Cập nhật lần cuối: 21/11/2024.
Khái niệm Nofollow là gì hay còn gọi là rel=”nofollow” chắc hẳn đã được nhiều SEOer biết đến.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về tầm quan trọng của nó trong SEO và cách cài đặt thuộc tính nofollow. Hoặc nếu bạn không biết quản lý phù hợp sẽ bị Google phạt.
Vậy thực chất liên kết nofollow là gì? Liên kết nofollow có công dụng gì trong SEO? Các cách nào để cài thuộc tính rel=”nofollow”?
Trong bài viết này, tôi sẽ giải thích mọi thứ về liên kết nofollow cho bạn biết. Bạn cần phải đọc bài viết này để hiểu rõ hơn về liên kết nofollow và cách sử dụng nó hiệu quả trong SEO.
Khái niệm rel=Nofollow là gì
Trong HTML, rel là một thẻ dùng để quy định thuộc tính của các liên kết.
Rel=Nofollow là một thuộc tính HTML được sử dụng để thông báo cho các công cụ tìm kiếm rằng một liên kết không được theo dõi. Điều này có nghĩa là các công cụ tìm kiếm sẽ không sử dụng liên kết đó để phân tích và xếp hạng trang web đích.
Có 2 loại thuộc tính rel chính là rel=”nofollow” và rel=”dofollow” nó dùng để khai báo với công cụ tìm kiếm.
Phân biệt giữa Nofollow và Dofollow Link
Sự khác biệt giữa hai loại thuộc tính này là khi bạn nhìn vào đoạn mã HTML.
Dofollow:
<a href=”https://seosona.com”>SEOSONA</a> |
Nofollow:
<a href=”https://seosona.com” rel=”nofollow”>SEOSONA</a> |
Thuộc tính nofollow chỉ định rằng liên kết không nên được theo dõi bởi các công cụ tìm kiếm. Điều này có thể ngăn các công cụ tìm kiếm như Googlebot theo dõi và đánh giá liên kết đó trong quá trình xếp hạng trang web.
Và để hiểu rõ hơn vì sao tôi lại nói điều đó thì việc đầu tiên là bạn hãy tìm hiểu đến lịch sử ra đời của link nofollow?
Cập nhật của thẻ rel=”nofollow” và các giá trị khác 2020
Trước năm 2020, Google hoàn toàn bỏ qua các liên kết nofollow. Tuy nhiên, vào năm 2020, Google đã thay đổi cách xử lý các liên kết nofollow, nó sử dụng các liên kết nofollow như một gợi ý cho mục đích thu thập thông tin và lập chỉ mục.
Cùng với đó các thẻ rel=”sponsored” và rel=”ugc” cũng được Google dùng để là gợi ý nhằm xác định bản chất của các liên kết trong kết quả tìm kiếm của Google.
- rel=”sponsored”: thuộc tính của các liên kết được trả phí trên trang web của bạn như một phần của quảng cáo, tài trợ hoặc các thỏa thuận có trả phí khác.
<a href=”https://example.com” rel=”sponsored”>Đây là liên kết được tài trợ</a> |
- rel=”ugc”: đây là thuộc tính liên kết được dùng đối với nội dung do người dùng tạo ví dụ như là nhận xét và bài đăng trên diễn đàn.
<a href=”https://example.com” rel=”ugc”>Đây là liên kết UGC</a> |
Trong trường hợp nếu liên kết của bạn không phải là một trong hai thuộc tính là rel=”sponsored” và rel=”ugc” nhưng vẫn muốn Google xem nó là gợi ý bạn có thể thiết lập thẻ rel=”nofollow”.
Ngoài ra bạn có thể kết hợp nhiều rel giá trị cho cùng một liên kết. Ví dụ như là rel=”nofollow sponsored”.
Công dụng của liên kết Nofollow trong SEO
Cải thiện chất lượng hồ sơ liên kết của bạn
Liên kết nofollow trong hồ sơ backlink của bạn là một dấu hiệu cho thấy trang web của bạn đang hoạt động tốt. Nó cho thấy rằng bạn đang tạo ra nội dung có giá trị và hấp dẫn đối với các trang web khác từ các dẫn chứng bên ngoài.
Vì vậy, nếu bạn thấy rằng hồ sơ backlink của mình có nhiều liên kết nofollow, đừng lo lắng. Điều đó là hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên, nếu tỷ lệ liên kết nofollow trong hồ sơ backlink của bạn quá cao, thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy trang web của bạn đang gặp vấn đề.
Ví dụ, nếu bạn đang sử dụng các phương pháp SEO mũ đen và SEO mũ xám để tạo ra backlink, thì bạn có thể đang nhận được nhiều liên kết nofollow.
Lưu ý về liên kết nofollow
- Một số trang web có thể liên kết đến trang web của bạn với thuộc tính nofollow.
- Một tỷ lệ lớn liên kết nofollow có thể gây nghi ngờ và được xem xét bất thường trong hồ sơ backlink của một trang web.
Tránh các hình phạt thuật toán Google Penalty bằng cách đặt rel nofollow
Trong một số trường hợp, trang web của bạn có nhiều lượt truy cập, bạn đặt một bài viết tài trợ trên trang để tăng lưu lượng truy cập và bao gồm một backlink trỏ về trang web của bạn.
Tuy nhiên Google đã tuyên bố rằng, mua các liên kết trả phí vi phạm chính sách của họ về quản trị trang web. Và nó tạo ra một tranh cãi trong cộng đồng SEO:
- Nhóm người thứ nhất: Họ tin rằng Google có thể xác định liên kết trả phí: Họ cho rằng Google có khả năng sử dụng thuật toán để xác định các liên kết trả phí.
- Nhóm ngườ thứ 2: Họ tin rằng Google không thể chắc chắn xác định liên kết trả phí: Họ cho rằng Google không thể đảm bảo 100% xác định được tất cả các liên kết trả phí bằng thuật toán.
Tuy nhiên, cho dù ý kiến nhóm người số 2 có đúng, bạn vẫn nên cẩn thận khi mua và trả phí các liên kết theo ý muốn.
Bởi Google cung cấp một công cụ cho người dùng báo cáo các trang web sử dụng liên kết có trả phí.
Và điều bạn cần lưu tâm ở đây không phải là Google mà chính đối thủ của bạn. Nếu một đối thủ thấy bạn xếp hạng cao cho từ khóa quan trọng của họ và họ phát hiện các liên kết trả phí trong hồ sơ backlink của bạn.
Họ có thể quyết định báo cáo cho Google. Điều này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho bạn và làm giảm cạnh tranh trong kết quả tìm kiếm. Cho nên thiết lập rel=”nofollow” cho các đường dẫn là cần thiết.
Vì vậy, thay vì mua các liên kết hãy tập trung vào tạo nội dung chất lượng và đảm bảo rằng trang web của bạn cung cấp giá trị thực sự cho người dùng.
Ưu tiên thu thập dữ liệu từ Googlebot
Khi bạn đặt thẻ rel=”nofollow” sẽ giúp Googlebot thu thập dữ liệu được nhanh hơn.
Ví dụ: trong bài viết về Featured Snippet là gì tôi có liên kết đến trang web phân tích của Backlinko làm dẫn chứng để giải thích là tối ưu giọng nói giúp hiển thị cao hơn và tăng độ uy tín thương hiệu.
Tôi đặt thẻ rell=”nofollow” cho liên kết đến bài viết đó, nhằm giúp con bot Google có thể hiểu đây là nguồn mà tôi lấy thông tin và thông báo cho Google bot biết liên kết này không được theo dõi.
Mặc khác, khi bạn áp dụng rel=”nofollow” vào trang website còn có thể giúp công cụ tìm kiếm tăng tốc độ lập chỉ mục trong sitemap.
Cách kiểm tra rel nofollow?
Kiểm tra thủ công
Dưới đây là một cách khác để kiểm tra link nofollow:
Bước 1: Click phải chuột vào bất kỳ bài blog nào và chọn “View page source”.
Bước 2: Nhìn vào đường link trong HTML của trang.
Bước 3: Bạn nhấn phím tắt Ctrl + F, gõ tìm kiếm Nofollow. Nếu bạn thấy thuộc tính rel=”nofollow” nghĩa là đường link đó không được theo dõi.
Kiểm tra rel=”nofollow” bằng Extensions
Sau khi cài đặt, các link có thuộc tính Nofollow lúc này sẽ có hiển thị như hình.
Cách đặt rel=nofollow trên website wordpress
Đặt link nofollow thủ công
Chẳng hạn trang web của bạn sử dụng WordPress, tất cả các liên kết nhận xét blog sẽ tự động có thuộc tính nofollow.
Ngoài ra bạn có thể thiết lập rel=”nofllow” trong nội dung bài viết của bạn. Sau đây là hướng dẫn:
Bước 1: Bôi đen nội dung cần chèn liên kết.
Bước 2: Chọn vào biểu tượng liên kết
Bước 3: Dán URL và khung và chọn mũi tên.
Bước 4: Sau khi dán chọn vào biểu bánh răn.
Bước 5: Chọn rel=”nofollow” cho liên kết
Sử dụng plugin tự động đặt link nofollow
Ở đây tôi sẽ chỉ bạn cách cài đặt thuộc tính rel=”nofollow” bằng plugin Rankmath.
Đầu tiên bạn cần phải cài đặt plugin vào trong WordPress.
Bước 1: Truy cập trang quản trị WordPress của bạn.
Bước 2: Nhấp vào Plugins > Cài mới.
Bước 3: Nhập tên plugin Rank Math SEO.
Bước 4: Nhấp vào nút Cài đặt bên cạnh plugin bạn muốn cài đặt. Nhấp vào nút Kích hoạt để kích hoạt plugin.
Sau đó là cài đặt thuộc tính Nofollow cho các liên kết.
Bước 1: Bạn chọn vào Plugin Rank Math SEO đã cài.
Bước 2: Chọn mục “General Settings” phía dưới.
Bước 3: Nhấn chọn “Link” tại mục “Nofollow External Links” bạn kích hoạt nó như hình.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng Plugin Nofollow for external link.
Bước 1: Tải xuống tệp zip mới nhất và giải nén thư mục ‘nofollow-external-link'.
Bước 2: Tải nó lên thư mục ‘/wp-content/plugins/' của bạn.
Bước 3: Kích hoạt ‘Nofollow cho liên kết bên ngoài' trên menu ‘Plugin' trong bảng quản trị WordPress.
Bước 4: Thế là xong, bạn đã hoàn tất
Bây giờ hãy kiểm tra các liên kết bên ngoài sẽ mở trong cửa sổ mới và rel=nofollow được thêm vào.
Khi nào nên sử dụng thẻ rel=”nofollow” cho website?
Vì nó mang lại một số lợi ích cho nên bạn cần phải biết cách đặt chúng sao cho phù hợp tránh trường hợp bị Google phạt. Sau đây là một số trường hợp có thể sử dụng thẻ rel=”nofollow”
Liên kết đến các trang web không đáng tin cậy
Đó những trang web mà bạn khó có thể kiểm soát được hoặc không phải do bạn tạo ra chẳng hạn như là:
- Các bình luận trên các bài đăng của bạn
- Các diễn đàn thảo luận có link trỏ về website của bạn
Trong các trường hợp như vậy, để đảm bảo các link không ảnh hưởng tới thứ hạng website của bạn, bạn nên sử dụng thẻ rel=”nofollow”.
Liên kết trả phí/được tài trợ
Theo nguyên tắc Quan trị web của Google, mọi liên kết có trả phí được cho là đủ điều kiện khi sử dụng thuộc tính nofollow.
Các liên kết trả phí là những liên kết quảng cáo được đặt trên website của bạn bao gồm:
- Quảng cáo Google Adsense
- Affiliate Links
Ví dụ: Nếu bạn trả phí, tài trợ hoặc dưới bất kỳ hình thức nào, hãy sử dụng rel=”nofollow” (hoặc rel=”sponsored”). Điều này áp dụng cho cả liên kết trong và ngoài nước.
Ví dụ: Nếu bạn trả phí, tài trợ hoặc dưới bất kỳ hình thức nào, hãy sử dụng rel=”nofollow” (hoặc rel=”sponsored”).
No hay Do Follow là các yếu tố Offpage, bạn nên hiểu cách viết content chuẩn seo trước sau đó dành thời gian cho các tip nâng cao.
Kết luận
Liên kết nofollow là một loại liên kết không được tính đến khi xếp hạng trang web. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến trang web, tùy thuộc vào nguồn liên kết.
Vì vậy, điều quan trọng là phải hiểu cách sử dụng liên kết nofollow một cách hiệu quả.
Ngoài ra nếu bạn đang quan tâm đến các kiến thức khác và mong muốn nắm làm chủ SEO cho website của mình thì Khóa học SEO của chúng tôi bạn có thể tham khảo.
Còn nếu bạn đã có website nhưng không có nhiều thời gian để tối ưu SEO, bạn có thể tham khảo dịch vụ seo google của seosona nhé
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc gì về các link nofollow bạn có thể bình luận cuối bài viết để mình cùng thảo luận nhé!
Cuối cùng theo dõi các bài viết mới nhất trên website Seosona.com để cập nhật những kiến thức mới nhất về xu hướng SEO nhé! Chúc bạn thành công trong mọi dự án SEO của mình.