nghiệp trong thế giới thực và trực tuyến
Tôi sẽ cụ thể hoá cho bạn:
- Trường hợp 1:Nếu người dùng tìm kiếm bằng từ khóa có chứa tên doanh nghiệp, Google Maps sẽ hiển thị kết quả đầy đủ của doanh nghiệp đó ở bên phải.
- Trường hợp 2: Nếu người dùng tìm kiếm bằng từ khóa không chứa tên doanh nghiệp, Google Maps sẽ đề xuất ba kết quả được cho là phù hợp nhất với yêu cầu tìm kiếm của người dùng. Các kết quả này sẽ được hiển thị ở bên trái của màn hình, và bao gồm các thông tin cơ bản như tên doanh nghiệp, địa chỉ, và xếp hạng.
Việc áp dụng SEO Google Maps chuẩn vào chiến lược marketing online sẽ giúp doanh nghiệp bạn ranking ở cả 2 trường hợp để tiếp cận được người dùng nhiều hơn. Tôi sẽ hướng dẫn cho bạn SEO Google Maps, giúp bạn có thể tự làm cho doanh nghiệp của mình trong trường hợp bạn không muốn bỏ thêm chi phí thuê ngoài.
Giải đáp Làm SEO là gì? Những công việc của người SEOer mà bạn cần biết
Xem ngay bảng báo giá SEO từ khóa tổng thể website theo phương pháp C.B.O của SEOSONA
Hướng dẫn cách tối ưu SEO Google Maps
Nếu bạn chọn dịch vụ SEO tổng thể tại SEOSONA, chúng tôi đã bao gồm SEO Google Map trong gói này. SEOSONA đã thực hiện cho hơn 1000 khách hàng của mình và giúp hơn 200 doanh nghiệp ranking trên Google Map.
Trước khi đến với các bước đăng ký, bạn cần chuẩn bị đầy đủ thông tin của doanh nghiệp, bao gồm:
- Tên doanh nghiệp
- Quốc gia/Lãnh thổ
- Địa chỉ cụ thể (số nhà, tên đường, phường, quận), thành phố, bang,
- Mã ZIP
- Số điện thoại
- Địa chỉ website
- Khung giờ hoạt động
- Danh mục kinh doanh
- Khu vực hoạt động/ Nơi cung cấp dịch vụ
- Một đoạn mô tả về công ty, dịch vụ, sản phẩm mà bạn kinh doanh,…
Hãy đảm bảo những thông tin này được nhất quán trên website và toàn bộ mạng xã hội của công ty bạn.
Nếu website của bạn đã xác minh doanh nghiệp thì có thể đọc ngay bước 3: Tối ưu hình ảnh và Geo Tag
Bạn có thể tham khảo bài viết ROI là gì? Mọi điều bạn cần biết về ROI trong Marketing 2023.
Bước 1: Đăng ký doanh nghiệp trên Google Map
Để xếp hạng trên Google Maps, bạn phải có mặt trên Google Maps và không bị trùng tên với doanh nghiệp khác.
Vì vậy, bạn cần truy cập vào Google Maps và nhập tên doanh nghiệp của bạn vào thanh tìm kiếm.
VD: Công ty TNHH SEOSONA
- Nếu chưa có thông tin về doanh nghiệp của bạn, hãy sử dụng tùy chọn “Thêm địa điểm bị thiếu”.
- Một cửa sổ sẽ bật lên, đề nghị bạn điền thông tin cơ bản về doanh nghiệp như giờ mở cửa, danh mục và địa điểm.
Khi bạn đã hoàn tất, hãy nhấp vào Gửi. Đơn đăng ký của bạn sẽ được xem xét và phê duyệt, đồng thời bạn sẽ nhận được thông báo qua email.
Bước 2: Đảm bảo doanh nghiệp đã xác minh trên Google My Business
Nhấn chọn “Quản lý hồ sơ của tôi” trong email được gửi sau khi điền các thông tin trong Google Maps.
Nhấn chọn xác minh bằng phương thức mà Google yêu cầu, thông thường sẽ xác minh bằng hình ảnh hoặc video của doanh nghiệp.
Bạn có thể xác minh đơn giản thông qua mã được gửi trong số điện thoại.
Nếu bạn không xác minh qua điện thoại vì bất kỳ lý do gì (điều này thực tế không có khả năng xảy ra), hãy thử các phương pháp xác minh khác do Google đề xuất.
Lưu ý: Chỉ những doanh nghiệp được xác minh mới có thể thực hiện các bước tiếp theo trong SEO Google Maps.
Trước khi bắt đầu tối ưu SEO Google Maps chi tiết cho doanh nghiệp, tôi sẽ cho bạn làm quen với giao diện quản lý hồ sơ doanh nghiệp mới trực tiếp trên trang của Google search.
Súng đạn đã sẵn sàng hết rồi, SEO TOP Google Maps thôi nhỉ!!!
Bước 3: Chỉnh sửa trang doanh nghiệp
Trong giao diện quản lý hồ sơ doanh nghiệp của bạn, chọn “chỉnh sửa trang” và điền đầy đủ các thông tin doanh nghiệp trong pop up. Nếu bạn đã điền đầy đủ khi thêm hồ sơ doanh nghiệp, bước này bạn chỉ cần kiểm tra lại các thông tin đã điền theo checklist ở dưới.
Bắt đầu điền hoặc kiểm tra thông tin theo checklist sau:
- Nhất quán tên doanh nghiệp và địa chỉ
Google đánh giá cao tính nhất quán của thông tin doanh nghiệp.
Tên và địa chỉ doanh nghiệp của bạn trên Google My Business phải giống hệt với tên và địa chỉ doanh nghiệp của bạn trên trang web, trang mạng xã hội, danh thiếp,…
Google vừa mới update cho phép bạn thêm các trang mạng xã hội lên chính hồ sơ doanh nghiệp để dễ dàng quản lý và tăng độ uy tín.
- Sử dụng số điện thoại địa phương
Số điện thoại địa phương cho thấy doanh nghiệp của bạn đang hoạt động và nằm ở khu vực đó. Hãy đảm bảo số điện thoại của bạn có mã vùng địa phương.
- Luôn cập nhật giờ làm việc
Hãy đảm bảo rằng giờ làm việc của bạn trên Google My Business luôn được cập nhật. Giờ làm việc này cần nhất quán với website hay các thông báo của bạn trên mạng xã hội.
- Viết mô tả doanh nghiệp hấp dẫn
Mô tả doanh nghiệp của bạn nên cung cấp thông tin đầy đủ và hấp dẫn về doanh nghiệp của bạn. Hãy sử dụng ngôn ngữ phù hợp với thương hiệu của bạn và bao gồm các từ khóa liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của bạn.
Để viết mô tả doanh nghiệp hấp dẫn, bạn có thể bắt đầu bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
Doanh nghiệp của bạn cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ gì? |
Doanh nghiệp của bạn có gì độc đáo? |
Tại sao khách hàng nên chọn doanh nghiệp của bạn? |
- Phân loại doanh nghiệp chính xác
Google sử dụng danh mục doanh nghiệp để xếp hạng doanh nghiệp của bạn. Hãy chọn danh mục chính và danh mục phụ cho doanh nghiệp của bạn một cách cẩn thận.
Bước 4: Tối ưu hình ảnh và Geo Tag
Để SEO Google Map hiệu quả, ngoài việc tối ưu hóa thông tin doanh nghiệp, bạn cần chú ý đến việc chọn lọc ảnh.
Ảnh được hiển thị trên Google Map khi người dùng tìm kiếm tên doanh nghiệp của bạn. Do đó, cần đảm bảo ảnh đẹp, chất lượng cao và liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Lựa chọn ảnh:
Bạn nên chuẩn bị từ 20-30 ảnh về công ty/sản phẩm/dịch vụ/thành viên công ty.
Ảnh có thể được chụp từ nhiều góc độ khác nhau để khách hàng có thể hình dung rõ hơn về doanh nghiệp của bạn.
- Ảnh gốc, do chính doanh nghiệp chụp. Tránh sử dụng ảnh tải từ trên mạng vì Google có thể nhận biết được và đánh giá thấp doanh nghiệp của bạn.
- Ảnh nên có định dạng .jpg, tránh sử dụng ảnh .png
- Ảnh nên có kích thước lớn, độ phân giải cao để hiển thị rõ nét trên Google Map.
Đặt tên cho ảnh
Googlebot không thể đọc được nội dung của ảnh. Do đó, bạn cần đặt tên cho ảnh để Google hiểu được nội dung của ảnh.
Tên ảnh nên bao gồm từ khóa liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ:
- Nếu bạn kinh doanh nhà hàng, tên ảnh có thể là: “nhà hàng hải sản”, “nhà hàng tiệc cưới”, “nhà hàng buffet”,…
- Nếu bạn kinh doanh thời trang, tên ảnh có thể là: “thời trang nữ”, “thời trang nam”, “thời trang trẻ em”,…
Thêm Geo Tag cho ảnh bằng Sonatool
Video dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách SEO hình ảnh băng công cụ sonatools.io chi tiết nhất:
Thông tin Geo Tag này sẽ giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung của ảnh. Đây cũng chính là cơ hội giúp bạn thêm các keyword phụ của mình vào hình ảnh.
Thật sự tôi rất hài lòng với tính năng này của Sonatool, đây là công cụ mà bạn có thể làm tất cả để SEO hình ảnh của mình.
Sau khi đã chuẩn bị hết ảnh, bạn hãy nhấn chọn “Thêm ảnh” trong trang quản lý hồ sơ doanh nghiệp và cho đăng tải các hình ảnh đã chuẩn bị.
Bước 5: Tối ưu bài đánh giá
Google đánh giá cao những doanh nghiệp mà khách hàng thích.
Google dựa vào các review để xếp hạng doanh nghiệp, bạn có thể chủ động yêu cầu khách hàng review và tích cực phản hồi lại.
Lưu ý: review cần tự nhiên và xuất phát từ người dùng, nhiều anh em Việt Nam mua đánh giá hay spam đánh giá kiểu khen lố hay không thực tế. Việc này thật sự không tốt cho map của bạn trong dài hạn.
Bước 6: Loại bỏ thông tin thừa
Khách hàng sẽ không thích phải thấy 2-3 địa chỉ khác nhau hay nhiều số điện thoại cho cùng 1 doanh nghiệp.
Tôi cũng gặp không ít case study về việc đối thủ GATO tạo ra nhiều hồ sơ doanh nghiệp trùng với địa chỉ và tên doanh nghiệp của mình.
Việc tôi có thể khuyên bạn đó là hãy xác minh doanh nghiệp và loại bỏ hết các thông tin thừa trong hồ sơ và loại bỏ các địa chỉ trùng với tên doanh nghiệp của bạn.
Bước 7: Nhúng bản đồ vào trang web
Một cách khác để cải thiện thứ hạng của bạn trên Google Maps là nhúng bản đồ Google vào trang web của bạn.
Điều này giúp Google xác định vị trí của doanh nghiệp của bạn và cho các đối tượng organic traffic tìm thấy bạn.
Để nhúng bản đồ Google vào trang web của bạn, hãy làm theo các bước sau:
- Tìm kiếm tên doanh nghiệp của bạn trong Google Maps.
- Nhấp vào “Chia sẻ” trong hồ sơ doanh nghiệp của bạn.
- Chọn tab “Nhúng bản đồ”.
- Chọn kích thước và kiểu dáng của bản đồ.
- Sao chép và dán mã nhúng vào trang web của bạn.
- Bạn có thể thêm mã nhúng vào bất kỳ vị trí nào trên trang web của mình, nhưng thường được đặt trên trang liên hệ.
Một số mẹo để nhúng bản đồ Google Maps hiệu quả:
- Sử dụng cùng một địa chỉ mà bạn đã đề cập trong hồ sơ doanh nghiệp trên Google Maps của mình. Điều này sẽ giúp Google xác định vị trí của bạn chính xác hơn.
- Chọn kích thước và kiểu dáng phù hợp cho trang web của bạn. Bạn có thể thử nghiệm các kích thước và kiểu dáng khác nhau để tìm ra cái phù hợp nhất với trang web của mình.
- Đặt bản đồ ở vị trí dễ thấy trên trang web của bạn. Bạn muốn khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy nó.
Bước 8: Xây dựng trích dẫn địa phương cho Map doanh nghiệp
Trích dẫn cho thị trường ngách là một bản lưu trữ các thông tin NAP (tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại) của một doanh nghiệp trong một lĩnh vực cụ thể.
Các trích dẫn này giúp Google xác minh địa chỉ và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Các trích dẫn càng chi tiết và chính xác, càng có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp thì thứ hạng Google Maps của doanh nghiệp càng cao.
Để xây dựng trích dẫn cho thị trường ngách, doanh nghiệp cần làm theo các bước sau:
- Chuẩn bị đầy đủ thông tin NAP của doanh nghiệp.
- Tìm kiếm các trang web ở khu vực hoạt động của doanh nghiệp hoặc dành riêng cho lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
- Liên hệ với các trang web này để đăng tải thông tin NAP của doanh nghiệp.
Ví dụ:
SEOSONA một trong những công ty seo uy tín, chuyên cung cấp dịch vụ SEO tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Để xây dựng trích dẫn cho thị trường ngách, SEOSONA cần đăng tải thông tin NAP của công ty lên các trang web ở Thành phố Hồ Chí Minh hoặc các trang web dành riêng cho lĩnh vực SEO như website của seongon agency, vietnix, topcv, trang vàng,…
Bước 9: Khai báo Schema Markup Local Business
Schema Markup Local Business là một loại dữ liệu có cấu trúc giúp Google hiểu rõ hơn về doanh nghiệp của bạn và vị trí của nó.
Nó có thể được sử dụng để cải thiện thứ hạng của bạn trên Google Maps và Google Tìm kiếm.
Bạn hãy đăng nhập vào Sonatool, chọn tạo Schema => chọn loại Schema “Local Business” và điền đầy đủ các thông tin. Sonatool sẽ giúp bạn tạo Schema hoàn thiện chỉ trong vài giây
Sau khi bạn đã có mã JSON, hãy thêm nó vào trang web của mình.
Bạn có thể thêm mã vào phần head hoặc body của trang web.
Lời kết
Tôi đã giản lược đi hết tất cả phần nâng cao và không cần thiết khi SEO Google Maps để đảm bảo rằng bạn chỉ cần làm theo 9 bước của tôi là sẽ có một Map doanh nghiệp rank top.
Hy vọng rằng bài viết không chỉ cung cấp cho bạn lý thuyết suông mà sẽ cùng bạn từng bước một đưa bản đồ doanh nghiệp lên top tìm kiếm.
Bạn có thể tìm hiểu thêm dịch vụ SEO của team SEOSONA để được tư vấn dịch vụ SEO tổng thể website trong đó bao gồm tối ưu Google Map cho doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm: