Cập nhật lần cuối: 14/11/2024.
Nếu tôi nói rằng, đa phần những dự án thành công của tôi đều nhờ vào tôi có thể đoán được tương lai người dùng sẽ tìm kiếm gì không?
Tôi không phải là phù thuỷ, tôi không thể biết trước được tương lai nhưng có một thứ giúp tôi dự đoán được xu hướng của tìm kiếm trên Google.
Hơn 300 dự án thành công của team SEOSONA đều có sử dụng thuần thục công cụ Google trends.
Vậy Google trends là gì? Nó có phải là công cụ SEO thần thành cho anh em SEOer hay các anh em kinh doanh? Hãy để tôi giúp bạn từng bước chinh phục Google trends và áp dụng ngay vào chiến lược SEO của bạn. Bắt đầu thôi nhể!!!
Google trends là gì?
Google Trends hay Google xu hướng là một trang web giúp bạn biết được xu hướng tìm kiếm của người dùng Google.
Được giới thiệu vào năm 2006, Google Trends cho thấy sự phổ biến tương đối của các từ khoá đang được tìm kiếm nhiều trên Google Search trên các khu vực địa lý và trong nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trang web sử dụng đồ thị để hiển thị và so sánh khối lượng tìm kiếm của các truy vấn khác nhau theo thời gian.
Đầu năm 2023, Google trend cập nhật phiên bản mới với các tính năng:
- Các xu hướng theo thời gian thực đã có trên trang chủ.
- Những xu hướng này được cập nhật hàng giờ.
- Liên kết đến các bài báo tin tức liên quan, có thể giúp bạn tăng lượng truy cập.
Cách Google trends hoạt động
Để bắt đầu sử dụng Google Trends, bạn có thể nhập từ khoá của mình vào thanh tìm kiếm hoặc tìm hiểu về các tìm kiếm đang thịnh hành như ví dụ dưới đây.
Sau khi nhập từ khoá, Google trends sẽ cung cấp cho bạn những thông tin và biểu đồ liên quan đến từ khoá này.
Có 4 tùy chọn trên công cụ này mà bạn có thể lựa chọn, gồm:
- Mốc thời gian: Chứa dữ liệu từ năm 2008 đến nay.
- Danh mục tìm kiếm: Dữ liệu có thể thống kê theo danh mục mà bạn đang quan tâm về từ khoá đó. Ví dụ: bất động sản, du lịch, khoa học,…
- Vị trí địa lý: Dữ liệu sẽ được thống kê theo tỉnh, thành phố, quốc gia.
- Các kênh tiếp cận: Dữ liệu được thống kê theo dạng tìm kiếm như: tìm kiếm trên web, tìm kiếm trên Youtube, tìm kiếm tin tức, Google mua sắm
Bạn đã có thể truy cập vào Google trends qua đường liên kết sau “https://trends.google.com.vn/” và thao tác giao diện cơ bản của nó. Giờ hãy đào sâu lợi ích và cách sử dung của nó để đạt hiệu quả SEO nhé?
Lợi ích của Google trends mang lại
Điều quan trọng nhất mà Google Trends mang lại cho bạn chính là dữ liệu, từ dữ liệu này bạn có thể áp dụng nó vào các mục đích riêng của mình. Bài viết cách phân tích dữ liệu Google trends để đạt được các lợi ích sau.
Nắm bắt xu hướng
Công cụ Google trends giúp bạn theo dõi những thông tin, xu hướng mới nhất đang diễn ra trên toàn thế giới. Thông qua dữ liệu của Google, anh em SEOer có khả năng nắm bắt và đưa ra những chiến lược SEO hợp lý.
Ngoài ra, các kết quả số liệu thống kê từ Google Trends sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi và đo lường hiệu suất marketing, mức độ nhận biết thương hiệu của người dùng về sản phẩm của nhãn hàng.
Ví dụ như tôi có thể dùng Google trends để phân tích xu hướng tìm kiếm của “sonatool” và đánh giá lại chiến lược marketing của team.
Sau đó, bạn có thể sử dụng Google Analytics để theo dõi các xu hướng ảnh hưởng đến lưu lượng truy cập và hành vi khách hàng.
Xác định khu vực được ưa chuộng nhất
Bên cạnh đó, bạn còn có thêm xem các thông tin liên quan đến khu vực, địa điểm, quốc gia có mức độ quan tâm cao đến từ khóa thông qua Google Trends.
Cũng trong ví dụ trên: tôi có thể thấy được rằng “Sonatool” được anh em trong nước ưa chuộng, chính xác là Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Giúp phân tích và xác định được đối tượng mục tiêu
Một trong những lợi ích nổi bật của Google Trends là giúp phân tích và xác định được đối tượng mục tiêu thông qua các dữ liệu mà công cụ đưa ra.
Ví dụ: khi bạn tìm kiếm một chủ đề trên Google Trends, bạn đã thu thập đủ dữ liệu về nhân khẩu học của khách hàng như thời gian họ tìm kiếm, khu vực tìm kiếm, … Những dữ liệu đó này là cơ sở để bạn có thể phân tích và tối ưu từ khóa đến đúng đối tượng có nhu cầu.
Thực tế hơn, khi bạn bán “quà tặng tết”, bạn có thể thấy được rằng lượng tìm kiếm ở một vài tỉnh thành sẽ nổi trội hơn. Doanh nghiệp của Bạn có thể tập trung bán sản phẩm cho người ở Cao Bằng, Lạng Sơn,… hoặc là các tỉnh phía Bắc.
Lựa chọn từ khóa SEO hiệu quả
Nghiên cứu từ khóa bằng Google Trends? Hoàn toàn có thể làm được tại sao bạn không thử nhỉ? Công cụ hữu ích này sẽ giúp bạn tìm ra những keyword có nhiều người dùng tra cứu nhất, những xu hướng được nhiều người dùng quan tâm để bạn có khả năng lên ý tưởng để triển khai các bài viết của mình.
Trong ví dụ về “quà tặng tết”, bạn có thể lựa chọn các từ khoá như “quà tặng tết Cao Bằng”, “quà tặng tết Lạng Sơn”,…
Khám phá và thu thập insight ẩn
Google Trends đóng vai trò quan trọng trong khi phân tích các xu hướng tìm kiếm của người dùng. Những thông tin “tiềm ẩn” về sự quan tâm, nhu cầu và xu hướng của khách hàng sẽ được khám phá và cung cấp cho bạn.
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Mặc dù, Google Trends không phải công cụ chuyên dụng nhưng Google Trends giúp bạn phân tích các số liệu như Tần suất tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ của đối thủ. Từ đó bạn có thể có góc nhìn tổng quan hơn về trị trường.
7 Cách áp dụng Google Trends để tăng hiệu quả SEO
Bạn đã hiểu về các lợi ích của Google Trends rồi, nhưng cụ thể hơn bạn có thể làm gì với nó. Hãy để tôi cho bạn biết thêm nhiều về cách tận dụng triệt để Google trends cho chiến dịch SEO của mình.
Theo dõi xu hướng tìm kiếm
Nhờ theo dõi các xu hướng, bạn sẽ biết được mức độ phổ biến trong tìm kiếm của Google về một chủ đề tại bất kỳ thời điểm nào. Việc này đã giúp tôi quản lí nhiều dự án cùng một lúc mà không bị quá tải hay bị tụt traffic.
Nhờ những thông tin này, bạn có thể:
- Lên lịch các bài đăng mới
- Chỉnh sửa lại các nội dung cũ
Cụ thể hơn nhé, cửa hàng quà tặng của bạn đang muốn viết về từ khoá “quà tặng tết”, bạn thấy được rằng xu hướng tìm kiếm của từ khoá này đạt đỉnh vào thánh 1, từ tháng 3 đến tháng 9 hầu như rất thấp. Bạn cần chuẩn bị nội dung và xuất bản nội dung vào đúng thời điểm họ quan tâm sẽ thu hút nhiều khách truy cập vào trang web của bạn hơn so với việc bạn xuất bản sau khi mọi người đã mất hứng thú với chủ đề này.
Đó là từ khoá theo mùa, vậy những từ khoá với nội dung bền vững “evergreen content” được người dùng tìm kiếm quanh năm và không có biến động lớn sẽ như thế nào?
Ví dụ: Từ khoá “ cách làm quà tặng” có xu hướng tìm kiếm quanh năm, bạn có thể sắp xếp viết và tối ưu ngoài tháng 1 – sau khi đã viết nội dung về từ khoá “quà tặng tết”
Trên đây chỉ là 2 ví dụ nhỏ để bạn biết cách áp dúng Google Trends để theo dõi xu hướng tìm kiếm, sau đó có kế hoạch SEO cho những từ khoá này.
Ngoài ra, kiểm tra xu hướng tìm kiếm trên Google còn giúp bạn cập nhật nội dung cũ của mình . Đảm bảo cập nhật nó với các từ khoá được quan tâm nhiều trong một khoảng thời gian nhất định.
Bạn có thể thay đổi khoảng thời gian trong Google Trends thành nhiều năm. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về những từ khóa nào hoạt động tốt trong thời gian dài, so với những từ khóa nào có lượt tìm kiếm tăng đột biến trong khoảng thời gian ngắn, hữu hạn.
Tìm từ khóa mới
Cách tốt nhất để có ý tưởng nội dung mới là bắt đầu tìm kiếm bằng từ khóa gốc, chọn phạm vi thời gian và quốc gia, sau đó cuộn xuống để xem hai khối cuối cùng.
Trong khối “ Cụm từ tìm kiếm có liên quan ” ở bên phải, bạn sẽ nhận được các đề xuất có liên quan đến cụm từ gốc của mình. Lọc từ khóa để có kết quả hàng đầu và bạn sẽ thấy các truy vấn được tìm kiếm nhiều nhất trong khoảng thời gian đó.
Google Xu hướng cũng cho phép bạn xem thông tin tìm kiếm này theo hai cách khác nhau:
- Các chủ đề nóng (đang gia tăng) đang trở nên phổ biến gần đây
- Các chủ đề phổ biến (đang top) trong một khoảng thời gian cụ thể mà bạn chọn
Một mẹo hay: Đối với các truy vấn tăng, bạn thường sẽ thấy tỷ lệ tìm kiếm của họ đã tăng trong khoảng thời gian bạn đã chọn. Tuy nhiên, đôi khi, bạn sẽ thấy chữ “ Đột phá ” bên cạnh chúng. Các từ khoá được đánh dấu “ Đột phá ” đã tăng hơn 5000% gần đây. Vì vậy, đây là những cụm từ tìm kiếm cần nhắm tới nếu mục tiêu của bạn là thu hút nhiều lưu lượng truy cập vào trang web của mình.
Hãy nhớ xem qua khối “ Chủ đề liên quan ” để có thêm cảm hứng. Ở đó, bạn sẽ thấy các chủ đề mà người dùng đã tìm kiếm liên quan đến cụm từ tìm kiếm chính của bạn.
Nghiên cứu thị trường ngách trong ngành
Trước khi quyết định chọn một thị trường thích hợp cho trang web của bạn, hãy đảm bảo rằng đó là thứ mà người dùng vẫn khao khát tìm hiểu thêm và nơi bạn cảm thấy mình có thể thêm một số giá trị duy nhất sẽ giải quyết vấn đề hoặc giảm bớt điểm khó khăn. Xu hướng đến và đi, vì vậy bạn muốn nghiên cứu và xác thực xem ý tưởng của bạn có tiềm năng tồn tại lâu dài hay không.
Google Xu hướng là một công cụ tuyệt vời để sử dụng cho mục đích chính xác này.
Ví dụ như bạn đang muốn làm website về bán điện thoại Iphone, bạn đang có dự định chọn ngách của website mình là iphone 7 và nghiên cứu trên Google trends. Bạn dễ dàng thấy được rằng xu hướng tìm kiếm về “iphone đang giảm dần và ít được quan tâm.
Vì vậy, dựa trên những con số trước mắt và những biến động trên biểu đồ, bạn có thể hiểu rõ hơn những ngóc ngách nào có nhiều cơ hội thành công hơn hay là có thể giảm rủi ro về mình.
Xem xu hướng từ khóa phổ biến mới nhất của Google
Nếu trang web của bạn viết về các chủ đề tin tức đương đại hoặc các bài viết ngắn là một phần trong chiến lược nội dung của bạn để tăng lưu lượng truy cập thì tính năng này trong Google Xu hướng là tài nguyên bắt buộc phải có.
Bạn có thể hiểu được xu hướng tìm kiếm trên Google cả theo ngày và theo từng giờ tại quốc gia mà bạn chọn.
Cải thiện SEO cho Thương mại điện tử, Youtube, Google mua sắm
Khi bạn tìm kiếm một cụm từ, hãy thay đổi kênh từ “ Tìm kiếm trên web ” thành “ Tìm kiếm trên YouTube ” hoặc “ Google Mua sắm ”.
Chúng rất hữu ích vì bạn có thể biết những sản phẩm hoặc ngành nào phổ biến đối với dạng nội dung nào
Ví dụ: nếu bạn tìm kiếm “quà tặng tết” vào tháng 5, bạn sẽ nhận thấy rằng lượt tìm kiếm hàng tuần trên Google mua sắm nhiều hơn lượt tìm kiếm trên Web. Vì vậy, nếu bạn muốn tạo nội dung này trong tháng 5, bạn có thể cân nhắc nguồn lực tối ưu Google mua sắm.
Đây là một tính năng thú vị vì mặc dù một số từ khóa hoạt động hiệu quả cho các bài viết trên blog nhưng chúng có thể không phổ biến ở định dạng video và ngược lại. Nó giúp bạn phân phối nguồn lực của mình để sản xuất các dạng nội dung phù hợp với người dùng.
Local SEO
Một khía cạnh hữu ích khác của Google Trends là bạn có thể sử dụng nó để tìm hiểu về đối tượng của mình ở mức độ sâu hơn.
Khi tìm kiếm một truy vấn, bạn sẽ thấy các vùng và thành phố nơi nội dung hoặc sản phẩm của bạn có tần suất tìm kiếm cao nhất trên Google.
Bạn có thể sử dụng dữ liệu này để tối ưu hóa trang web của mình cho SEO Local và nhắm mục tiêu đến các khu vực cụ thể này thông qua quảng cáo trả phí (Ads) hoặc nội dung phù hợp với từng địa phương. Bạn có thể cá nhân hóa hoạt động tiếp thị nội dung của mình để tiếp cận nhiều khu vực được nhắm mục tiêu hơn và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Phân tích đối thủ cạnh tranh của bạn
Đôi khi mọi người tìm kiếm một thương hiệu cụ thể mà họ tin tưởng khi tìm kiếm một sản phẩm. Thông qua Google Trends, bạn có thể thấy trong “Truy vấn liên quan” nếu có bất kỳ thương hiệu nào xuất hiện trong tìm kiếm của mọi người.
Nếu tôi tìm kiếm “cà phê”, tôi nhận được “Chú Long” là một trong những truy vấn hàng đầu có liên quan đến nó. Khi nhìn thấy các thương hiệu trong các truy vấn được đề xuất, bạn sẽ biết được đối thủ cạnh tranh của mình là ai và có thể nghiên cứu chiến lược tiếp thị của họ.
Bạn cũng có thể sử dụng tính năng so sánh để xem xu hướng của Google so sánh như thế nào giữa các đối thủ cạnh tranh hoặc thậm chí so với chính bạn.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của tôi về Google Trends và cách tôi áp dụng nó vào hơn 300 dự án SEO thành công của team SEOSONA. Hy vọng qua bài viết này, bạn nắm rõ hơn Google Trends là gì? cũng như cách sử dụng Google Trends để nắm bắt tốt xu hướng và cải thiện nhanh chóng hiệu quả SEO của mình.
Đừng quên theo dõi tiếp các bài viết về SEO và Google ads của tôi nhé!
Bên cạnh đó,Nếu có nhu cầu tìm hiểu về các dịch SEO uy tín, bạn có thể tham khảo dịch vụ seo tổng thể từ khóa website. Cảm ơn bạn chúc bạn thành công
Xem thêm:
- Google Analytics là gì? Hướng dẫn sử dụng Google Analytics đơn giản
- Google Keyword Planner: Hướng dẫn cách sử dụng Google Keyword Planner hiệu quả chi tiết nhất
- Google Search Console là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng GSC tối ưu SEO
- Google Tag Manager là gì? Hướng dẫn cài đặt & sử dụng GTM 2024
- PageSpeed Insights là gì? Công cụ kiểm tra hiệu suất website của Google