Cập nhật lần cuối: 14/11/2024.
Viết bài chuẩn SEO là kỹ năng bắt buộc người làm SEO phải. Một bài viết tốt ngoài việc tuân thủ theo nguyên tắc đánh giá chất lượng nội dung của Google và các yếu tố kỹ thuật ra, còn phải đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của người dùng, từ đó được Google xếp hạng cao trên kết quả tìm kiếm (SERPs).
Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách viết một bài Content chất lượng, hữu ích và hướng tới người dùng. Tại sao tôi lại gọi là Content chất lượng và hữu ích, mà không phải là “Chuẩn SEO”.
Hãy đọc hết bài viết này của SEOSONA bạn sẽ rõ.
Tư duy “chuẩn SEO” hiểu sao cho đúng
Trước khi đi vào chi tiết cách viết bài chuẩn SEO, bạn cần hiểu thế nào là “Chuẩn SEO”.
Content chuẩn SEO hay bài viết chuẩn SEO là những nội dung chất lượng không chỉ đáp ứng đúng các tiêu chí và nguyên tắc Google đặt ra, mà còn phải thỏa mãn được Search Intent – Ý định tìm kiếm của người dùng.
Quá trình mà bạn tạo ra những nội dung chất lượng, hữu ích và đáp ứng được các yếu tố về kỹ thuật của Google nhằm cải thiện thứ hạng, khả năng hiển thị của bài viết trên kết quả tìm kiếm – SERPs được gọi là viết bài chuẩn SEO.
Dưới sự phát triển không ngừng của Google các thuật toán được liên tục cập nhật, những yếu tố chuẩn SEO như, mật độ từ khóa hay độ dài của nội dung không còn quá quan trọng như thời điểm trước.
Thay vào đó Google đánh giá nội dung dựa trên các yếu tố về sự hữu ích cũng như độ tin cậy của nội dung, và không còn quá quan tâm tới các yếu kỹ thuật như trước nữa.
Vì vậy trước khi tạo ra nội dung SEO hay bất cứ nội dung gì, bạn cần trả lời 3 câu hỏi sau:
- Câu hỏi 1: Bài viết này giúp ích gì được cho người dùng?
- Câu hỏi 2: Nội dung của bạn có dễ hiểu hay không?
- Câu hỏi 3: Có bằng chứng nào có thể chứng minh cho các thông tin bạn đưa ra trong bài viết hay không?
Đây là 3 câu hỏi mà bạn cần ghi nhớ trước khi tạo bất kỳ nội dung nào trên website.
Ngoài ra bạn cũng cần phải rèn luyện thêm 2 kỹ năng cực kỳ quan trọng là “kỹ năng viết” và “kỹ năng research và tổng hợp thông tin“.
Đây là hai kỹ năng cực kỳ quan trọng để bạn tạo ra được những bài Content chất lượng.
Đây là kiến thức và kinh nghiệm SEO thực chiến mà đội ngũ SEOSONA đúc kết lại thông qua quá trình triển khai dịch vụ SEO tổng thể và nghiên cứu các Case Study được chia sẻ từ các chuyên gia SEO nổi tiếng trên thế giới.
Cách viết bài chuẩn SEO 9 bước chi tiết
Sau đây là hướng dẫn chi tiết quy trình 9 bước tạo ra bài viết chuẩn SEO của SEOSONA đang áp dụng cho các dự án SEO tổng thể của khách hàng. Bài viết sẽ khá dài, nếu lười đọc bạn có thể xem Video bài số 4 trong chuỗi Video về KHÓA HỌC CONTENT SEO MASTERY MIỄN PHÍ của tôi.
9 bước viết content chuẩn SEO bao gồm:
- Tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ
- Nghiên cứu từ khoá
- Xác định search intent
- Gom nhóm từ khoá
- Xác định Landing Page
- Lên outline
- Viết nháp và hoàn thiện bài viết
- Upload bài viết lên website và tối ưu bài viết chuẩn SEO
- Đăng bài và chia sẻ bài viết
Quy trình này theo quy tắc 80 20, hãy thật sự tập trung vào 20% để mang lại 80% kết quả. Follow từng bước 1 và đừng bỏ qua phần nào trong bài này hết nhé.
