bounce rate la gi

Bounce rate là gì? 9 cách tối ưu giảm tỷ lệ thoát trên trang tốt nhất

  • Bất kể bạn sở hữu loại trang web nào, việc tăng lưu lượng truy cập và lượng người truy cập có lẽ là một trong những mục tiêu chính của bạn.

    Nhưng một khi những người truy cập đó đến, mục tiêu của bạn phải là khiến họ hành động – cho dù đó là đăng ký nhận bản tin, mua sản phẩm, tải xuống ứng dụng của bạn hay điền vào biểu mẫu liên hệ.

    Nếu khách truy cập trang web rời đi mà không thực hiện bất kỳ hành động nào, Bounce rate của bạn sẽ bị ảnh hưởng và tăng lên. Và hầu hết, Bounce rate cao là một tín hiệu xấu ảnh hưởng đến cả SEO và tỷ lệ chuyển đổi của trang web.

    Vì vậy, nếu bạn đang thắc mắc làm thế nào để giảm tỷ lệ thoát trên trang web của mình, trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn cho bạn 9 cách dễ dàng để giúp bạn giải quyết vấn đề này.

    Đầu tiên, chúng ta sẽ nói về khái niệm Bounce rate là gì, nó thay đổi như thế nào đối với các lĩnh vực kinh doanh khác nhau và nguyên nhân gây ra Bounce rate cao.

    Sau đó, tôi sẽ hướng dẫn bạn các mẹo hữu ích để giúp giảm tỷ lệ thoát trên trang web.

    Bạn đã sẵn sàng chưa? Hãy bắt đầu nào.

    Bounce rate là gì?

    Bounce rate (tỷ lệ thoát) là chỉ số phần trăm thông kế số lượng khách truy cập trang web xem xong và rời đi nhanh chóng mà không thực hiện bất cứ hành động nào, như điền biểu mẫu, nhấp chuột vào liên kết hay hoặc thực hiện một giao dịch mua hàng.

    Ví dụ: Trang web của bạn có 100 người truy cập mỗi ngày, trong đó có 90 người sau khi đọc xong thì rời đi, còn lại 10 người hành động xem thêm các nội dung khác. Như vậy như vậy trang web của bạn sẽ có Bounce Rate là 90%.

    Chỉ số này thường được sử dụng như một phép đo mức độ tương tác của người dùng trên một trang web hoặc toàn website.

    Bounce rate tốt là là bao nhiêu?

    Mọi website đều có tỉ lệ thoát trang khác nhau. Theo tính toán của Internet Live Stats, có khoảng 2 tỷ trang web trên Internet. Mỗi trang web đều có mục đích và đối tượng hướng tới khác nhau.

    Vì vậy chúng ta không thể định nghĩa chắc chắn trang nào bounce rate tốt hay bounce rate xấu vì còn dựa trên loại web và mục đích của chúng.

    Ví dụ: Nếu trang được tạo ra chỉ với mục đích cung cấp thông tin về một sự kiện, bounce rate cao thật sự rất tốt đối với trang web.

    Ngược lại nếu web bạn được tạo ra với mục đích cung cấp kiến thức về một ngành như Seosona cung cấp các kiến thức về google markeyting thì việc tỷ lệ thoát trang cao là việc đáng lo ngại và cần cải thiện.

    Theo nghiên cứu của Custom Media Labs, tỷ lệ thoát trang của một số loại trang web như sau:

    Tỷ lệ thoát trang của một số loại trang web
    Tỷ lệ thoát trang của một số loại trang web (nguồn ở Semrush Blog)

    Ngoài ra, theo nghiên cứu từ Semrush tỷ lệ thoát trung bình dao động từ 41% đến 55%, trong đó khoảng từ 26% đến 40% là tối ưu và bất kì tỷ lệ nào trên 46% đều được coi là “cao”. Điều này tương ứng với một nghiên cứu từ RocketFuel

    Ảnh chụp màn hình từ gorocketfuel.com, tháng 9 năm 2022
    Ảnh chụp màn hình từ gorocketfuel.com, tháng 9 năm 2022
    • 25% hoặc thấp hơn: Có lẽ đã bị lỗi gì đó.
    • 26-40%: Xuất sắc.
    • 41-55%: Trung bình.
    • 56-70%: Cao hơn bình thường nhưng có thể hợp lý tùy thuộc vào trang web.
    • 70% trở lên: Xấu và/hoặc có thể đã lỗi.

    Nếu bạn không biết tỉ lệ thoát của mình đang ở mức nào. Hãy xem dữ liệu của trang bạn trên Google Analytics và so sánh với các trang web cùng ngành.

    Tóm lại, tỷ lệ thoát trang cao không có nghĩa là xấu và ngược lại. Chúng còn tùy thuộc vào mục đích trang web, ngành nghề và truy cập của bạn đến từ đâu.

    Bounce rate có ảnh hưởng đến ranking không?

    Về cơ bản, bounce rate cao có thể cho thấy rằng nội dung của trang web không phù hợp với người dùng hoặc không đáp ứng được nhu cầu của họ.

    Tuy nhiên, theo Google, bounce rate không phải là một yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến thứ hạng của trang web trên công cụ tìm kiếm.

    bounce rate có ảnh hưởng đến thứ hạng của trang web
    Bounce rate có ảnh hưởng đến thứ hạng của trang web

    Bên cạnh đó, có một số mối liên hệ giữa bounce rate và thứ hạng trang web.

    Nếu một trang web có bounce rate cao, điều này có thể cho thấy các vấn đề về trải nghiệm người dùng và khả năng tương tác của trang web.

    Đây là những yếu tố mà công cụ tìm kiếm quan tâm và có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của trang web.

    Do đó, để tăng cường thứ hạng trang web, bạn cần cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng khả năng tương tác của trang web của mình.

    Tóm lại, mặc dù bounce rate không phải là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến thứ hạng trang web, nhưng nó có thể cho thấy các vấn đề về trải nghiệm người dùng và khả năng tương tác của trang web, có thể ảnh hưởng đến thứ hạng của trang web.

    Do đó, bạn cần cải thiện bounce rate của mình để cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng khả năng tương tác của trang web của mình.

    Google Analytics tính toán Bounce Rate như thế nào?

    Bạn có thể xem tỷ lệ thoát trang (Bounce rate) trong Google Analytics thông qua các báo cáo như bảng dữ liệu, về hướng dẫn xem chi tiết mình có hướng dẫn ở cuối bài viết.

    Tỷ lệ thoát trang trên Google Analytics
    Tỷ lệ thoát trang trên Google Analytics

    Để tính tỷ lệ thoát trang, bạn cần lấy số lượt truy cập trang chỉ xem một trang và rời khỏi website chia cho tổng số lượt truy cập trang đó.

    Công thức tính:

    Tỷ lệ thoát trang = (Số lượt truy cập chỉ xem một trang và rời khỏi website) / (Tổng số lượt truy cập trang)

    Ví dụ: Trang của bạn có 100 lượt truy cập trong ngày hôm nay và 60 trong số đó chỉ xem một trang và rời khỏi website, thì tỷ lệ thoát trang của trang đó sẽ là 60% ((60/100) x 100%).

    Nguyên nhân gây ra website có tỷ lệ bounce rate cao

    Có rất nhiều nguyên nhân làm tăng tỷ lệ bounce. Dưới đây mình có xếp ra 3 yếu tố chính làm tăng tỷ lệ thoát trang:

    Do trang web của bạn:

    Nội dung, thiết kế UX của bạn chưa đáp ứng được nhu cầu và mục đích của khách hàng. 

    Hình ảnh minh họa
    Hình ảnh minh họa

    Bạn cần kiểm tra lại như: 

    • Tốc độ tải web: dưới 3s là tốt nhất
    • Nội dung không đáp ứng mong đợi: Nội dung của bạn quá rộng không có độ sâu, không hữu ích và hấp dẫn với người dùng. Ngoài ra, đừng cố nhồi nhét từ khóa. Bạn làm nội dung cho người dùng chứ không phải cho công cụ tìm kiếm.
    • Thẻ tiêu đề và mô tả gây hiểu lầm 
    • UX không tốt : trang web của bạn không dễ sử dụng hoặc không thân thiện với người dùng
    • Trang trống hoặc báo lỗi
    • Loại hình website: tùy theo loại hình website khác nhau mà tỉ lệ thoát trang sẽ khác nhau. 
    • Loại hình và chất lượng landing page:  Một số loại hình landing page phổ biến bao gồm click-through landing page, lead generation landing page và splash page. Việc tạo ra một landing page tốt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và có thiết kế hấp dẫn sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và giảm tỷ lệ bounce rate.
    • Khuyến khích người dùng tạo hành động quá nhiều: quá nhiều chuyển hướng, landing page hay quảng cáo có thể khiến người dùng có cảm giác bị quấy rối.
    • Vị trí web của bạn trên bảng xếp hạng.
    • Thiết bị của người dùng truy cập vào trang web của bạn: Nếu trang web của bạn không tương thích với thiết bị mà người dùng đang sử dụng, họ sẽ không thể xem được trang của bạn hoặc bị lỗi format khiến trang web trở nên khó đọc từ đó rời khỏi trang của bạn.
    • Không gắn liên kết nội bộ: Việc không có liên kết nội bộ trong trang web sẽ khiến cho người dùng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin và điều hướng trên trang web của bạn. Vì vậy, không gắn liên kết nội bộ cho bài viết trên website là một thiếu sót nghiêm trọng.

    Backlink không chất lượng

    Ngoài kiểm tra trên trên trang web của bạn, bạn cần kiểm tra các liên kết trỏ về website của bạn có thật sự tốt hay chưa. 

    Ví dụ về 1 vài backlink tốt của Seosona
    Ví dụ về 1 vài backlink tốt của Seosona

    Ví dụ: Website của Seosona chuyên cung cấp các dịch vụ về google marketing như Seo, google ads và đào tạo seo.

    Ngoài ra công ty cũng viết các bài cung cấp kiến thức về marketing dựa trên những kinh nghiệm tích lũy được.

    Tuy nhiên, Seosona cũng hay gặp trường hợp các backlink không chất lượng như trỏ về từ web không liên quan đến marketing hay các web đã spam.

    Khách hàng đã tìm được những gì họ cần

    Không phải bất kì trường hợp tỷ lệ thoát trang cao đều do trang web hay backlink không chất lượng. Điều này có thể là dấu hiệu cho thấy trang của bạn đã cung cấp cho ai đó chính xác những gì họ muốn.

    Ví dụ về trang có tỷ lệ thoát cao
    Ví dụ về trang có tỷ lệ thoát cao

    Ví dụ: Trang web bạn cung cấp công thức món ăn, sau khi người dùng tìm kiếm công thức và làm ra thành phẩm. Họ sẽ lập tức thoát trang của bạn, nhưng đó không phải do trang web có thiết kế xấu hoặc nội dung kém. Đó là vì họ đã có được thứ họ cần.

    9 Cách tối ưu tỷ lệ bounce rate tốt nhất cho website

    Nếu tỷ lệ thoát tổng thể của bạn cao, bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn để xem liệu tỷ lệ đó là cao đồng đều hay kết quả đó chỉ có ở một số mục như một hoặc hai kênh, cặp nguồn/phương tiện hoặc chỉ một vài trang.

    Minh họa
    Minh họa

    Hãy kiểm tra tỷ lệ thoát của trang web của bạn từ nhiều góc độ khác nhau như: Tổng quan, Kênh, Lưu lượng truy cập và Trang riêng lẻ.

    Nếu tỷ lệ thoát tổng thể cao, hãy xem xét xem nó có phân bố đều hay chỉ xảy ra ở một số kênh, cặp nguồn/phương tiện hoặc trang cụ thể. Từ đó tìm ra vấn đề ở trang web bạn.

    Ngoài ra mình có tổng hợp một vài cách tối ưu giúp tỷ lệ thoát trang:

    Nhúng video YouTube vào trang của bạn

    Video là một cách tuyệt vời để giữ khách trên trang web của bạn. Nó giúp giải thích các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn một cách trực quan và hấp dẫn hơn.

    Minh họa về nhúng video
    Minh họa về nhúng video

    Khi viết bạn không nên copy trực tiếp, việc nhúng mã nguồn sẽ khiến định dạng video của bạn trở nên tốt hơn.

    Cải thiện tốc độ tải trang

    Tốc độ tải trang là một yếu tố quan trọng trong việc giảm bounce rate. Nếu trang web của bạn tải quá chậm, người dùng sẽ rời đi trước khi trang web của bạn được tải hoàn toàn. Bạn nên tối ưu tốc độ tải trang xuống dưới 3s là tốt nhất.

    Thỏa mãn mục đích tìm kiếm của người dùng:

    Khi người dùng tìm kiếm điều gì trên trang web của bạn,hãy đảm bảo rằng trang đích của bạn cung cấp thông tin và giải pháp mà họ đang tìm kiếm. Tuy nhiên hãy đảm bảo rằng người dùng đã tìm thấy thông tin họ cần trước khi 

    Cải thiện nội dung

    Nội dung phức tạp và khó hiểu sẽ khiến người dùng rời đi nhanh hơn. Hãy viết content chuẩn seo, đơn giản, dễ hiểu và hấp dẫn và đưa những thông tin quan trọng lên đầu trang sẽ giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và thấy được giá trị của trang web của bạn.

    Bên cạch đó, các bài viết cũ cần được update liên tục tránh tình trạng nội dung quá cũ khiến người dùng thoát trang ngay lập tức.

    Update content liên tục
    Update content liên tục

    Ngoài ra bạn cần để ý loại hình content cho phù hợp với website của mình. Ví dụ bạn viết trang tin tức giải trí, chương trình hay cung cấp thông tin nhanh thì dưới 1000 từ là thích hợp để khiến người đọc đỡ bị nhàm chán. Ngược lại các bài phân tích nghiên cứu liên quan đến ngành bạn cần viết tổng quát hoặc chuyên sâu sẽ dài hơn.

    Có thể bạn quan tâm việc cải thiện yếu tố E-E-A-T giúp giảm tỷ lệ thoát trang Bounce Rate giữ chân được những khách hàng tiềm năng

    Tạo cho người dùng “nhu cầu tìm hiểu thêm” bằng liên kết nội bộ

    Hãy đảm bảo rằng trang web của bạn cung cấp đầy đủ thông tin và tạo cho người dùng nhu cầu tìm hiểu thêm về sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin của website. 

    Bên cạnh đó, việc cung cấp thêm liên kết nội bộ cho trang web là rất quan trọng.

    Điều này giúp cho khách hàng dễ dàng điều hướng trên trang web của bạn, góp phần giữ chân họ lâu hơn. Hơn nữa, việc này cũng tạo ra nhiều giá trị cho người dùng và cải thiện trang web của bạn.

    Thêm hình ảnh infographic 

    Infographic là một cách tốt để trình bày thông tin một cách trực quan và hấp dẫn. Nó giúp giải thích các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn một cách dễ hiểu và thu hút sự chú ý của người dùng. Con người sẽ ghi nhớ hình ảnh nhiều hơn so với những con chữ

    Ví dụ về hình ảnh infographic của Seosona
    Ví dụ về hình ảnh infographic của Seosona

    Tránh sử dụng quá nhiều cửa sổ bật lên.

    Quá nhiều quảng cáo hay landing page trên trang web của bạn có thể khiến người dùng cảm thấy khó chịu khi sử dụng. Vì vậy người dùng sẽ thoát trang nhanh chóng.

    Đừng quá tập trung vào những yếu tố đem lại traffic giá trị thấp

    Hãy ưu tiên những kênh truyền thông mang lại traffic chất lượng, đừng lôi kéo traffic bất chấp đối tượng.

    Điều này gây hại rất nhiều cho trang web của bạn như làm tăng tỷ lệ thoát trang kéo theo các công cụ tìm kiếm đánh giá trang web bạn không chất lượng và lượt hiển thị thấp.

    Nâng cao trải nhiệm người dùng

    Ngoài cấu trúc website, hình ảnh, màu sắc, forn chữ, khoảng cách dòng,… đầu cần được chủ trang web chăm chút hơn.

    Chúng ảnh hưởng nhiều đến cảm giác của người dùng khi đọc thông tin trên website của bạn. Đương nhiên khi người dùng thoải mãi, họ sẽ ở lại trang web của bạn lâu hơn.

    Một vài thủ thuật tối ưu bounce rate khác

    Ngoài việc tối ưu website của bạn từ nội dung cấu trúc đến các liên kết như mình đã trình bày ở trên. Bạn có thể sử dụng thêm một số kĩ thuật sau:

    Ví dụ trang đích dịch vụ Seosona
    Ví dụ trang đích dịch vụ Seosona

    Tạo trang đích: 

    • Tạo landing page thỏa mãn mục đích tìm kiếm của người dùng: tức là bạn cần phải hiểu rõ người dùng đến với trang web bạn để làm gì: ví dụ như người dùng tìm kiếm thông tin về thuật ngữ Seo nhưng website bạn chỉ đề cập đến khóa học thì người dùng sẽ nhanh chóng thoát ra ngoài.
    • Tạo landing page có Call To Action hiển thị nổi bật: hãy đảm bảo rằng CTA của bạn được hiển thị nổi bật và dễ nhìn thấy để tăng khả năng người dùng thực hiện hành động trên trang web của bạn.
    • Tạo CTA liên quan đến landing page được dẫn đến: CTA của bạn nên liên quan trực tiếp đến nội dung của landing page để tăng khả năng người dùng thực hiện hành động trên trang web của bạn.
    • Tạo landing page thu hút và tối ưu page speed
    • Dùng virtual pageview hoặc event tracking cho nội dung ở trên nền tảng Ajax/ Flash: Điều này giúp bạn theo dõi hoạt động của người dùng trên trang web của bạn và cung cấp thông tin quan trọng để tối ưu hóa trang web của bạn.
    • Dùng Page Level Survey: Trang khảo sát người dùng, giúp bạn thu thập ý kiến người dùng và cải tiến trang web tốt hơn

    >>> Tìm hiểu về Marketing SEO là gì? Những công việc của SEOer chuyên nghiệp

    Cách kiểm tra tỷ lệ thoát trang bằng google analytics

    Sau khi nghiên cứu hết lý thuyết về bounce rate, giờ là lúc bạn thực hành kiểm tra bounce rate của website của mình trên google analytics.

    Nếu website của bạn tỷ lệ thoát dưới 40% xin chúc mừng, còn cao hơn chúng ta cần phân tích lại trang web của mình từ đó đưa ra giải pháp thích hợp cho page. 

    Tuy nhiên lưu ý rằng: như mình có đề cập ở trên bạn cần phải căn cứ vào mục đích, lại hình trang page để xác định, không phải bất kì website nào tỷ lệ bounce rate cao đều xấu.

    Nếu bạn không quen dùng Google Analytics, hãy tập dần nó thực sự rất dễ sử dụng chỉ cần bạn nắm được các thuật ngữ và mục đích của các dữ liệu. Nào giờ hãy cùng mình xem các bước kiểm tra tỷ lệ thoát trang nhé: 

    Bước 1: Cài đặt google Analytics : Nếu bạn đã cài đặt vui lòng bỏ qua bước này

    Bước 1

    Bước 2: Truy cập GA4 của website: https://analytics.google.com/ 

    Tiếp đến bạn chọn vào đúng thuộc tính website của mình:

    Truy cập GA4 của website
    Truy cập GA4 của website

    Bước 3: Tại menu bên trái -> chọn mục Khám Phá -> Tạo 1 biểu mẫu khám phá mới

    Ở phiên bản GA4 thì báo cáo tỉ lệ thoát không có trong mặc định, mà để xem được bạn cần tạo 1 báo cáo mới.

    Bước 3
    Bước 3 tiếp

    Bước 4: Tại giao diện tạo biểu mẫu khám phá bạn tiến hành đặt tên, chọn loại biểu mẫu.

    Ở đây mình chọn loại biểu mãu tùy chỉnh và dạng bảng như hình bên dưới.

    chọn loại biểu mẫu.
    chọn loại biểu mẫu.

    Tiếp đến click chọn các chỉ sốphương diện cần xem để tạo biểu mẫu

    chọn các chỉ số và phương diện
    chọn các chỉ số và phương diện

    Ở mục phương diện mình sẽ chọn “Tiêu đề trang và loại màn hình” để kiểm tra tỉ lệ thoát bạn có thể tùy chọn theo nội dung mà bạn muốn kiểm tra tỉ lệ thoát.

    Một mẹo nhỏ để tìm nhanh là bạn có thể sử dụng thanh công cụ tìm kiếm ngay dầu trang thứ nguyên để tìm đến chỉ số cần xem.

    boun18

    sau khi chọn xong bấm “Nhập”

    Tương tự ở mục chỉ số bạn tìm kiếm và chọn các chỉ số sau:

    • Tổng số người dùng
    • Phiên
    • Số phiên tương tác
    • Tỉ lệ thoát

    boun19

    Bước 5: Thêm các phương diện và chỉ số vào biểu mẫu

    Bạn kéo thả các mục phương diện -> Hàng phương diện ; các mục chỉ số kéo vào cột giá trị như hình bên dưới

    boun20

    Sau khi hoàn thành bạn sẽ có report như thế này:

    boun22

    Hệ thống sẽ tự động lưu lại báo cáo và sau này mỗi khi muốn xem báo cáo bạn chỉ cần vào menu Khám Phá sẽ thấy biểu mẫu báo cáo đã được cấu hình sẵn

    boun23

    Kết luận

    Bounce rate là một chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng website và trải nghiệm người dùng. Bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về định nghĩa, cách tính, vai trò và cách cải thiện bounce rate hiệu quả.

    Không có chiến lược tối ưu nào tốt nhất chỉ có chiến lược tối ưu phù hợp với từng website cụ thể. Vì vậy, dựa trên những thông tin mình đã cung cấp, hãy nghiên cứu và lên kế hoạch giảm tỷ lệ thoát trang một cách hiệu quả nhé.

    Cuối cùng bạn đừng quá ám ảnh với bounce rate. Nó có những công dụng của nó, nhưng “cố gắng cải thiện tỷ lệ thoát” hiếm khi là một cách tiếp cận tốt. Tốt hơn là nên tập trung vào việc cải thiện trải nghiệm người dùng, vì điều đó thường sẽ gián tiếp cải thiện tỷ lệ thoát.

    Hy vọng bài viết này sẽ mang lại cho bạn những kiến thức bổ ích và thực tiễn để tối ưu hóa website của mình.

    Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ SEO uy tín hoặc khóa học đào tạo SEO chuyên nghiệp, hãy liên hệ với SEOSONA để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

    SEOSONA là công ty chuyên cung cấp các giải pháp SEO toàn diện, uy tín và chất lượng. Chúng tôi luôn sẵn sàng giúp bạn đạt được những mục tiêu kinh doanh mong muốn.

    Hãy để lại thông tin của bạn ở phần bình luận bên dưới hoặc gọi ngay cho chúng tôi theo số điện thoại 028.8880.0899 hoặc gửi thư về địa chỉ Email: info@seosona.com

    Chúc bạn thành công!

    Có thể bạn quan tâm:

    Khám phá nhiều chủ đề khác

    0 0 đánh giá
    Đánh giá bài viết
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest

    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận