SEO Manager

SEO Manager là gì? Công việc và kỹ năng của SEO Manager chuyên nghiệp

  • Cập nhật lần cuối: 23/11/2024.

    Như bạn đã biết, SEO tổng thể là một trong những cách marketing online hiệu quả hiện nay.

    Đây là phương pháp giúp doanh nghiệp phát triển trên nhiều khía cạnh từ thương hiệu đến sản phẩm.

    Để các dự án này đạt kết quả, SEO Manager đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp đề xuất và thực hiện chiến lược SEO. 

    Vậy SEO Manager là gì? Công việc cụ thể của SEO Manager trong doanh nghiệp như thế nào?

    Trong bài viết này, mình sẽ giải đáp rõ các thông tin phía trên giúp bạn nhé.

    Bắt đầu nào.

    SEO Manager là ai?

    SEO manager sẽ là người chịu trách nhiệm quản lý, đánh giá và lên kế hoạch cho các dự án SEO website tổng thể của bộ phận SEO (Phòng SEO).

    Đồng thời, họ cũng là người phân phối công việc trực tiếp cho đội ngũ SEO và hợp tác với các phòng ban khác để đạt kết quả KPI của doanh nghiệp.

    SEO Manager là gì?
    SEO Manager là gì?

    Bên cạnh đó, các nhà quản lý SEO sẽ trực tiếp báo cáo kết quả công việc với đội ngũ lãnh đạo để đưa ra các chiến lược SEO phù hợp.

    Mô tả công việc SEO Manager

    Dưới đây, mình sẽ chia sẻ với bạn mô tả công việc chính của SEO Manager cụ thể:

    1. Phân tích khách hàng mục tiêu

    Đây là quá trình nghiên cứu, phân tích các đặc điểm, nhu cầu, hành vi của khách hàng tiềm năng.

    Phân tích khách hàng mục tiêu
    Phân tích khách hàng mục tiêu

    Từ đó xây dựng chiến thuật SEO để tăng traffic organic và triển khai các đầu mục công việc một cách hiệu quả.

    2. Phân tích đối thủ cạnh tranh

    Dựa vào việc nghiên cứu website của đối thủ cạnh tranh có thể giúp bạn xác định các điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ.

    Bên cạnh đó, những thông tin này sẽ hỗ trợ bạn hiểu rõ hơn về những điểm vượt trội của sản phẩm, cách thức và quy trình triển khai website.

    Qua đó, bạn sẽ thiết kế lộ trình SEO cho hợp lý với ngân sách và nguồn lực của doanh nghiệp.

    3. Kiểm tra website của doanh nghiệp

    Khi bạn là một nhà quản lý SEO mới của công ty, để tiến hành thực hiện một dự án SEO bạn phải biết rõ tình trạng website của doanh nghiệp bạn.

    Kiểm tra website của doanh nghiệp
    Kiểm tra website của doanh nghiệp

    Cụ thể hơn, trong quá trình SEO Audit bạn sẽ đánh giá được sức khoẻ của website dựa trên nội dung, kỹ thuật, backlink,…

    Từ đây bạn sẽ đưa ra các biện pháp để cải thiện và tối ưu cách SEO web cho hiệu quả.

    4. Thu thập và phân tích bộ từ khoá

    Đây là bước quan trọng giúp SEO Manager xây dựng bộ từ khóa chính để triển khai các bài viết đáp ứng ý định tìm kiếm của người dùng.

    Bạn có thể sử dụng các công cụ Google Keyword Planner, Ahrefs, Semrush,… để hỗ trợ và phân tích một cách tối ưu hơn.

    Đặc biệt, trong quá trình này, bạn sẽ lên kế hoạch số lượng bài viết để đề xuất ngân sách dự kiến cho ban lãnh đạo.

    5. Xây dựng chiến lược SEO cho dự án

    Từ những số liệu phân tích trên, nhà quản lý sẽ thiết kế một chiến lược SEO phù hợp với đối thủ, thị trường và nguồn lực của doanh nghiệp.

    Nếu bạn không có khả xây tạo ra một chiến lược dài hạn và rõ ràng, bạn khó có thể tạo ra được lợi thế cạnh tranh và chinh phục được khách hàng, cũng như tăng tỷ lệ lợi nhuận – ROI cho doanh nghiệp.

    Đồng thời, dựa vào đó SEO Manager cũng sẽ đặt mục tiêu nhỏ cho từng giai đoạn của chiến lược để kiểm soát và theo dõi.  

    Đặt mục tiêu theo từng giai đoạn
    Đặt mục tiêu theo từng giai đoạn

    Qua đó giúp các thành viên trong Team dễ dàng thực hiện và bám sát các đầu mục công việc.

    6. Phân phối và kiểm soát công việc cho các thành viên

    Để phòng ban SEO hoạt động hiệu quả, người quản lý phải biết cách điều phối và phân chia công việc cụ thể cho các thành viên trong Team.

    Tiếp đó họ sẽ theo dõi, kiểm tra và rà soát các kết quả của Team để tổng hợp lại và hoàn thiện báo cáo.

    Trong quá trình làm việc của các nhân sự, người quản lý nên chia sẻ, đóng góp ý kiến để đảm bảo kết quả công việc đạt đúng chất lượng.

    7. Đánh giá và cải thiện hiệu suất dự án

    Dựa vào các chỉ số kết quả của dự án SEO, SEO Manager sẽ phân tích và đo lường năng suất công việc của team.

    Đánh giá và cải thiện hiệu suất của dự án
    Đánh giá và cải thiện hiệu suất của dự án

    Từ đó, nhà quản lý sẽ kiểm tra các điểm còn thiếu sót trong quá trình thực hiện dự án SEO để phổ biến cho các thành viên cập nhật và cải thiện website.

    8. Báo cáo kết quả cho ban giám đốc

    Khi đã có các số liệu tổng hợp trên, SEO manager đã trao đổi và trình bày kết quả cho bộ phận giám đốc nắm bắt được tình hình công việc.

    Ngoài ra, họ sẽ chịu trách nhiệm nhận KPI mới, update thông tin và công việc SEO cho toàn phòng ban. 

    9. Đào tạo đội ngũ SEO giàu kinh nghiệm 

    Nhà quản lý SEO sẽ là người chịu trách tuyển dụng nhân sự cho phòng ban SEO.

    Đào tạo đội ngũ SEO chuyên nghiệp
    Đào tạo đội ngũ SEO chuyên nghiệp

    Hơn thế, ở một số công ty seo website, thì SEO manager còn là người trực tiếp training, hướng dẫn và chia sẻ kinh nghiệm SEO cho các thành viên trong Team.

    Các kỹ năng quan trọng của SEO Manager

    Đối với vị trí SEO Manager, ngoài kiến thức chuyên môn bạn còn phải rèn luyện và trau dồi các kỹ năng mềm.

    Vậy những kỹ năng mềm nào quan trọng đối với một SEO Manager?

    Bạn hãy cùng theo dõi tiếp nhé.

    Kỹ năng giao tiếp

    Giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng đối với một nhà quản lý SEO.

    Trong quá trình làm việc, SEO Manager chịu trách nhiệm truyền tải thông tin quan trọng cho ban giám đốc, cho khách hàng và cả nhân viên. 

    Do đó, nếu cách chia sẻ, phân bổ công việc không rõ ràng và dễ hiểu sẽ dẫn đến kết quả công việc không đạt kết quả tốt.

    Tư duy phản biện

    Trong một tổ chức, SEO Manager thường là người lắng nghe, tổng hợp thông tin và đưa ra quyết định triển khai trong team SEO.

    Tư duy phản biện
    Tư duy phản biện

    Do đó, để thuyết phục được đồng đội, nhà quản lý phải có cách phản biện thông qua các số liệu, bằng chứng thực tế logic.

    Ngoài ra, trong các cuộc họp với các phòng ban liên quan, SEO Manager cần tranh luận, đề xuất các ý kiến hướng đến mục tiêu phát triển doanh nghiệp một cách bền vững.

    Kỹ năng phân tích

    Kỹ năng phân tích cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của một dự án SEO.

    Nhà quản lý không thể xây dựng chiến lược hay chiến thuật nếu không biết thu thập, đối chiếu và so sánh dữ liệu.

    Để trở thành một SEO manager giỏi, bạn nên sử dụng thành thạo các công cụ phân tích như Google Analytics, Google Search Console,… để tạo ra một báo cáo SEO chuẩn.

    Kỹ năng quản lý thời gian

    Khi bạn trở thành nhà quản lý, trong một ngày bạn phải vừa làm việc với team vừa tham gia các cuộc họp cùng ban giám đốc hoặc khách hàng.

    Nếu bạn không thiết lập một kế hoạch thời gian rõ ràng và cụ thể thì tất cả các công việc trên không thể đạt hiệu suất tốt.

    Quản lý thời gian
    Quản lý thời gian

    Đồng thời, bạn cũng sẽ cảm thấy bị áp lực hoặc choáng ngợp với khối lượng công việc được giao nhưng kết quả trả về không như mong muốn bạn.

    Vì vậy quản lý thời gian tốt là một trong những kỹ năng rất cần thiết đối với người quản lý.

    Kỹ năng giải quyết vấn đề

    Trong công việc, các vấn đề tiêu cực hoặc mâu thuẫn luôn xảy ra một cách thường xuyên.

    Ở vị trí nhà quản lý SEO, để điều phối các thành viên phối hợp ăn ý trong công việc bạn phải là người hiểu và biết cách giải quyết vấn đề khi có tranh luận xảy ra.

    Điều này sẽ giúp mối quan hệ giữa các thành viên trong team hoà hợp, từ đó thúc đẩy kết quả làm việc đội nhóm sẽ tốt hơn.

    Mặc khác, trong quá trình làm việc cùng khách hàng đôi khi sẽ xảy ra các hiểu lầm tiêu cực ngoài ý muốn.

    Khi SEO Manager đưa ra các cách giải quyết vấn đề hợp lý sẽ giúp khách hàng thấu hiểu và chấp nhận biện pháp doanh nghiệp đề ra.

    Sự khác biệt giữa SEO Executive và SEO Manager

    SEO Executive và SEO Manager đều là hai vị trí thuộc phòng SEO. 

    Sự khác biệt SEO Executive và SEO Manager
    Sự khác biệt SEO Executive và SEO Manager

    Tuy nhiên ở mỗi công việc sẽ đòi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ năng và nhận được chế độ phúc lợi khác nhau, cụ thể:

    • Kiến thức chuyên môn: Ngoài những kiến thức về SEO tổng thể thì SEO Manager phải làm tốt công việc xây dựng chiến lược SEO, làm báo cáo và quản lý nhiệm vụ Team SEO.
    • Công việc: Nếu SEO Executive tập trung chi tiết chuyên môn, SEO Manager phải giám sát công việc tổng thể SEO và xây dựng, phát triển đội ngũ nhân lực.
    • Chính sách phúc lợi: Vì ở vị trí SEO Manager yêu cầu khối lượng công việc và kiến thức chuyên môn lớn hơn nên chế độ lương bổng sẽ cao hơn SEO Executive. 

    Mức lương của SEO Manager

    Theo số liệu thống kê của Indeed, mức lương trung bình của SEO Manager tại Hoa Kỳ là 75,115$/năm.

    Mức lượng của SEO Manager
    Mức lượng của SEO Manager

    Đối với thị trường Việt Nam, theo dữ liệu thu thập trung bình khoảng từ 30 – 50 triệu/tháng, trong một số trường hợp có thể cao hơn.

    Con số này có thể linh hoạt thay đổi tùy thuộc vào tình hình thị trường, nghành nghề, số năm kinh nghiệm hoặc quy mô công ty,…

    Các nhà quản lý có thành tích ghi nhận trong quá trình làm việc càng tốt thì mức lương nhận được sẽ càng cao.

    Cơ hội phát triển của SEO Manager trong tương lai

    Vì SEO tổng thể đang là một trong các phương pháp quan trọng của marketing online, giúp doanh nghiệp tiếp cận với đa số khách hàng tiềm năng.

    Do đó, nhu cầu tuyển dụng SEO Manager trong tương lai vẫn sẽ rất lớn.

    Cơ hội phát triển SEO Manager trong tương lai
    Cơ hội phát triển SEO Manager trong tương lai

    Đặc biệt, với tốc độ phát triển của internet và thương mại điện tử, người dùng ngày nay đã dần chuyển từ hình thức mua offline sang online.

    Do đó, SEO sẽ là sợi dây trung gian gắn kết nhanh nhất giữa doanh nghiệp và người dùng.

    Đồng thời, các thuật toán Google không ngừng thay đổi. Để xử lý được các tình huống trên một cách hiệu quả đòi hỏi phải có một SEO Manager am hiểu nguồn gốc và linh hoạt thích ứng theo biến động này.

    Vì vậy mà ngày nay SEO Manager là một vị trí khó có thể thiếu trong phòng ban marketing của doanh nghiệp.

    Kết luận

    SEO Manager là một công việc áp lực nhưng rất thú vị và giá trị.

    Khi bạn không ngừng nỗ lực để phát triển bản thân, vị trí này sẽ là nền tảng tốt giúp bạn bước lên những bậc thang cao hơn như giám đốc SEO hoặc CMO.

    Mình hy vọng bài này với bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn công việc và các yêu cầu đối với SEO Manager.

    Nếu bạn có câu hỏi về chủ đề này hay đang quan tâm đến dịch vụ seo uy tín thì đừng ngần ngại mà liên hệ với Seosona bạn nhé.

    Chúc bạn thành công. !

    Xem thêm:

    Đăng ký ngay

    Bài viết mới nhất

    5 1 đánh giá
    Đánh giá bài viết
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest

    0 Góp ý
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận