Cập nhật lần cuối: 14/11/2024.
Khi nhắc đến những công cụ SEO hàng đầu hiện nay, Ahrefs chắc chắn là cái tên mà bạn không nên bỏ qua.
Điều gì giúp cho Ahrefs lại được yêu thích đến vậy trong cộng đồng SEO? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về bộ công cụ Ahrefs và những tính năng tuyệt vời giúp phân tích và lập kế hoạch chiến lược SEO website hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn.
Ahrefs là gì?
Ahrefs là một bộ công cụ SEO với các tính năng hỗ trợ toàn diện cho việc phân tích liên kết (backlinks), nghiên cứu từ khóa, phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả và theo dõi hiệu quả SEO toàn diện. Điểm nổi bật của Ahrefs nằm ở việc họ là một công cụ thu thập dữ liệu lớn (Big Data), liên tục cập nhật liên tục thông tin từ hàng tỷ trang web trên internet để phục vụ cho mục đích SEO.
Công cụ Ahrefs được nghiên cứu và phát triển bởi công ty Ahrefs Pte Ltd và ra mắt vào đầu năm 2011. Trước đó, Ahrefs chỉ là một công cụ phân tích backlinks chuyên sâu của một trang web. Tuy nhiên đến nay, Ahrefs đã từng bước phát triển và bổ sung nhiều tính năng mới.
Hiện tại, Ahrefs không chỉ là một công cụ phân tích liên kết mà đã trở thành một bộ công cụ SEO đầy đủ các tính năng hữu ích cho SEOer trên toàn thế giới. Thậm chí, Ahrefs đã vượt qua các đối thủ như Moz Pro và Semrush .
Cách thức hoạt động của Ahrefs
Theo công bố của Ahrefs, hàng ngày các con bọ thu thập dữ liệu (crawler) của Ahrefs, hay còn gọi là Ahrefs bot, hoạt động liên tục trên mạng lưới internet và thu thập thông tin từ hơn 6 tỷ trang web.
Cơ sở dữ liệu này được cập nhật thường xuyên với tần suất 15-30 phút một lần, đảm bảo cung cấp thông tin gần như thời gian thực (real-time data) cho người dùng.
Đến nay, Ahrefs đã thu thập được khoảng hơn 12 tỷ trang web mỗi ngày, và dự kiến con số này sẽ tiếp tục tăng trưởng. Với dữ liệu khổng lồ Ahrefs chỉ đứng sau Google về việc cập nhật thông tin, thậm chí lớn hơn cả Bing và Yahoo.
Điều này giải thích tại sao Ahrefs có thể trở thành công cụ SEO mạnh mẽ được yêu thích bởi các chuyên gia SEO hàng đầu trên thế giới.
Ahrefs được sử dụng rộng dãi dành cho
- Chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Những người này thường tự mình thực hiện SEO và chấp nhận chi phí cho các công cụ có phí để đảm bảo an ninh dữ liệu cho doanh nghiệp của mình.
- Agency SEO: Mặc dù số lượng này đã giảm đáng kể sau khi Ahrefs hạn chế tính năng và tăng phí, nhưng việc một đại lý sử dụng Ahrefs vẫn là minh chứng cho sự tin cậy về dữ liệu mà họ cung cấp.
- Cá nhân làm affiliate marketing, SEO Global, và SEO inhouse: Bên cạnh những nhóm khác, đây là ba nhóm chính có xu hướng lựa chọn Ahrefs cho mục đích cá nhân của họ.
- Chuyên gia tư vấn SEO: Đối với họ, dữ liệu lớn và chính xác là yếu tố quan trọng, do đó Ahrefs thường là lựa chọn ưu tiên.
7 tính năng hữu ích nhất trong Ahrefs
Với 7 tính năng nổi bật của Ahrefs sau đây sẽ giúp bạn triển khai tối ưu hóa website một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.
- Site Explorer
- Keywords Explorer
- Site Audit
- Rank Tracker
- Content Explorer
- Web Explorer
- Competitive Analysis
Tôi sẽ giải thích sâu hơn nữa những tính năng này cho bạn bạn đọc hiểu rõ.
1. Site Explorer – Phân tích website tổng quan
Ahrefs sẽ cung cấp một nguồn dữ liệu cực lớn giúp bạn có thể phân tích tổng thể website về backlink profile, bạn sẽ có thể biết được nhiều chỉ số như số lượng mà Backlink, Referring domains, số lượng keywords ranking trên kết quả tìm kiếm Google, Organic traffics (dữ liệu cung cấp tương tự Google Analytics), …
Với tính năng này bạn có thể sử dụng miễn phí nếu nếu như bạn có quyền sở hữu website trên Google Search Console và tích hợp nó vào công cụ Ahrefs.
2. Keywords Explorer – Nghiên cứu từ khoá
Từ khóa là một phần quan trọng của SEO nhưng không phải ai cũng có thể tự tìm ra được từ khóa tốt và hiệu quả. Thế nên, Ahrefs sẽ là một trợ thủ đắc lực giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm từ khóa và khai thác ý tưởng.
Chỉ bần bạn nhập một vài từ khoá chính, Ahrefs sẽ gợi ý cho bạn tất cả từ khoá liên quan chủ đề hoặc từ khóa mà bạn muốn phân tích, kèm theo các số liệu đo lường trên từng từ khoá như: Volume search, Parent keyword, Keyword difficulty (KD), search intent (ý định tìm kiếm) của người dùng…
3. Site Audit
Bạn hoàn toàn có thể được Ahrefs gợi ý những điểm cần phải chỉnh sửa trên website như: Technical SEO Audit, Content Audit, Audit tổng thể website.
Ví dụ như website seosona.com của tôi cần phải chỉnh sửa 7 lỗi để đạt điểm tối đa 100. Ahrefs cũng chia cấp độ lỗi là Warnings và Notices để bạn có thể lưu ý mà phòng tránh trước.
4. Rank Tracker
Làm SEO chắc chắn phải liên quan đến kiểm tra thứ hạng từ khoá rồi. Tính năng này giúp bạn kiểm tra thứ hạng của hàng ngàn từ khoá chỉ bằng 1 click chuột.
Tôi có thể theo dõi rất nhiều từ khoá tại Ahrefs, tuy nhiên vì là công cụ toàn thế giới sử dụng nên sẽ có độ trễ nhất định so với local Việt Nam. Về điểm này, tôi thường ưu tiên sử dụng Sonatools để kiểm tra thứ hạng từ khóa hơn bởi tính năng real time của nó.
5. Content Explorer
Bằng cách nhập 1 từ khoá chủ đề bất kỳ lên, Ahrefs sẽ cho bạn rất nhiều ý tưởng để bạn triển khai content cho từ khoá này. Ahrefs sử dụng dữ liệu từ hơn 1 tỷ trang web để cung cấp cho bạn thông tin về các chủ đề, từ khóa và nội dung đang được mọi người quan tâm.
6. Web Explorer
Đây là tính năng bạn có thể nhập website của đối thủ vào và bắt đầu phân tích nó. Bạn có thể sử dụng để nghiên cứu từ khoá toàn diện, backlinks, referring domains của đối thủ trong ngành.
Tính năng này cũng giúp bạn khám phá thêm các domain để lựa chọn mua Guest Post hay đặt link của mình ở những domain khác.
7. Competitive Analysis
Tính năng này giúp bạn có cái nhìn tổng quan và so sánh giữa bạn bạn với các đối thủ chi tiết hơn tính năng web explorer
Đây là bảng so sánh tuyệt vời giúp bạn hiểu và đánh giá được đối thủ. Từ đó tìm ra cơ hội cho mình để vượt lên trong cuộc chơi SEO này.
Bạn đã hiểu về Ahrefs khá đầy đủ rồi, giờ hãy xem những thuật ngữ quan trong của nó để không bị nhầm lẫn nhé.
12 thuật ngữ quan trọng trong Ahrefs
- Keyword Difficulty (KD)
- Organic Keywords/ Organic Traffic
- Anchor Text trong Ahrefs
- URL Ratint (UR)
- Domain Rating (DR)
- Referring Domains
- Ahrefs Rank
- Keyword Search Volume (Volume)
- Return Rate
- Clicks
- Cost Per Click (CPC)
- Traffic Value
1. Keyword Difficulty (KD)
KD là một chỉ số được sử dụng để đánh giá mức độ khó khăn để xếp hạng cho một từ khóa cụ thể trên kết quả tìm kiếm của Google. Chỉ số này được tính từ 1 đến 100, trong đó 1 là dễ nhất và 100 là khó nhất.
Ví dụ từ khoá “meta tag in seo” được Ahrefs đánh giá KD là 50, đồng nghĩa với việc đồ khó để SEO từ khoá này là 50 trên thang điểm 100 dựa theo các tiêu chí do Ahrefs đưa ra.
2. Organic Keywords/ Organic Traffic
- Organic Keywords: Là những từ khóa mà người dùng tìm kiếm và website của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
- Organic Traffic: Là nguồn truy cập miễn phí của người dùng đến website thông qua các bảng xếp hạng tìm kiếm. Được tạo thành từ các Organic Keywords.
Bạn có thể xem chỉ số này trong phần Dashboard như ảnh trên. Hoặc trong chi tiết từng phần cũng sẽ lặp lại các chỉ số này.
3. Anchor Text
Anchor Text trong Ahrefs là cụm từ chứa liên kết trong 3 trường hợp:
- Liên kết dẫn đến một trang trên website chính nó (trường hợp Internal Link)
- Liên kết đến trang trên website khác (trường hợp đi Link Outgoing)
- Liên kết từ trang khác hướng đến trang bạn (trường hợp nhận Backlinks)
4. UR là gì?
UR hay còn gọi là URL Rating được dùng để đánh giá độ tin cậy của một URL nào đó có xếp hạng cao trên Google và nó trực tiếp dựa vào chất lượng của Backlink.
Trong dữ liệu mà Ahrefs tìm được, UR được đánh giá dựa trên thang điểm từ 1 tới 100, được gọi là chỉ số UR. Chỉ số UR càng cao thì website của bạn sẽ có khả năng được xếp hạng cao trên Google là càng lớn.
5. Domain Rating (DR)
Domain Rating cho thấy sức mạnh và độ tin tưởng của toàn bộ website ấy dựa trên backlink tới trang web ấy.
Lưu ý: So với UR thì DR có độ chính xác thấp hơn trong Google Ranking (thứ hạng của một website), vì UR đánh giá chính xác URL đấy còn DR đánh giá dựa trên toàn bộ website.
6. Referring Domains là gì?
Referring Domains được hiểu là các miền có URL trỏ về trang web của bạn, và nó chỉ được tính 1 lần duy nhất.
Lưu ý: Tỷ lệ backlink cần phải cân đối với tỷ lệ DR và tỷ lệ càng thấp thì trang web của bạn sẽ càng được đánh giá cao.
7. Ahrefs Rank (AR) là gì?
Ahrefs Rank là công cụ xếp hạng Alexa của Ahrefs, thể hiện xếp hạng của website dựa vào số lượng và chất lượng backlink về trang web đó. Chỉ số ahrefs rank càng thấp thì xếp hạng của website của bạn càng cao.
Chỉ số Ahrefs Rank (AR) nằm ngay dưới chỉ số DR trong Overview của tính năng Site Explorer. Bạn chỉ nên xem nó là một chỉ số tham khảo, vì nó có thể bị thao túng.
8. Keyword Search Volume (Volume)
Keyword search volume hiển thị số lượng tìm kiếm của một từ khóa cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.
Volume tìm kiếm của một từ khóa là một chỉ số rất quan trọng cần quan tâm khi nghiên cứu từ khóa, nó sẽ giúp bạn theo dõi xu hướng tìm kiếm của từ khóa, các nội dung nổi bật hay ước tính lưu lượng truy cập của từ khóa.
Cũng trong ví dụ vừa rồi, từ khoá meta tag in seo có Volume là 50, đồng nghĩa trung bình có 50 người tìm kiếm về từ khoá này.
9. Return Rate (RR)
Return rate cho biết mức độ thường xuyên của một người search một từ khóa nào đó trong thời gian khoảng 30 ngày. Đây được xem là một tính năng nổi bật của Ahrefs mà chưa có công cụ SEO nào có được
10. Clicks
Chỉ số Clicks là số lượt click trên mỗi tìm kiếm. Nhưng không phải với bất kì lần tìm kiếm nào cũng đem lại lượt click.
Ví dụ: Mọi người tìm kiếm trên Google rất nhiều “hôm nay ngày bao nhiêu” nhưng không cần click vào bất kì kết quả nào mà vẫn có được câu trả lời.
Vì thế, khoảng cách giữa số lượng người dùng tìm kiếm và số lần click vào kết quả ngày càng lớn. Nhờ chỉ số Clicks mà ta có thể biết được mọi người có click vào bất cứ kết quả nào sau khi tìm kiếm hay không.
11. Cost Per Click (CPC)
Cost Per Click (viết tắt là CPC) là chi phí trung bình cho mỗi lần người dùng click vào quảng cáo của bạn. Vì là công cụ bên thứ 3 nên có thể chỉ số này sẽ không chính xác bằng công cụ Google Keyword Planner.
12. Traffic Value
Traffic Value là một chỉ số của Ahrefs ước tính chi phí bạn cần trả cho lượng truy cập tự nhiên vào trang web của bạn, được xác định dựa theo chỉ số CPC từ Google Adwords.
Traffic Value càng cao thì web càng có giá trị. Web nào mà nhiều traffic nhưng value thấp nghĩa là web đó là dạng tin tức tổng hợp và ngược lại.
Lời kết
Ahrefs là một bộ công cụ SEO mạnh mẽ có thể giúp bạn cải thiện khả năng hiển thị trên công cụ tìm kiếm của trang web của mình.
Hi vọng bạn đã có được góc nhìn tổng quan nhất về công cụ này. Hãy tiếp tục đón nhận những blog tiếp theo của tôi về Google Marketing.
Đừng quên SEOSONA luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn với dịch vụ SEO tổng thể từ khóa, dịch vụ Google Ads và đào tạo SEO. Hẹn gặp lại bạn nhé!
Xem thêm:
- Screaming frog là gì? Cách sử dụng Screaming frog cơ bản cho SEO
- Keywordtool.io: Công cụ nghiên cứu từ khóa SEO miễn phí
- SEO PowerSuite là gì? Hướng dẫn sử dụng chi tiết bộ công cụ SEO
- Yoast SEO là gì? Hướng dẫn sử dụng & cài đặt Plugin Yoast SEO
- Majestic SEO là gì? Tổng quan Majestic cơ bản cho người mới