Bắt đầu thôi!!!
Bước 1: Tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ
Nếu là sản phẩm thì cần tìm hiểu: Tính năng, công dụng/ lợi ích, các thông số sản phẩm, video, hướng dẫn sử dụng, tính năng nâng cao, sự khác biệt của sản phẩm này với sản phẩm khác, các chính sách bảo hành, bảo trì, khuyến mại, hậu mãi, tất tần tật thông tin về sản phẩm bạn phải tìm hiểu nhé.
- Nên xem catalog giới thiệu sản phẩm đó (nếu có) hoặc đọc các bài viết trên Website của đối thủ để tìm thêm thông tin.
- Nếu được khách hàng training về sản phẩm thì càng tốt.
Nếu là dịch vụ/ tin tức/ kinh nghiệm thì cần tìm hiểu: Dịch vụ này là dịch vụ gì, dịch vụ này đem lại giá trị gì cho khách hàng, các tiêu chí của dịch vụ đạt được. Các thông tin về dịch vụ bạn cần nghiên cứu thêm trên website của đối thủ để hiểu rõ hơn.
Bước 2: Nghiên cứu và xác định từ khoá viết bài
Tôi luôn cho rằng nghiên cứu từ khoá giống như là nghiên cứu thị trường, mình biết được hành trình khách hàng họ muốn gì, họ search gì và chúng ta đáp ứng cho họ.
Ngoài ra, trong lúc nghiên cứu đó mình cũng đã nghiên cứu đối thủ, họ là ai? họ làm gì? họ đã làm tốt cái content marketing đó hay chưa? họ trình bày content đó ra sao?
Ví dụ khi một người mua máy lạnh, họ sẽ tìm kiếm so sánh về hãng, sau đó quyết định được hãng thì tìm chỗ mua, hậu mua hàng họ cần sửa chữa,…
Khi đó mình hiểu rõ được hành trình này, mình sẽ quyết định viết về nội dung gì?
Thông thường, ở bước này vị trí SEOer lead dự án sẽ làm việc với khách hàng và đưa ra bộ từ khoá cần viết bài. Tuy nhiên là người viết bài, bạn cần hiểu rõ:
- Mỗi Page trên website chỉ thể hiện duy nhất 1 cụm từ khoá chính, đại diện cho nhu cầu tìm kiếm cụ thể của người dùng.
- Người dùng thường tìm kiếm đa dạng các từ khoá dài ngắn khác nhau, ngữ nghĩa khác nhau. Nên ngoài từ khoá chính, mỗi bài viết sẽ SEO thêm được các từ khoá phụ (VD: viết bài chuẩn SEO, bài viết chuẩn SEO, cách viết bài chuẩn seo, ….)
#Tips
Bước 1 và bước 2 sẽ hỗ trợ nhau rất nhiều, ví dụ khi bạn tìm hiểu kĩ về sản phẩm dịch vụ thì sẽ hiểu rõ hơn nên chọn từ khoá như thế nào? Vì vậy 2 bước trên không tách rời mà sẽ bổ trợ cho nhau.
Đối thủ cạnh tranh là kênh phân tích rất tốt cho SEO, vì nếu đối thủ của bạn đã làm SEO rồi và đang chiếm thị phần tốt bạn nên phân tích cách họ chọn từ khoá và triển khai SEO. Từ đó ta có thể lựa chọn cạnh tranh trực tiếp hoặc chọn những từ khoá mà đối thủ chưa làm.
Để nghiên cứu từ khóa bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như: Ahrefs, Semrush, Google keyword Planner, Sonatools
Bước 3: Xác định nhu cầu tìm kiếm
Nhu cầu tìm kiếm hay “Search intent” có nghĩa là mục đích của người dùng khi họ tìm kiếm thông tin trên mạng.
Ví dụ, nếu ai đó gõ từ khóa “nhà hàng bia tươi ngon Hồ Chí Minh”, thì họ muốn tìm kiếm tên các nhà hàng bia tươi ngon tại Hồ Chí Minh để đi hoặc so sánh các quán với nhau.
Nếu sai ngay từ bước này thì dù bạn có bỏ bao nhiêu thời gian hay công sức, Google cũng sẽ không công nhận.
Hãy hình dung rằng người dùng đang tìm kiếm nhà hàng, mà bài viết của bạn lại nói về máy lọc nước của Đức. Google sẽ không bao giờ cho phép website của bạn xuất hiện đến người dùng.
Có những từ khoá khá rõ ràng về “Search Intent” nhưng có một số từ khoá sẽ không rõ ràng hay mang nhiều Search Intent. Việc của bạn là phải hiểu người dùng, hiểu bằng cách nào?
Cách xác định Search Intent bằng Google search
1/ Bạn hãy search từ khóa trên Google search
2/ Đọc và phân tích 3-5 top tìm kiếm
3/ Đọc các kết quả SERPs khác có thể thêm vào bài viết như: nội dung tìm kiếm khác, Featured snippet, Mọi người cũng hỏi,…
4/ Hãy trả lời các câu hỏi phân tích dưới đây về phân tích Search Intent:
- Bài này đang nói về vấn đề gì?
- Thuộc định dạng bài nào?
- Intent chính của keyword là gì?
- Bài này content cần giải quyết được vấn đề gì cho người đọc/ khách hàng?
- Viết cho đối tượng nào?
- SERP: Nhận diện ở trang 1 Google thế nào?
Bước 4: Gom nhóm từ khoá
Sau khi các bạn đã thu thập đủ thông tin hết rồi, bây giờ chúng ta phải sử dụng các Sonatools để gom nhóm những từ khoá chung ý định tìm kiếm lại với nhau.
Mỗi bài viết sẽ đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của 1 từ khoá chính và nhiều từ khoá phụ. Cái khó ở bước này là xác định được từ khoá chính và các từ khoá phụ có cùng nhu cầu tìm kiếm như thế nào?
Áp dụng lý thuyết này, tôi và đội ngũ đã tạo ra công cụ Sonatool giúp cộng đồng tối ưu công việc viết content SEO của mình.
Ví dụ nhé!!!
Tôi đang viết bài viết đáp ứng nhu cầu “một bạn muốn viết bài viết cho website để seo nhưng không biết viết như thế nào? Tôi nghiên cứu và biết được rằng có nhiều cụm tìm kiếm cho cùng 1 mục tiêu này:
- bounce rate website là gì
- bounce rate la gì
- cách tính bounce rate
- bounce rate trong marketing là gì
- bounce rate google analytics là gì
Tôi sẽ SEO bộ từ khoá này trong 1 bài viết SEO chủ đề “Bounce rate là gì”.
Trên đây chỉ là 1 ví dụ nhỏ của tôi trong lĩnh vực SEO, các bạn sẽ viết bài cho nhiều lĩnh vực khác nhau nên sẽ có nhiều nhóm từ khoá khác nhau. Tôi thú thật với các bạn rằng tôi làm tất cả chỉ bằng Sonatool và Google Search.
Bước 5: Xác định Landing Page
Sau khi gom nhóm được từ khoá chung ý định tìm kiếm, thì mình phải biết nó ở đâu trên website của mình và tạo nội dung chính xác cho nhóm từ khoá đó.
Trong một cuộc thi về SEO mà tôi làm giám khảo, thật sự kế hoạch của các bạn trẻ rất hoành tráng, rất chi tiết nhưng tôi không hiểu sao chẳng có ai sửa cho các bạn một lỗi sai chí mạng. Với từ khoá “trị mụn”, các bạn tạo danh mục sản phẩm là “trị mụn” trong khi search từ khoá “trị mụn” thì nó toàn ra các bài viết, vậy thì làm sao các bạn này có thể SEO thành công từ khoá “trị mụn”.
Xác định Landing Page sai sẽ khiến bạn mất đi 80% cơ hội SEO thành công.
Việc này ảnh hưởng sâu sắc đến kết quả SEO của dự án, nên tôi quyết định tách bước này sang 1 bước riêng để các bạn rà soát lại nội dung của mình.
Bước 6: Lên outline, bố cục bài viết
Giống như một bài văn cần có mở bài, thân bài, kết bài; một bài viết chuẩn SEO sẽ lên outline theo meta tag như: title, sapo, heading, meta description.
Không có bất kì một tiêu chuẩn nào cho việc lên Outline, tôi chỉ có thể giải thích cho bạn hiểu rõ từng thành phần cần có trong Outline, cách sử dụng chúng. Tôi tin bạn sẽ giỏi nếu như sau khi hiểu những gì tôi nói và sáng tạo ra những quy tắc cho riêng mình trong từng loại bài viết.
Cách thành phần cần biết trong một Outline bài viết SEO:
- Title: Là tiêu đề mà người dùng sẽ đọc được trên trang tìm kiếm của Google sau khi search một từ khoá.
- Meta description: là đoạn mô tả dưới Title mà người dùng sẽ đọc được trên trang tìm kiếm của Google sau khi search một từ khoá.
- Heading: là các thẻ tag từ H1 đến H6 để làm rõ nội dung của chủ đề viết. Các Heading sẽ phân tầng nội dung của bài viết, cao nhất là Heading 1 và giảm dần xuống Heading 6.
- Sapo: Là đoạn mô tả cho nội dung của Heading, thường mọi người chỉ tập trung sử dụng sapo cho Heading 1. Nhưng tôi khuyên các bạn nên có sapo cho cả Heading 2.
Mẫu Outline bạn có thể dựa theo:
Đây là mẫu outline thông dụng nhất mà tôi dùng để phát triển ra dạng bài viết khác nhau.
THỰC HÀNH: Bạn có thể dừng lại 1 phút để thực hành xác định các thành phần SEO này trong bài viết của tôi.
Checklist các lưu ý khi lên Outline:
- Heading:
- Trong bài chỉ có 1 H1 duy nhất.
- Tối thiểu từ 2 H2 trở lên. Mỗi H2 có tối thiểu từ 2 H3.
- Tương tự mỗi H3 có tối thiểu 2 từ 2 H4
- Các H2 phải là các ý độc lập, ngang bằng nhau về mặt nội dung.
- Tương tự với các H3, H4 với nhau. Heading nhỏ hơn phải diễn giải chi tiết hơn nội dung cho Heading lớn.
- Chèn từ khóa vào heading
- H1 bắt buộc chứa keyword chính.
- H2 chứa keyword chính hoặc phụ / H3 nên chứa keyword phụ (không cần chèn hết bộ keyword/ chèn linh hoạt tùy theo ngữ cảnh nếu phù hợp, ưu tiên keyword có volume từ cao đến thấp).
- Ưu tiên các Heading giải quyết vấn đề của keyword lên càng đầu bài càng tốt (3 Heading 2 đầu tiên).
Bước 7: Viết nháp và hoàn thiện bài viết
Bước này bạn nên viết theo cách tự nhiên nhất, không cần quan tâm đến bất kỳ yếu tố SEO hay kĩ thuật gì. Khi bạn đã có một bản nháp đầy đủ nội dung, bạn có thể bắt đầu tối ưu bài viết theo các yếu tố SEO.
Hoàn thành trước – Hoàn hảo sau
Viết tiêu đề
Tiêu đề SEO là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong SEO, giúp thu hút người dùng click vào bài viết của bạn trên kết quả tìm kiếm của Google. Một tiêu đề SEO tốt cần phải:
- Gồm từ khóa chính: Tiêu đề phải bao gồm từ khóa chính mà bạn muốn nhắm mục tiêu. Điều này sẽ giúp Google hiểu nội dung của bài viết của bạn và xếp hạng nó cao hơn cho các tìm kiếm liên quan.
- Thu hút người dùng: Tiêu đề phải đủ hấp dẫn để người dùng click vào. Bạn có thể sử dụng các kỹ thuật như câu hỏi, số liệu, hoặc lời kêu gọi hành động để thu hút sự chú ý của người dùng.
- Đúng với nội dung: Tiêu đề phải phản ánh đúng nội dung của bài viết. Điều này sẽ giúp người dùng không bị thất vọng khi họ click vào bài viết của bạn.
#Tips: Bạn nên tham khảo tiêu đề của top 10 đối thủ vì những tiêu đề này đã được Google công nhận và đề xuất cho từ khoá đó.
Viết đoạn sapo – giới thiệu bài viết
Sapo nên ngắn gọn, súc tích, không quá 155 từ, nhấn mạnh nội dung chính của bài viết như nhìn thẳng vào nội dung người dùng thắc mắc, cũng như có thể nêu rõ cách tháo gỡ vướng mắc trước mắt của họ.
Vì vậy bạn nên: tập trung vào một ý chính, viết phù hợp với đối tượng mục tiêu của bài viết và thu hút họ tiếp tục đọc bài viết.
TIPS: Tôi thường nêu trực tiếp vấn đề của người đọc và hứa hẹn bài viết sẽ giúp họ vượt qua nỗi đau đó.
Triển khai nội dung cho từng Heading
Như đã nhắc, phần thân bài sẽ là câu trả lời thắc mắc chất vấn của người dùng. Hãy trình bày tất cả những điều bạn cảm thấy là có ích cho họ. Bố cục thân bài cần mạch lạc, phân chia theo nhiều đoạn ngắn là phần nội dung xoay quanh chủ thể của bài viết.
Một số checklist ở thân bài:
- Bài viết truyền tải thông điệp cô đọng, chính xác, có chiều sâu chứ không dàn trải, dài dòng.
- Xen kẽ nội dung viết có thể là ảnh, Video, Infographic, CTA, . .. nhằm để Content của bạn cuốn hút hơn nữa, đặc biệt là về ngành kiến trúc, nội thất, may mặc.
- Ngắt gọn các đoạn từ 2-3 câu giúp người đọc tiện quan sát còn không để thừa dài dòng sẽ gây ngán.
- Phân bố từ khoá đều đặn, tự nhiên xuyên suốt bài viết với tỷ lệ từ 1-3%. Ví dụ bài viết 500 từ bạn cần đặt 5 từ khoá, xen kẽ giữa mở bài, H1, H2, thân bài đến kết bài.
- Thêm số liệu thống kê, trích dẫn nguồn từ các trang uy tín.
Kết bài
Phần kết bài viết chuẩn SEO thông thường có tác dụng cô đọng nội dung nhằm khẳng định độ đặc biệt của bài viết, có độ dài từ 80 – 150 từ.
Đây cũng là thời điểm hoàn hảo giúp bạn nhấn mạnh vấn đề thương hiệu doanh nghiệp để mời gọi họ hành động. Đừng quên nhập từ khoá sau đuôi kèm link nguồn nếu có.
Bước 8: Upload bài viết lên website và tối ưu chuẩn SEO
Đây là bước quan trọng giống như bạn đang làm mọi thứ trở nên gọn gàng nhưng không kém phần hấp dẫn đến cả Google và người đọc.
Tối ưu URL/Slug
Slug là một phần trong URL và phải là duy nhất trong toàn Website của bạn. Để tối ưu SEO, Slug nên dễ đọc cho người dùng và Google.
URL nên chứa từ khóa chính, ngắn gọn, thể hiện nội dung của bài viết. Ví dụ: “https://seosona.com/cong-ty-seo/”
Tối ưu Heading 1
Tiêu đề và H1 của bài viết không nên trùng nhau
- H1 chứa tối đa 70 ký tự
- H1 nên chứa Keyword có lượng Search cao thứ 2
- Cũng như tiêu đề, từ khóa nên nằm đầu dòng H1
- Tương tự tiêu đề, H1 nên dùng số lượng (ưu tiên số lẻ) và tính từ “mạnh”
- Mỗi bài viết nên có một H1 duy nhất
Bạn có thể thấy được tôi đã tối ưu thẻ H1 cho bài viết này
Tối ưu Subheading (H2, H3, H4 …)
Khi viết bài SEO, nên dùng Subheading để làm rõ nghĩa và bố cục cho bài viết.
- Các thẻ H2 hỗ trợ làm rõ nghĩa (Support) cho H1, H3 Support cho H2, H4 Support cho H3 …
- Nên in đậm các Subheading và chèn LSI keywords vào các Subheading.
- Một Subheading nhỏ không chứa quá 300 chữ.
- Nếu đã dùng đến H2 thì nên có từ hai H2 trở lên, tương tự với H3, H4 để đảm bảo tính logic.
Tối ưu Meta Description
- Từ ngữ trong thẻ Meta Description cần ngắn gọn, súc tích chứa nội dung chính, hấp dẫn người dùng Click vào bài viết.
- Thẻ Meta Description tối đa 120 ký tự để phù hợp với giao diện Desktop và tối ưu trên cả thiết bị di động.
- Gợi lên cảm xúc và đưa ra giải pháp giải quyết “nỗi đau” người dùng đang gặp phải.
- Tuyệt đối không nhồi nhét từ khóa vào phần Meta Description.
Tối ưu hình ảnh
Hình ảnh đang là xu hướng tìm kiếm của người dùng và được Google rất ưa chuộng. Thế nhưng nếu chỉ đăng đại ảnh lên mà không có tiêu chuẩn cụ thể, bạn chỉ đang lãng phí tài nguyên của mình.
Một điều lưu ý lớn mà ít được anh em nói đến, đó là không nên đặt hình ảnh ngay sau thẻ Heading mà nên cần có đoạn mô tả trước đó.
Một số lưu ý khác:
- Chọn đuôi hình ảnh là .jpg
- Dùng Keyword không dấu đặt tên cho hình ảnh khi upload lên Website
- Kích thước Featured Image: 1200 x 628 pixels
- Ảnh chèn trong bài viết: 600 x 400 Pixels (chiều dài của ảnh có thể nhỏ hoặc lớn hơn 400 Pixels)
- Căn giữa và viết chú thích cho tất cả các hình ảnh chèn vào bài viết
- Mỗi bài cần có tối thiểu 1 hình ảnh Unique mang tính thương hiệu của riêng bài viết.
- Tầm 250 chữ nên có 1 hình ảnh minh họa.
- Chất lượng hình ảnh càng sắc nét càng tốt.
- Tuyệt đối không lấy hình ảnh của đối thủ.
Tối ưu chất lượng nội dung
Bạn cần đảm bảo nội dung đạt chất lượng theo bộ câu hỏi mà Google đưa ra, nền tảng luôn cập nhật nên nếu bạn luôn bám theo Google sẽ giúp bạn không bao giờ lỗi thời.
Phân tích bài viết có đạt unique trên 90%, Bạn có thể truy cập vào các tool check, cụ thể là Grammarly tại đường dẫn này.
Phân tích E-E-A-T của bài viết là bước mà anh em hay bỏ qua nhất. Theo trang 26 của tài liệu Search Quality Evaluator Guidelines về E-E-A-T và phát biểu về tầm quan trọng của EEAT đối với các trang web YMYL, đủ để cho ta thấy hiện tại Google rất quan tâm đến việc đánh giá chất lượng nội dung của các website.
Sau khi đã đảm bảo nội dung bài viết của bạn đạt chất lương thì đây là Một số gợi ý giúp bài viết hấp dẫn:
- Tạo nội dung bắt trend, mang tính xu hướng
- Tạo nội dung có quan điểm cá nhân gây tranh cãi
- Tạo nội dung trực quan như video, hình ảnh, GIFs memes, animation, infographics, maps.
- Nội dung mang lại giá trị cao, không copy
Tối ưu Internal Link và External Link
Bạn nên thêm Internal Link đến bài viết cùng chủ đề để người đọc có thể hiểu rõ nhất bài viết của bạn.
Tương tự với External Link, tuy nhiên liên kết ngoài đến các trang uy tín cũng sẽ giúp bạn có độ tin tưởng về nội dung cho cả người đọc và Google.
#Tips:
- Không SPAM, không gượng ép link
- Sử dụng Anchor Text từ khóa chứa nội dung của bài viết sẽ link tới.
- Sử dụng càng nhiều Internal Link càng tốt (tối thiểu 3 Internal Links) trong một bài.
- Dùng tối thiểu 1 External Link (đến các bài viết liên quan) trong bài.
- Tuy nhiên, không được spam từ khoá và 1 link cho toàn bài.
Bước 9: Đăng bài và chia sẻ bài viết
Tôi luôn dặn các bạn viết bài và học viên của tôi hãy đọc lại kĩ vài viết của mình từ 2-3 lần để chắc chắn đây là bài viết không còn một lỗi sai chính tả nào.
#Tips: Chọn chế độ “Preview” để xem trước bài viết hiển thị. Sau đó, đăng tải trực tiếp bài viết trên Website.
Sau khi đăng bài viết, bạn có thể truyền thông và theo dõi người truy cập vào bằng cách:
- Kết hợp chia sẻ bài viết trên đa kênh: Facebook, Google My Business, Email và Submit trên Google Search Console để Google Bot nhanh chóng Index bài viết của bạn.
- Google Search Console: Copy URL vừa đăng tải > Paste vào thanh kiểm tra URL > Chọn yêu cầu lập chỉ mục/Index
- Thường xuyên kiểm tra độ tương tác của người dùng với bài viết thông qua các chỉ số Time On Site, Bounce Rate, CTR, … (sử dụng kết hợp với các phần mềm SEO website như: Google Analytics, Google Search Console,…)
Từ đó, dựa vào các chỉ số, điều chỉnh Content cho phù hợp với Intent (mục đích tìm kiếm) của người dùng.
Tôi hoàn toàn tự tin với bạn rằng đây là toàn bộ quy trình viết bài chuẩn SEO sau khi team SEOSONA đã đúc kết qua hơn 300 dự án thành công.
Tiếp theo, tôi sẽ giúp bài viết SEO của bạn không chỉ lên top mà còn có khả năng tăng chuyển đổi.
Checklist viết Content SEO chất lượng và hữu ích
Ngoài việc thực theo quy trình 9 bước tạo dựng một bài viết chuẩn SEO ở trên. Để bài viết của bạn thực sự chất lượng và hữu ích với người dùng, bạn cần tuân thủ theo checklist 10 tiêu chí để viết một bài Content chất lượng sau:
Check list viết content chất lượng – SEOSONA
Vì checklist này của SEOSONA rất chi tiết và dài nên tôi sẽ chỉ gắn link Google Sheet, bạn có thể tạo bản sao hoặc tải về file Excel nhé.
Ngoài ra còn 1 yếu tố khác cực kỳ quan trọng trong việc trình bày bài viết chuẩn SEO, mà bạn cũng cần phải quan tâm tham khảo tạo link sau:
Checklist: Tiêu chí trình bày bài viết
Các câu hỏi thường gặp về viết bài chuẩn SEO
Có nên thuê dịch vụ viết bài SEO?
Trước khi quyết định thuê dịch vụ, bạn cần có kiến thức về đánh giá content SEO và tìm hiểu độ uy tín của dịch vụ viết bài. Tôi vẫn sử dụng dịch vụ viết bài vì ở dịch vụ thì thường là chuyên gia làm việc đó cho mình. Bạn sẽ chỉ cần tập trung vào những phần mà bạn làm tốt nhất.
Học viết content chuẩn SEO ở đâu?
Học qua các video youtube và sách là 2 kênh mà bạn nên ưu tiên trước. Sau khi đã thực hành và đã nhiều nỗi đau, bạn có thể tham khảo các khoá học, khi đó khoá học sẽ chỉ cho bạn được nút thắt cho khó khăn mà bạn gặp phải. Đây là cách học hiệu quả nhất mà tôi có thể gợi ý cho bạn.
Các dạng bài SEO thường gặp?
Bài viết sản phẩm và bài viết tin tức là 2 dạng bài thường gặp nhất đó. Trong đó sẽ chia ra nhiều dạng bài nữa như chia sẻ kinh nghiệm, top list, hướng dẫn, thông tin,…
Kết luận
Bài viết đến đây đã khá dài vì tôi thật sự mong muốn giúp đỡ bạn tạo ra được bài viết chuẩn giúp chiến lược SEO của bạn thành công. Tôi sẽ liên tục cập nhật kiến thức của mình trên blog và sẵn sàng hỗ trợ giải đáp những thắc mắc khi bạn đọc và chưa thực hành thành công.
Học viết Content chuẩn SEO là một chặng đường dài mà ở đó bạn phải tự mình làm, tối ưu để tìm ra đâu là cách viết content chuẩn SEO nhất cho người dùng và Google.
Liên hệ với chúng tôi ngay nếu bạn có thắc mắc hoặc đang quan tâm đến dịch vụ seo website hiệu quả của Seosona nhé!
Chúc bạn thành công!!!
Xem thêm: