Cập nhật lần cuối: 23/11/2024.
Hiện nay, Youtube là nền tảng nhận được lượng truy cập 2.7 tỷ người dùng và 5 tỷ video được xem mỗi ngày, đứng thứ hai trên thế giới. Do đó, thế giới video trực tuyến có tiềm năng vô cùng lớn và cạnh tranh rất gay gắt.
Tuy nhiên, đi đôi với cơ hội trên, các nhà sáng tạo video vẫn còn mắc nhiều sai lầm đối với các thuật toán SEO Youtube để tiếp cận đúng với khách hàng tiềm năng.
Vì thế, trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với bạn các tips để bạn vừa hiểu rõ nhu cầu của khán giả vừa áp dụng tốt vào SEO Youtube bạn nhé.
Bắt đầu nào.
SEO YouTube là gì?
Tương tự như SEO tổng thể website, SEO Youtube là quá trình tối ưu hoá video và kênh trên Youtube với mục đích giúp nội dung của bạn thân thiện với bộ máy tìm kiếm.
Từ đó sẽ cải thiện khả năng hiển thị và xếp hạng của video trong kết quả tìm kiếm Youtube.
Khi áp dụng phương pháp này vào marketing online, bạn sẽ có lợi thế cao hơn để tiếp cận với khán giả, góp phần tăng doanh thu cũng như tỷ lệ lợi nhuận (ROI) và quảng bá thương hiệu mà không cần tốn quá nhiều chi phí.
SEO YouTube mang lại giá trị như thế nào cho nhà sáng tạo nội dung?
Dưới đây mình sẽ list ra 3 ưu điểm chính khi bạn áp dụng SEO Youtube nhé:
- Tăng độ tin cậy cho khách hàng: khi video của bạn được xếp hạng cao điều này chứng minh video bạn có chất lượng và thu hút hơn các video khác. Do đó, người xem sẽ tin tưởng và tạo cơ hội cho video bạn nhiều hơn.
- Tăng lượng traffic: đa số người xem sẽ nhấp chuột vào 2-3 video đầu tiên mà họ nhận được trong kết quả tìm kiếm, do đó nếu video bạn được xếp hạng ở top đầu tiên thì khách hàng truy cập vào video bạn sẽ tăng đáng kể.
- Cải thiện tỷ lệ chuyển đổi: khi lượng traffic tăng cao thì tỷ lệ chuyển đổi cũng có khả năng tăng đáng kể
Người xem tìm thấy video của bạn trên Youtube như thế nào?
Để chinh phục được khán giả trên Youtube, bạn nên hiểu được nền tảng Youtube cung cấp cho khán giả các phương pháp tiếp cận như thế nào.
Theo nguồn thông tin Youtube, mình list ra một số nguồn phổ biến:
- Kết quả trả về khi search trên thanh tìm kiếm
- Trang chủ đề xuất theo lịch sử cá nhân hoặc các video xu hướng nếu người xem đăng xuất
- Khám phá các trang: bao gồm các video chia theo xu hướng như thể thao, âm nhạc, trò chơi,…
- Video shorts: nơi bạn có thể tìm thấy nội dung video dạng ngắn trên khắp Youtube
- Kênh đăng ký
Các yếu tố quan trọng trong thuật toán Youtube
So với việc xếp hạng các trang web trên Google, Youtube ít tập trung vào tối ưu hoá kỹ thuật hơn. Như tài liệu Youtube chia sẻ, các yếu tố chính để xếp hạng video:
1. Hiệu suất video
Mục đích Youtube muốn người xem hài lòng với video họ click và thời gian xem càng lâu càng tốt. Dưới đây mình sẽ gợi ý các chỉ số quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất video:
Tỷ lệ giữ chân người dùng (Audience Retention)
Tỷ lệ giữ chân người dùng là tỷ lệ phần trăm trung bình của một video trên Youtube mà mọi người xem.
Ví dụ: Bạn sản xuất một video dài 10 phút, khán giả xem video của bạn trung bình 5 phút thì tỷ lệ giữ chân người dùng là 50%
Tỷ lệ Audience Retention 100% đồng nghĩa là người xem sẽ xem video đến cuối cùng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu từ Databox, trong thực tế thì tỷ lệ giữ chân người dùng thông thường khoảng 30% – 40%.
Một video có tỷ lệ giữ chân dùng xem cao thì có xu hướng tăng khả năng hiển thị trên nền tảng Youtube
Tổng thời gian xem
Tổng thời gian xem YouTube là tổng thời gian người xem dành để xem một video cụ thể. Đây là một yếu tố quan trọng để nâng cao vị trí thứ hạng của video bạn trên Youtube.
Nếu một video không truyền tải được những thông tin hấp dẫn và hữu ích thì bạn có xem video đến cuối không? Rất khó phải không nào, vì thế Youtube cũng đánh giá đây là một thông số ưu tiên hơn tỷ lệ giữ chân người dùng
Ví dụ: Nếu có 2 video cùng một đề tài về “Review món ăn ngon Việt Nam”:
- Video A ngắn có tổng thời gian 30s và trung bình người xem 20s thì tỷ lệ giữ chân ⅔ .
- Video B có tổng thời gian 60 phút và trung bình người xem 30 phút thì tỷ lệ giữ chân ½.
Vì video B có tổng thời gian xem cao hơn video A, điều này có nghĩa người dùng dành nhiều thời gian và sự ưu thích bởi hình ảnh và nội dung tại video B hơn.
Do đó, đối với 2 trường hợp này, khi người dùng search trên Youtube thì Youtube sẽ ưu tiên xếp hạng video B hơn video A.
Thời gian xem trung bình
Số phút trung bình mà người dùng dành để xem một video cụ thể. Thời gian xem trung bình được tính bằng cách chia tổng thời gian xem cho tổng số lượt phát video.
Nếu video có chỉ số này thấp thì chứng tỏ nội dung trong video chưa đủ sự thuyết phục hoặc không đáp ứng được kỳ vọng của người xem.
Tỷ lệ nhấp chuột của số lần hiển thị
Tần suất người dùng click chuột ảnh hưởng đến xếp hạng của Youtube, tuy nhiên nếu tỷ lệ nhấp chuột cao cũng sẽ vô giá trị nếu không có thời gian cao tương ứng. Điều này nhằm mục đích kiểm soát các trường hợp kéo view cho video
Tần suất tải kênh
Các kênh thường upload video mới, cập nhật thông tin hay thì Youtube đa số sẽ ưu tiên hiển thị cho người xem nhiều hơn. Đồng thời, bạn cũng nên kiểm tra lịch trình các đối thủ để có kế hoạch đăng bài một cách hợp lý.
Khi các Youtuber đảm bảo các yếu tố trên tăng đều theo thời gian thì Youtube sẽ tích cực giới thiệu các video đó tới càng nhiều khán giả phù hợp với chủ đề của bạn.
2. Cá nhân hoá người xem
Tại sao Youtube lại quan trọng yếu tố cá nhân? Nó có sức ảnh hưởng đến sự lựa chọn người xem?
Nếu bạn đã sử dụng Youtube, bạn có cảm thấy tiết kiệm được thời gian và thoải mái với đề xuất phù hợp với nhu cầu bạn không? Các thuật toán Youtube chủ yếu sẽ được vận hành thông qua dữ liệu lịch sử của người xem.
Mặc dù, các yếu tố cá nhân hoá đa số sẽ phụ thuộc vào sở thích của người xem. Tuy nhiên, bạn có thể phân tích xu hướng này dựa vào Youtube Analytics để có các chiến lược phù hợp, cụ thể:
Upload thumbnail cho video thu hút
Khi bạn research trên Youtube, kết quả trả về cho người xem là hình ảnh chính khi lướt qua các danh sách video.
Nếu kênh Youtube của bạn có sự đầu tư vào phong cách, tông màu và sự hấp dẫn trực quan của thumbnail, thì video bạn sẽ trông chuyên nghiệp và khả năng nhận diện cá nhân tốt hơn.
Tất cả các điều trên có thể tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của người xem khi click chuột
Về đặc điểm kỹ thuật, bạn nên sử dụng hình ảnh có các thông số sau:
- 1280×720 pixel
- Tỷ lệ 16:9
- <2 MB
- Định dạng .jpg, .gif, .bmp hoặc .png
Nội dung video đáp ứng mục đích tìm kiếm người xem
Tuỳ vào mỗi mục đích cá nhân mà người xem sẽ lựa chọn các kênh phù hợp với nhu cầu như học tập, giải trí, cập nhật tình hình kinh tế, chính trị,…. cụ thể:
- Kênh về review, so sánh, đánh giá sản phẩm: bạn nên cung cấp thông tin chi tiết và giao diện, tính năng, ưu nhược điểm để mang lại trải nghiệm thực tế cho người xem
- Kênh về chia sẻ kiến thức, hướng dẫn và training: bạn nên tạo ra nội dung dễ hiểu, trình bày kết hợp giữa thuật ngữ và minh hoạ ví dụ thực tế, hình ảnh, biểu đồ,… để người xem dễ dàng tiếp nhận thông tin
- Kênh về giải trí: bạn nên cập thật thông tin thú vị, hài hước kèm theo giá trị nhân văn để người xem vừa được xả stress vừa rèn luyện tư duy bản thân.
Đặc biệt, điều tạo nên dấu ấn trong lòng người xem đó chính là tính sáng tạo. Có thể bạn không tạo ra các nội dung gắn liền với từ khoá của người xem, tuy nhiên nếu thông điệp bạn mang đến độc đáo, khác lạ và liên quan cuộc sống của họ thì đây là điểm khác biệt của bạn.
Độ dài của video
Hiện nay chưa có một tiêu chuẩn về độ dài lý tưởng của một video vì còn tùy thuộc vào nhu cầu, nội dung của từng người xem.
Nếu bạn là một người mới làm kênh Youtube, bạn có thể tham khảo các video của các đối thủ để đưa ra chiến lược đáp ứng được thị trường.
Lưu ý: Nếu video của bạn chứa quảng cáo không thể bỏ qua hoặc có quá nhiều quảng cáo gây ngắt quãng video thì điều này có thể ảnh hướng đến cảm xúc tiêu cực người xem.
3. Các yếu tố ảnh hưởng khác
Ngoài 2 yếu tố trên, theo nghiên cứu của Backlinko, các yếu tố khác dưới đây cũng ảnh hưởng đến xếp hạng video:
Comment dưới video
Theo 1,3 triệu kết quả phân tích Backlinko, bình luận video tích cực có mối tỷ lệ thuận với thứ hạng video trong tìm kiếm
Do vậy, bạn có thể khuyến khích người xem đưa ra những nhận xét, bình luận cho video của bạn vì đây sẽ là tín hiệu tốt để thuật toán Google nhận diện và đề xuất video của bạn cho nhiều người hơn
Đặc biệt, đa số mọi người sẽ sẵn sàng đưa ra bình luận, tương tác nhiều hơn khi họ có một cộng đồng cũng năng nổ trong hoạt động đó. Vì vậy, bạn có thể đưa ra cảm nhận tích cực và thiện chí sẵn sàng chia sẻ thông tin với họ.
Subscribe (Đăng ký) sau khi xem video
Nếu ai đó thực sự thích một video trên Youtube, họ sẽ làm gì tiếp tục sau khi xem? Đa số mọi người sẽ đăng ký kênh Youtube vì đó một lựa chọn giúp họ dễ dàng xem các video mới thuộc kênh đó trong tương lai.
Do vậy, cách tốt nhất để nhận được nhiều lượt subscribe trên YouTube là kêu gọi người dùng đăng ký. Nếu bạn làm được điều này số lượt đăng ký hàng tháng sẽ tăng lên một cách đáng kể, đây là dấu hiệu tích cực để Google đánh giá cao video bạn.
Lượt thích
Lượt thích video cũng rất quan trọng vì thể hiện cảm xúc của người xem đối với chất lượng và nội dung của toàn video.
Các chiến lược SEO YouTube
SEO video YouTube
Nếu bạn là người mới bắt đầu làm video thì đây là chiến lược dành cho bạn. Tương tự như SEO trên Google, bạn sẽ tối ưu hoá từng video và gắn liền video đó với một nhóm từ khóa cụ thể. Từ đó, khi người dùng tìm kiếm từ khóa tương ứng thì video của bạn sẽ xuất hiện
SEO đề xuất YouTube
Trên màn hình Youtube, người xem sẽ thường thấy các video được đề xuất ở phía bên phải màn hình khi đang xem video. Đây chính là cách Youtube đưa ra các gợi ý nội dung tương đồng mà họ đang xem hoặc tìm kiếm.
Khi bạn áp dụng chiến lược này thì các video của bạn sẽ có cơ hội cao xuất hiện đúng với tệp người dùng quan tâm đến chủ đề của bạn, điều này có thể tạo ra nhiều lượt xem và giúp tăng sự nhận diện kênh của bạn.
SEO Playlist YouTube
Đây là một chiến lược quan trọng đối với các chủ sở hữu kênh Youtube. Bằng cách tạo ra các playlist chứa các video từ đa dạng kênh cùng hoặc khác chủ đề vừa giúp người dùng tiết kiệm được thời gian vừa giúp bạn tăng lượt tiếp cận với người dùng.
Để phương pháp này đạt được hiệu quả cao, bạn cần có sự đầu tư kế hoạch nội dung. Hiện nay, chiến lược SEO Playlist Youtube được áp dụng thành công với list nhạc, phim, chương trình đào tạo chuyên môn,….
SEO kênh YouTube
Muốn SEO kênh Youtube ngoài việc phải có nội dung hay và chất lượng bạn phải nắm vững kiến thức SEO.
Khi kênh của bạn tích lũy được nhiều lượt đăng ký và tương tác với đa dạng chủ đề thì tỷ lệ thành công khi áp dụng phương pháp này sẽ lớn hơn.
SEO YouTube tổng thể
SEO Youtube tổng thể hiệu quả khi bạn kết hợp các phương pháp phía trên lại với nhau, vận dụng từ căn bản đến chuyên sâu. Điều này sẽ hỗ trợ bạn đứng vững vị trí top Youtube lâu dài hơn.
7 bước SEO YouTube hiệu quả và tối ưu nhất 2024
Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu
Trước đây, đa số các nhà sáng tạo nội dung mới luôn tập trung vào các chủ đề rộng như review sản phẩm, chia sẻ cuộc sống,… Tuy nhiên, ngày nay với sự xuất hiện hàng loạt các kênh youtube mới thì sự cạnh tranh diễn ra càng khốc liệt hơn đòi hỏi các Youtuber phải sản xuất các video có trọng tâm và hướng đến đối tượng cụ thể hơn.
Để các video bạn thu hút được nhiều lượt xem, bạn nên xác định đối tượng mục tiêu cụ thể bằng các câu hỏi như sau:
- Khán giả của bạn đa phần sẽ thuộc độ tuổi bao nhiêu?
- Tại sao họ dành thời gian lên Youtube?
- Họ quan tâm vấn đề gì và tại sao họ quan tâm về vấn đề đó?
- Kênh Youtube nào đã triển khai làm cùng chủ đề và cùng đối tượng khán giả với bạn?
Việc xác định và hiểu rõ khách hàng mục tiêu giúp bạn có thể tạo ra những nội dung thỏa mãn nhu cầu người xem.
Bước 2: Lập kế hoạch cho Youtube
Để tạo ra một kênh Youtube thành công không chỉ phụ thuộc vào việc bạn tạo ra một chủ đề hay mà còn phải biến các thông tin đó thành video và triển khai tới đúng người xem
Đồng thời, để có một kết quả tốt nhất bạn cần có một kế hoạch cụ thể bằng câu hỏi dưới đây:
- Mục tiêu của bạn: trọng tâm bạn đang hướng đến khán giả nào, chủ đề bạn muốn chinh phục giải trí, giáo dục, quảng bá,…
- Lối phong cách: bạn sẽ thu hút mọi người xem video của bạn bằng cách nào? Sự khác biệt rõ nhất giữa bạn và đối thủ
- Bộ từ khóa mục tiêu bạn cần đạt được
- Yếu tố kỹ thuật cần để tạo ra video đẹp mắt
Từ các câu hỏi trên, bạn có thể vạch ra cho bản thân một bức tranh chi tiết và bám sát khi thực hiện
Bước 3: Nghiên cứu từ khóa để SEO YouTube
Tương tự như các cách SEO web, nghiên cứu từ khoá là bước giúp bạn khám phá các tìm kiếm của người xem khi bạn thực hiệu SEO Youtube.
Bước đầu tiên là bạn list ra các từ khóa tiềm năng liên quan đến chủ đề của bạn đang thực hiện.
Sau đó, bạn nên áp dụng tính năng Search Suggest của Youtube – đây là phương pháp hiệu quả nhất mà các Youtuber vẫn thường hay sử dụng.
Khi bạn vào thanh này một từ khóa, Youtube sẽ hiển thị các cụm từ liên quan.
Bạn nên tận dụng các đề xuất này vì đây là nguồn dữ liệu mà Youtube thu thập của đa số người dùng tìm kiếm khi vào Youtube.
Lưu ý: Đối với các bạn mới bắt đầu xây dựng kênh Youtube, bạn nên chọn các từ khoá có độ cạnh tranh thấp để có nhiều cơ hội tiếp xúc với khách hàng.
Ví dụ:
- Khi bạn tìm kiếm trên Youtube “ SEO hình ảnh” có đến 1.420.000 kết quả hiển thị ra.
- Khi bạn research “Cách tăng thứ hạng hình ảnh chuẩn SEO” và youtube trả về 830.000 kết quả
Từ 2 kết quả trên, bạn có thể thấy từ khóa thứ 2 ít cạnh tranh hơn.
Tips: Tìm từ khóa bằng Google
Trong thực tế, đa số người dùng bắt đầu xem các video đều xuất phát từ Youtube.
Nhưng bạn đã bao giờ search một từ khóa trên Google và kết quả trả về các video chưa? Điều này có thể giúp bạn tăng thêm từ 3-5 lần lượt xem, từ đó giúp bạn tăng doanh thu cho bạn.
- Từ khóa dạng “Cách/Làm thế nào…?”, ví dụ như: cách nấu bún bò huế
- Bài review sản phẩm, ví dụ như: review điện thoại iphone 15pro
- Bài hướng dẫn sử dụng hoặc sửa chữa,…sản phẩm, phần mềm
- Video hài ví dụ như các động vật đáng yêu
Bước 4: Tăng Audience Retention để tối ưu kênh YouTube
Như phía trên mình có đề cập, tỷ lệ giữ chân người dùng có tác động lớn đến xếp hạng và đề xuất Youtube.
Vậy làm như thế nào để đạt được Audience Retention cao? Dưới đây mình sẽ bật mí cho bạn một số tips nhé.
- Mở đầu video bạn nên brief nhanh về chủ đề chính mang đến cho người xem và sau đó đi sâu vào phân tích hạn chế lời tán gẫu không liên quan.
- Nếu bạn hiện diện trên video, bạn nên sử dụng hành động diễn tả năng lượng hoặc sự nhấn nhá ngữ điệu đối với thông tin quan trọng để tránh gây sự nhàm chán cho người xem
- Bạn có thể bật mí video tiếp theo ở cuối video để khơi gợi sự tò mò và mong đợi cho người xem
- Bạn nên chèn vào yếu tố đời sống thực tế pha với một chút hài hước để tạo sự tự nhiên và thân thiện với người dùng.
- Kiểm tra các chỉ số báo cáo để khắc phục các điểm yếu của video.
Bước 5: Cách SEO YouTube hiệu quả để lên top YouTube
Chèn từ khóa vào tiêu đề video một cách tự nhiên
Khi bạn tìm kiếm một video, ấn tượng đầu tiên dẫn đến sự click chuột của bạn thường là tiêu đề. Do đó, bạn nên đặt tiêu đề một cách ngắn gọn và thu hút.
Đồng thời, bạn nên đặt để từ khoá khớp với nội dung người xem đang tìm kiếm để họ hiểu rằng video của bạn chính là thông tin giải quyết được ý định của họ.
Bạn nên lưu ý viết tiêu đề cần chứa từ khoá chính và có độ dài ít nhất từ 5 từ trở lên nhé.
Tối ưu hóa mô tả video
Theo thông tin Google, nội dung mô tả video trên Youtube là 5.000 ký tự. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý viết một cách ngắn gọn, dễ hiểu đi sâu vào topic chính vì Youtube chỉ hiển thị hai hoặc ba dòng đầu tiên trong văn bản, khoảng 100 ký tự.
Đây là thành phần quan trọng trong xếp hạng hoặc đề xuất Youtube vì việc mô tả này sẽ hỗ trợ Youtube và Google hiểu ngữ cảnh của video tốt hơn
Sau đây là một số hướng dẫn cơ bản khi chèn từ khóa chính vào phần mô tả:
- Sử dụng từ khóa trong 25 từ đầu tiên
- Phần mô tả ít nhất 250 từ
- Lặp lại từ khóa 2-4 lần
Phần mô tả chuẩn SEO sẽ thông báo cho Google và YouTube biết video của bạn nói về chủ đề gì. Lưu ý không chứa từ khóa cần SEO quá nhiều lần. Đừng để nó giống như spam.
Thêm Hashtags (#) tăng phạm vi tiếp cận
Trên Youtube, bạn có thể thêm các thuật ngữ liên quan đến nội dung của bạn và đây chính là Hashtags.
Bạn nên sử dụng thẻ bắt đầu bằng # trong mô tả Youtube nhưng không nên lạm dụng vì sẽ bị Google phạt nếu không đúng ngữ cảnh. Thông thường, bạn nên áp dụng 2-3 hashtag mô tả chính xác thông điệp trong video bạn.
Tạo danh sách phát về chủ đề chung của video
Khi bạn tạo ra một list video theo cụm chủ đề thì bạn nên nhóm chúng vào danh sách phát để được tối ưu hoá từ khoá.
Điều này có tác động tích cực đến cả ba đối tượng:
- Đối với Youtube: giúp Youtube hiểu sâu và rõ hơn về chủ đề bạn đang làm và giúp index video nhanh chóng, hiệu quả
- Đối với người xem: tiết kiệm thời gian tìm kiếm, xem thông tin truyền tải cách logic và dễ hiều
- Đối với Youtuber: tăng được số lượt xem, quản trị được nội dung một cách hiệu quả
Cung cấp phụ đề chi tiết
Trước khi video của bạn tiếp cận được với người xem, Google phải áp dụng mô hình AI để định dạng và phân tích nội dung trong video. Do đó, khi bạn thêm phụ đề chi tiết vào video có thể hỗ trợ các thao tác trên được diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Đặc biệt, đối với các bạn có giọng thuộc tiếng địa phương hoặc phát âm có lỗi sai thì Google có thể dựa vào phụ đề để dễ dàng index hơn.
Màn hình kết thức và kêu gọi hành động đối với video
Bước 6: Quảng bá video YouTube hiệu quả
Website của bạn
Bạn có thể nhấn nút “Chia sẻ” trên video và sao chép mã nhúng để xuất bản video Youtube trên website của bạn.
Đa số, người dùng sẽ thích xem trang các web vừa chứa thông tin bài viết kết hợp với video hướng dẫn để họ có thể dễ dàng quan sát và phân tích vấn đề.
Do đó, đối với cách này bạn vừa có thể tăng traffic cho website vừa tăng traffic cho video bạn.
Mạng xã hội
Bạn có thể liên kết video của bạn trực tiếp với Facebook, Instagram, Zalo,…để mở rộng tệp khách hàng.
Đồng thời, đây là một cách để bạn giới thiệu cho người xem biết tới sản phẩm video mới của bạn và điều này mang đến tín hiệu tốt cho video.
Tin tức trực tuyến
Bạn có thể xây dựng các backlinks hoặc nhúng video vào website báo chí để tăng độ tiếp cận với người xem.
Bước 7: Theo dõi hiệu suất của bạn
Nếu bạn đang sở hữu một kênh Youtube thì bạn đã biết đến Youtube Analytics chưa? Và nó có thể giúp bạn phát triển kênh và thu hút khán giả như thế nào?
Sau khi tạo ra các video chất lượng, bạn cần theo dõi các số liệu hiệu suất video mình đã chia sẻ phía trên thông qua Youtube Analytics để đánh giá được sự phát triển và thành công trên toàn kênh của bạn.
Từ đó, bạn có thể biết rõ được điểm mạnh và điểm yếu trên kênh Youtube bạn để tối ưu hoá tốt hơn.
Ví dụ: Video của bạn có thời gian trung bình 60 phút, 100 khách hàng xem video bạn có tổng hợp xem 1000 phút. Thông qua số liệu này cho thấy video bạn có thể đang gặp các vấn đề sau:
- Nội dung video nhàm chán hoặc không đáp ứng đúng ý định người xem
- Video quá dài, có các nội dung rác không hữu ích
- Chất lượng hình ảnh và âm thanh kém
Từ các nguyên nhân trên, bạn có thể tiến hành kiểm tra và khắc phục để cải thiện dần kênh của bạn nha.
Kết luận
Từ các thông tin phía trên, mình đã chia sẻ với bạn các thông tin chi tiết nhất về SEO Youtube. Điều quan trọng nhất khi làm video trên Youtube “ Giữ chân người xem” nên bạn phải tập trung vào các chi tiết ảnh hưởng đến chỉ số này nha.
Trong quá trình bạn triển khai SEO Youtube, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy đặt câu hỏi phía dưới bình luận và mình sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn. Hoặc bạn cũng có thể gửi Email hoặc tương tác thảo luận cùng mình trên các Group của SEOSONA như, Zalo, Telegram, FB, …
Bên cạnh đó, Seosona có cung cấp thêm dịch vụ seo tổng thể, đào tạo Seo nếu bạn có nhu cầu liên hệ ngay để nhận tư vấn nhanh nhất nhé
Xem thêm: