Googlebot là gì

Googlebot là gì? Định nghĩa, cách hoạt động và cách tối ưu hóa cho SEO

  • Bạn đang tìm cách chạy seo website và bắt gặp khái niệm Googlebot.

    Bạn không biết Googlebot là gì và cách thức hoạt động nó như thế nào?

    Đừng lo lắng, trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ đến bạn tất cả các kiến thức cơ bản nhất về Googlebot, cách thức hoạt động, và 4 cách tối ưu website với Googlebot hiệu quả nhất.

    Cùng tôi tìm hiểu ngay nhé!

    Googlebot là gì?

    Googlebot (hay Google Spider) là các bot của Google dùng để thu thập dữ liệu của các trang web trên Internet.

    Googlebot có 2 loại chính:

    • Googlebot Desktop
    • Googlebot Smartphone

    Ngoài ra, Googlebot còn có các loại phổ biến khác như:

    • Googlebot Image
    • Googlebot News
    • Googlebot Video
    • Google StoreBot

    Bạn có thể tham khảo tài liệu chi tiết về các loại Googlebot tại đây

    Cách thức hoạt động của Googlebot

    Để tối ưu hóa website với công cụ tìm kiếm (SEO) có hiệu quả, bạn phải hiểu được cách Googlebot hoạt động.

    Cách Googlebot hoạt động
    Cách Googlebot hoạt động

    Sau đây, tôi sẽ giải thích ngắn gọn cách thức hoạt động của Googlebot để bạn có thể dễ dàng hình dung:

    1. Crawling (cào dữ liệu)

    Bạn đang thắc mắc Crawl website là gì?

    Là Googlebot bắt đầu thu thập dữ liệu của một trang web bằng cách đi theo các liên kết từ trang này sang trang khác.

    Googlebot phát hiện ra những liên kết theo nhiều cách, nhưng ba cách phổ biến nhất là:

    • Từ các liên kết ngược (backlink): Google có chỉ mục của hàng trăm tỷ trang web trên thế giới. Nếu trang web của bạn có đặt backlink ở một trang web đã được Google index từ trước đó, Googlebot có thể tìm thấy trang web của bạn thông qua backlink được đặt từ trang web đó.
    • Từ sơ đồ trang web (sitemap): Sơ đồ trang web cho Googlebot biết những trang và tệp nào bạn cho là quan trọng và cần thu thập dữ liệu trên trang web của mình.
    • Từ việc gửi URL cho Google (submit URL): Google cho phép các chủ sở hữu trang web yêu cầu thu thập dữ liệu các URL riêng lẻ hoặc toàn bộ các URL trong Google Search Console.
    Quá trình crawling của Googlebot
    Quá trình crawling của Googlebot

    Quá trình này được tự động hóa và Googlebot sử dụng các thuật toán phức tạp để xác định các trang cần thu thập dữ liệu cũng như tần suất thu thập dữ liệu dành cho các trang đó.

    Khi Googlebot thu thập dữ liệu một trang web, nó sẽ đọc mã HTML và các nội dung khác để hiểu cấu trúc, nội dung và các thông tin liên quan khác của trang web.

    >>> Tim hiểu thêm về Google SEO là gì? Lợi ích của SEO đem lại cho Doanh Nghiệp thời kỳ chuyển đổi số

    2. Processing and rendering (Xử lý và trích xuất thông tin)

    Quá trình xử lý là nơi Googlebot làm việc để hiểu và trích xuất thông tin từ chính các trang đã được thu thập thông tin từ trước đó.

    Không ai ngoài Google biết chi tiết về quá trình này.

    Nhưng nó không quan trọng.

    Tất cả những gì chúng ta thực sự cần biết là nó liên quan đến việc trích xuất các liên kết và lưu trữ nội dung để lập chỉ mục.

    3. Indexing (Lập chỉ mục)

    Lập chỉ mục là quá trình lưu trữ thông tin đã được xử lý từ các trang vào chỉ mục tìm kiếm của Google.

    Tôi đã có một bài chia sẻ chi tiết về quá trình này bạn có thể tham khảo tại bài viết: Google index là gì? 8 cách giúp Google index website siêu nhanh

    4 cách tối ưu website với Googlebot hiệu quả nhất

    Nếu bạn muốn Googlebot thu thập dữ liệu trang web của bạn đúng cách và lập chỉ mục các trang, bạn phải đảm bảo có một số điều nhất định.

    Bởi vì việc Googlebot thu thập dữ liệu trang web không phải là sự kiện diễn ra một lần.

    Cho nên dưới đây là 4 cách hay nhất mà bạn nên thực hiện thường xuyên để duy trì trang web thân thiện với việc thu thập dữ liệu của Googlebot:

    1. Kiểm tra tệp robots.txt của trang web

    Tệp robots.txt của trang web cho phép bạn kiểm soát những gì được thu thập thông tin trên trang web của bạn.

    Bạn có thể tìm thấy tệp robot.txt trang web của mình tại địa chỉ: “https://yourdomain.com/robots.txt”

    Ví dụ như tôi có thể tìm kiếm tệp robot.txt của website seosona.com tại địa chỉ: https://seosona.com/robots.txt

    File robot.txt của website seosona
    File robot.txt của website seosona

    Bạn cần đảm bảo rằng tệp robots.txt của trang web không chặn Googlebot thu thập dữ liệu các trang/phần trên trang web mà bạn muốn lập chỉ mục.

    Và bạn nên cũng phải đảm bảo rằng Googlebot có thể truy cập vào tệp robots.txt, tức là nó không bị chặn ở cấp máy chủ. 

    2. Gửi sơ đồ trang web

    Gửi sơ đồ trang web là cách đơn giản nhất để cho Googlebot biết bạn đang muốn thu thập dữ liệu và lập chỉ mục những trang nào.

    Tạo sơ đồ trang web không khó, bạn có thể sử dụng bất kỳ plugin SEO phổ biến nào trên WordPress, chẳng hạn như Yoast SEO hoặc Rank Math để tạo nó.

    Bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết cách tạo sitemap tại bài viết: Sitemap là gì? Cách tạo và khai báo Google dễ dàng nhất

    Các plugin này sẽ tự động tạo sơ đồ trang web cho bạn để bạn có thể gửi nó lên Google Search Console.

    URL của site được tạo xong sẽ trông như thế này: yoursite.com/sitemap_index.html

    Ví dụ như địa chỉ sitemap của website seosona.com là: seosona.com/sitemap_index.html

    Sitemap địa chỉ: yoursite.com/sitemap_index.xml
    Sitemap địa chỉ: yoursite.com/sitemap_index.xml

    Để gửi sitemap của bạn cho Google bạn có thể sử dụng công cụ Google Search Console

    Bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết về cách làm này tại bài viết: Cách submit URL lên Google chỉ trong 5 phút

    3. Chỉ định dữ liệu cần thu thập cho Googlebot

    Tệp robots.txt còn có tác dụng chỉ định cho Googlebot biết rằng những trang bạn cho phép nó thu thập dữ liệu trên trang web của mình.

    Vì vậy, bạn cần đảm bảo rằng các trang bạn muốn Googlebot thu thập dữ liệu và lập chỉ mục không có lệnh “noindex”.

    Đồng thời, hãy đảm bảo rằng nó không có lệnh “nofollow” nếu bạn muốn các liên kết gửi đi những nơi khác cũng được thu thập thông tin.

    4. Liên kết nội bộ giữa các trang

    Một cách đơn giản khác để giúp một trang được lập chỉ mục nhanh hơn là liên kết trang đó với một trang khác đã được Google lập chỉ mục.

    Vì Googlebot thường xuyên thu thập lại dữ liệu các trang đã được lập chỉ mục của trang web.

    Liên kết nội bộ giữa các trang
    Liên kết nội bộ giữa các trang

    Cho nên, nếu bạn đặt liên kết nội bộ với những trang này, sẽ giúp googlebot dễ dàng đi đến các trang mới và thu thập dữ liệu từ đó giúp các trang này dễ dàng được lập chỉ mục hơn.

    Kết luận về Googlebot

    Qua bài viết này, tôi hy vọng bạn đã hiểu về khái niệm Googlebot là gì và cách thức hoạt động và phương pháp tối ưu cho website.

    Nếu bạn là người mới và muốn tìm hiểu về SEO, bạn có thể tham khảo chương trình đào tạo SEO thực chiến 100% do tôi trực tiếp đứng lớp tại Seosona.

    Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm kiếm các dịch vụ SEO uy tín bạn có thể tham khảo Seosona nhé 

    Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

    Tìm hiểu thêm các thuật ngữ SEO:

    Khám phá nhiều chủ đề khác

    0 0 đánh giá
    Đánh giá bài viết
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest

    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận