Cập nhật lần cuối: 22/11/2024.
Trong thế giới kỹ thuật số hiện nay, domain là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ website nào. Nó được xem như là địa chỉ của trang web và là cách mà người dùng tìm thấy website của bạn trên không gian mạng.
Tuy nhiên, việc lựa chọn một domain phù hợp và tối ưu hóa nó trên website là điều không hề đơn giản.
Nếu bạn là người mới vào ngành hay chỉ đơn giản là muốn tối ưu hóa domain. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về domain, cách lựa chọn và tối ưu hóa chúng trên website của bạn để tăng tính thân thiện với công cụ tìm kiếm. Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Domain là gì?
Domain hay tên miền là địa chỉ website của bạn trên không gian mạng, khi bạn nhập tên miền trên một trình duyệt, bạn có thể truy cập vào được website bất kỳ.
Chúng được thể hiện bằng các chuỗi văn bản gồm chữ, số và ký tự trong bảng chữ cái, thay cho địa chỉ IP gồm những dãy số dài và khó đọc, khó nhớ.
Nói một cách đơn giản, bạn hãy hình dung website là một ngôi nhà thì domain chính là địa chỉ nhà của bạn.
Ví dụ: Người dùng sẽ nhớ Seosona.com hơn là dãy số IP 103.200.23.149
Khi bạn nhập tên miền trên trình duyệt, trình duyệt sẽ gửi 1 yêu cầu đến DNS. DNS sẽ tìm kiếm địa chỉ IP tương ứng với domain và chuyển hướng bạn đến trang web bạn muốn truy cập.
Tại sao Domain lại quan trọng?
Tên miền đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng website và mang lại giá trị đáng kể cho các hoạt động kinh doanh. Dưới đây, tôi sẽ liệt kê ra một vài nguyên nhân chính giải thích về tầm quan trọng của domain:
- Tên miền giúp người dùng, khách hàng dễ dàng tìm kiếm và nhận diện thương hiệu.
- Giúp sở hữu và bảo vệ thương hiệu, ngăn chặn đối thủ sử dụng tên miền tương tự.
- Tên miền độc đáo và phong cách nhất quán từ mạng xã hội đến website tăng tính nhận diện thương hiệu.
- Khiến website của bạn sẽ trông uy tín hơn khiến cho khách hàng bạn cảm thấy an tâm khi để lại email, số điện thoại,… hoặc mua hàng
Tóm lại, tên miền thật sự rất quan trọng đối với trang web. Tuy nhiên việc lựa chọn tên miền cho website của mình không đơn giản đặc biệt đối với những ai mới tạo website.
Cấu trúc của 1 domain
Cấu trúc domain là một bộ quy tắc và quy định để xác định tên miền trên Internet. Tên miền bao gồm các thành phần như tên miền cấp một (top-level domain), tên miền cấp hai (second-level domain), Tên miền phụ (Subdomain)
Tên miền cấp 1 còn được gọi là Top Level Domain, là tên miền có đuôi đằng sau, giúp xác định quốc gia hoặc loại hình trang web.
Ví dụ như .vn cho Việt Nam, .com cho các trang web thương mại, .edu cho các trang web giáo dục. Tên miền cấp một thường được quản lý bởi một số tổ chức quốc tế như ICANN, Verisign, PIR, VNNIC.
Tên miền cấp 2 hay Second Level Domain, là phần chữ nằm trước tên miền cấp một, thường được sử dụng để xác định tên của doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân.
Nó được đăng ký bởi người sử dụng Internet. Ví dụ, trong tên miền Seosona.com, “Seosona” là tên miền cấp hai, hoặc thanhnien.com.vn, thanhnien chính là tên miền cấp 2.
Subdomain, còn được biết đến dưới tên gọi “tên miền con” là các địa chỉ web được tạo ra từ tên miền gốc, thường được sử dụng để phân loại và tổ chức các phần khác nhau của một trang web hoặc để tạo ra các trang con liên kết với một trang web chính.
Lưu ý: Nếu bạn muốn tạo các subdomain cho website của mình, bạn nên tạo số lượng subdomain hợp lý để tránh ảnh hưởng đến hiệu suất của trang web.
Ví dụ: Trong địa chỉ: https://khoahoc.seosona.com thì khoahoc được coi là một subdomain.
Các quy tắc cấu trúc domain còn có thể bao gồm các tên miền cấp ba, cấp bốn và các tên miền đặc biệt như tên miền quốc gia (ccTLD) hoặc tên miền đặc biệt (gTLD).
Tên miền là một phần của địa chỉ web hoặc URL . Một URL thường bao gồm một giao thức, tên miền và đường dẫn.
Ví dụ: 1 URL trên bài đăng của Seosona như sau: https://seosona.com/seo/tong-hop/cong-ty-seo/ . Nó được tạo thành từ các phần sau:
- giao thức (“https://”)
- tên miền (“seosona.com“)
- tên miền cấp hai (“seosona“)
- tên miền cấp cấp một (“”.com”)
- Đường dẫn trang – page path (cong-ty-seo)
Việc lựa chọn tên miền phù hợp với nội dung và mục đích sử dụng là rất quan trọng để giúp người dùng dễ dàng tìm thấy và ghi nhớ địa chỉ trang web của bạn.
Phân loại domain
Phân loại domain dựa trên các tiêu chí khác nhau, chẳng hạn như mục đích sử dụng, quyền sở hữu, địa lý, cấp độ phân quyền và loại tên miền.
TLD (Top Level Domain)
Một trong những phân loại phổ biến nhất của domain là theo mục đích sử dụng. Domain có thể được sử dụng cho các mục đích khác nhau như kinh doanh (.com), giáo dục(.edu), chính phủ (.gov),…
Theo kỷ lục mới nhất, số lượng đăng ký tên miền trên toàn thế giới đã vượt qua con số 367,3 triệu và tên miền .com đang ở mức 157 triệu lượt đăng kí.
Tất cả TLD hiện đang được quản lý bởi tổ chức Internet Assigned Numbers Authority (IANA).
ccTLD (Country – code top-level domain)
Ngoài ra, các domain cũng có thể được phân loại dựa trên địa lý. ccTLD còn có thể gọi là tên miền cao cấp ở các quốc gia được sử dụng để chỉ định tên miền của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ cụ thể trên Internet. chẳng hạn Việt Nam: .vn, Mỹ: .us, Anh: .uk..
Mỗi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sẽ có một mã địa phương duy nhất để đại diện cho tên miền của nó.
ccTLDs được quản lý bởi các tổ chức quản lý tên miền quốc gia tương ứng. Các quy định và quy trình đăng ký đều khác nhau tùy thuộc vào quốc gia hoặc vùng lãnh thổ.
Chúng thường được sử dụng cho trang web quốc gia hoặc doanh nghiệp tập trung vào một khu vực địa lý cụ thể.
gTLDs (Generic – level domain)
gTLDs là viết tắt của Generic top-level domain là tên miền dùng chung. Không phụ thuộc vào quốc gia, lãnh thổ. Tên miền được sử dụng để định danh cho các loại trang web cụ thể hoặc nhóm các trang web có chung mục đích.
- .com – kinh doanh thương mại (TLD phổ biến nhất).
- .org – tổ chức (thường là tổ chức phi lợi nhuận).
- .gov – cơ quan chính phủ.
- .edu – tổ chức giáo dục.
- .net – tổ chức mạng.
- .mil – quân đội.
Ví dụ: tên miền có đuôi org thường là các tổ chức chính phủ.
sTLD (Sponsored top-level domain)
Tên miền cấp cao nhất được tài trợ (sTLD) là một loại tên miền được quản lý bởi một tổ chức hoặc cơ quan tư nhân có liên quan đến một lĩnh vực cụ thể.
Ví dụ về sTLD bao gồm .edu (dành cho tổ chức giáo dục), .gov (dành cho cơ quan chính phủ) và .museum (dành cho bảo tàng).
sTLD thường được giới hạn cho các tổ chức hoặc cá nhân trong cộng đồng hoặc ngành và cần có đủ điều kiện mới có thể đăng ký tên miền.
Một lợi thế của việc sử dụng sTLD là nó có thể giúp thiết lập uy tín và niềm tin trong một cộng đồng hoặc lĩnh vực cụ thể
Ví dụ: một bảo tàng sử dụng tên miền .museum có thể được coi là hợp pháp và đáng tin cậy hơn bảo tàng sử dụng tên miền.com hơn.
Ngoài ra, sTLD có thể cung cấp các lợi ích bổ sung như tăng cường bảo mật hoặc các dịch vụ đặc biệt phù hợp với nhu cầu của cộng đồng mà họ phục vụ.
uTLD ( (Unsponsored top-level domain)
uTLD là tên miền cấp cao không được tài trợ, và nó được sử dụng như một phương tiện để đặt tên cho các trang web thương mại hoặc cá nhân. Ví dụ: .net, .org, .info, .biz, …
- iTLD (Internationalized Top-Level Domain)
iTLD là (tên miền cao cấp nhất hạ tầng) là một nhóm các TLD, được sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng của internet. Tên miền này đại diện cho ARPA, và nó chỉ dành riêng cho ICANN – Tổ chức quản lý tên miền và địa chỉ IP toàn cầu. iTLD được sử dụng để quản lý các thông tin về các địa chỉ IP và các máy chủ DNS.
Tuy nhiên, vì iTLD không được sử dụng phổ biến như uTLD, nên nó có thể không quan trọng đối với người dùng.
Tóm lại, việc phân loại domain có thể giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và chọn lựa loại domain phù hợp với mục đích sử dụng của mình.
Tên miền hoạt động như thế nào?
Như trên mình đã giải thích về domain là thay thế cho những dãy số ký tự dài và khó đọc của địa chỉ IP hosting.
Để tên miền có thể sử dụng và hoạt động được thì cần phải kết nối đến địa chỉ IP, thông qua hệ thống tên là DNS (Domain Name System) còn gọi là hệ thống phân giải tên miền.
Sau khi đã đăng ký thành công, bạn cần thực hiện bước cấu hình bản ghi DNS cho domain với địa chỉ IP để có thể xây dựng website của bạn.
Khi người dùng thực hiện nhập tên miền website của bạn trên trình duyệt, hệ thống DNS (Domain Name System) sẽ làm nhiệm vụ chuyển đổi tên miền đó thành địa chỉ IP tương ứng.
Điều này giúp máy tính xác định được nơi chứa thông tin của trang web đó. Sau khi có địa chỉ IP, máy tính có thể kết nối đến máy chủ lưu trữ của trang web và tải nội dung để hiển thị trên trình duyệt của bạn.
Cách đăng ký tên miền mới
Để chọn được một tên miền phù hợp với mục đích nhu cầu của bạn hoặc doánh nghiệp bạn nên tham khảo các tiêu chí sau:
- Độ dài tên miền: Tên miền phải có độ dài từ 2 đến 63 ký tự.
- Chỉ sử dụng các ký tự trong bảng chữ cái Latinh, số và dấu gạch ngang (-). Không được sử dụng khoảng trắng hay các ký tự đặc biệt khác.
- Tên miền không được trùng với các tên miền đã được đăng ký trước đó. Bạn có thể kiểm tra trên các trang web đăng ký tên miền để đảm bảo.
- TLD phù hợp: bạn cần phải xác định loại trang web bạn đang tạo và đối tượng khách hàng mà bạn muốn hướng đến. Nếu bạn muốn tạo một trang web thương mại, Bạn nên lựa chọn “.com” .Nếu bạn muốn tạo một trang web giáo dục thì bạn có thể lựa chọn “.edu” hoặc “.edu.vn”
- Tên miền phải liên quan đến nội dung của website. Ví dụ, nếu bạn muốn tạo website để bán sách, thì tên miền có thể là bookshop.com hoặc booksforsale.net, vv.
- Tên miền không được chứa các từ hoặc cụm từ bị cấm, bao gồm các từ mang tính phản động, xúc phạm, bạo lực, hay các từ liên quan đến hoạt động bất hợp pháp.
Những quy định này sẽ giúp bạn đặt tên miền cho website của mình một cách chuyên nghiệp và tránh được những rắc rối pháp lý. Tuy nhiên, nếu bạn không tìm được tên miền phù hợp bạn có thể tham khảo các công ty tư vấn tên miền.
Các bước chọn tên miền tốt phù hợp với mục đích
Để chọn được tên miền tốt, bạn cần lưu ý một số tiêu chí sau đây:
Đầu tiên, hãy sử dụng tên miền ngắn, gọn và dễ nhớ. Điều này giúp cho người dùng dễ dàng truy cập vào trang web của bạn và cũng giúp cho việc quảng bá thương hiệu của bạn dễ dàng hơn.
Thứ hai, tên miền nên liên quan đến thương hiệu, sản phẩm, tên công ty hoặc người dùng của bạn. Việc này giúp cho khách hàng có thể nhớ đến thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn một cách dễ dàng hơn.
Thứ ba, tên miền cần độc nhất và không gây nhầm lẫn với các tên miền khác. Điều này giúp cho khách hàng có thể tìm kiếm và truy cập vào trang web của bạn một cách dễ dàng.
Thứ tư, tên miền cần được đăng ký theo phong cách bao vây, làm vũ khí bảo vệ thương hiệu và hỗ trợ SEO.
Điều này bao gồm việc đăng ký nhiều tên miền liên quan đến thương hiệu hoặc sản phẩm của bạn, kể cả các tên miền phổ biến như .com, .net, .com.vn, .vn,… để ngăn chặn người khác sử dụng chúng cho mục đích tiêu cực
Cuối cùng, tên miền cần chứa từ khóa thương hiệu hoặc sản phẩm để giúp cho trang web của bạn được tìm kiếm và xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.
Quy trình và thủ tục đăng ký
Đăng ký tên miền là bước quan trọng để bạn có thể sử dụng tên miền đó cho website hoặc email của mình. Dưới đây là quy trình và thủ tục đăng ký tên miền tại Việt Nam:
- Bước 1: Tìm nơi đăng kí tên miền uy tín như Mat Bao, VNNIC, PA Vietnam, VDC, …
- Bước 2: Lựa chọn tên miền phù hợp với nội dung website. Tên miền cần có tính duy nhất, không vi phạm bản quyền và chưa được đăng kí
- Bước 3: Hiểu rõ chính sách và quy định của nhà cung cấp dịch vụ domain
- Bước 4: Điền đầy đủ thông tin đăng ký tên miền trên website của nhà đăng ký
- Bước 5: Thanh toán và xác nhận thông tin tên miền sau đăng kí tên miền
Với quy trình và thủ tục đăng ký tên miền trên, bạn có thể sở hữu tên miền cho website hoặc email của mình một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Tổ chức quản lý tên miền
Hiện nay trên thế giới có nhiều tổ chức quản lý tên miền cấp một, các tổ chức này được ủy quyền và giám sát bởi Tổ chức ICANN (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers) – tổ chức phi chính phủ quốc tế có trụ sở tại Mỹ.
Tổ chức quản lý tên miền có trách nhiệm đảm bảo việc cấp phát tên miền được thực hiện một cách công bằng và đảm bảo tính duy nhất của tên miền đó. Việc quản lý tên miền rất quan trọng đối với hoạt động của internet và đảm bảo tính bảo mật cho các trang web trên internet.
Phân biệt giữa Subdomain và Addon domain
Subdomain và addon domain đều là những tên miền phụ thuộc vào một tên miền gốc. Tuy nhiên, giữa chúng có một số điểm khác biệt cơ bản như sau:
Subdomain là một tên miền phụ thuộc hoàn toàn vào tên miền gốc. Nó là phần mở rộng của domain, nằm trước domain chính và phân cách bởi dấu chấm hoặc dấu “-”.
Subdomain được sử dụng để phân chia nội dung của tên miền gốc thành các phần nhỏ hơn.
Ví dụ: Giả sử bạn có một website với tên miền chính là example.com. Bạn muốn viết bài seo trên trang blog riêng biệt trên website này. Bạn có thể tạo một subdomain như blog.example.com. Subdomain này hoạt động như một website độc lập nhưng vẫn liên kết với tên miền chính (example.com).
Addondomain là một loại domain phụ thuộc vào tên miền gốc, nhưng có thể được sử dụng độc lập với tên miền gốc với nội dung và cấu trúc riêng biệt.
Addon domain cho phép bạn quản lý nhiều website riêng biệt trên cùng một tài khoản hosting, nó có chức năng giống như domain chính và chia sẻ tài nguyên của hosting chung.
Ví dụ: Giả sử bạn đã sở hữu một hosting với tên miền chính là brandnew.com. Bạn mua thêm một tên miền mới, ví dụ mynewsite.com. Bạn có thể thêm mynewsite.com vào hosting của mình như một addon domain.
Phân biệt giữa chuyển hướng và trỏ tên miền
Chuyển và trỏ tên miền là hai khái niệm liên quan đến việc điều hướng đến một trang web cụ thể thông qua tên miền. Tuy nhiên, hai khái niệm này có sự khác biệt nhất định.
Chuyển hướng tên miền
̣(domain forwarding) |
Trỏ tên miền
(domain pointing) |
|
Định nghĩa | Thay đổi đường dẫn của một tên miền, để chuyển hướng người dùng đến một trang web khác. | Quá trình liên kết tên miền với một địa chỉ IP của máy chủ web |
Giao diện | Người dùng sẽ thấy đường dẫn mới trên thanh địa chỉ của trình duyệt thay vì tên miền gốc. | Người dùng truy cập vào tên miền được trỏ về một địa chỉ IP, máy chủ web sẽ trả về nội dung của trang web đó cho người dùng. |
Thay đổi địa chỉ IP | Có | Không |
Thay đổi địa chỉ web | Có | Có |
Ảnh hưởng đến công cụ tìm kiếm | Có thể ảnh hưởng | không ảnh hưởng |
Tóm lại, chuyển tên miền là thay đổi đường dẫn để chuyển hướng người dùng đến một trang web khác, trong khi trỏ tên miền là liên kết tên miền với một địa chỉ IP để hiển thị nội dung của trang web đó.
Phân biệt giữa Hosting và tên miền
Hosting và tên miền là hai khái niệm cơ bản trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhưng chúng có ý nghĩa khác nhau. Nhận thấy các bạn hay bị nhầm lẫn giữa 2 khái niệm này nên tôi có làm một bảng so sánh dưới đây:
Đặc điểm | Hosting | Tên miền |
Định nghĩa | Dịch vụ lưu trữ dữ liệu website | Địa chỉ của website. Ví dụ: tên miền của trang web google là google.com |
Chức năng | Lưu trữ dữ liệu website | Giúp người dùng truy cập vào website |
Bản chất | Không gian lưu trữ | Chuỗi ký tự |
Tính chất | Vật lý | Logic |
Chi phí | Thay đổi theo dung lượng, băng thông | Thay đổi theo thời gian |
Tóm lại, tên miền và hosting đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một trang web.
Tên miền giúp cho người dùng có thể tìm thấy trang web dễ dàng hơn, trong khi hosting là nơi lưu trữ các tập tin và dữ liệu của trang web để có thể truy cập trên mạng.
KẾT LUẬN
Tên miền không đơn thuần là một địa chỉ trên website. Nó là chìa khóa quan trọng cho việc quản lý, thu hút khách hàng và bảo vệ thương hiệu của bạn trên không gian mạng.
Do đó, việc chọn và quản lý tên miền cần được xem xét kỹ lưỡng để bảo vệ và nâng cao giá trị thương hiệu trong thế giới
Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn và giúp bạn trong việc thay đổi hoặc lựa chọn tên miền phù hợp.
Bên cạnh đó, nếu bạn đang muốn triển khai dịch vụ SEO hiệu quả và mong muốn tìm được một đơn vị uy tín đồng hành cùng bạn thì hãy liên hệ cho Seosona – Google marketing agency số 1 Việt Nam.
Xem thêm: