Cập nhật lần cuối: 23/11/2024.
Hiện nay, tìm kiếm bằng giọng nói đang là một hình thức phát triển rất mạnh mẽ trên internet.
Theo dự báo của trang Statista: “Số lượng người sẽ tương tác với trợ lý giọng nói là trên hơn 8,4 tỷ thiết bị vào năm 2024.”
Chính vì vậy, nếu không tối ưu hóa trang web với tìm kiếm bằng giọng nói: SEO voice search – bạn sẽ bỏ lỡ một cơ hội lớn.
Đừng lo lắng, trong bài viết này Quyết sẽ giúp bạn hiểu rõ về SEO voice search là gì, tại sao nó quan trọng và hướng dẫn bạn những cách SEO voice search hiệu quả.
Bắt đầu thôi nào!
SEO Voice Search là gì?
SEO voice search là tập hợp những phương pháp tối ưu hóa website với công cụ tìm kiếm bằng giọng nói.
Với việc ngày càng có nhiều người sử dụng trợ lý giọng nói để tìm kiếm thông tin thì việc SEO voice search là rất quan trọng để website của bạn có được thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm.
Tối ưu hóa website với tìm kiếm bằng giọng nói không còn chỉ là xu hướng mà nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược SEO nào.
Phân biệt giữa tìm kiếm bằng giọng nói và tìm kiếm truyền thống
Để có thể SEO voice search hiệu quả, bạn cần phải hiểu rõ về sự khác nhau giữa tìm kiếm bằng giọng nói với tìm kiếm gõ từ khóa truyền thống.
Tôi sẽ cho một ví dụ về sự khác nhau giữa tìm kiếm bằng giọng nói với tìm kiếm truyền thống để bạn dễ dàng hình dung hơn:
Ví dụ như người dùng đang có ý định tìm kiếm về nơi đào tạo seo tphcm họ sẽ nhập từ khóa vào ô tìm kiếm như sau:
- Đối với tìm kiếm truyền thống: “đào tạo seo tphcm”
- Đối với tìm kiếm bằng giọng nói: “cho tôi biết những trung tâm đào tạo seo uy tín tại thành phố hồ chí minh”
Như bạn thấy ở ví dụ trên, sự khác biệt chính giữa tìm kiếm bằng giọng nói với tìm kiếm truyền thống chính là ở độ dài của truy vấn và nó mang tính đàm thoại hơn.
Tại sao phải SEO Voice Search cho website?
Một nghiên cứu của trang PWC tiết lộ rằng:
- 71% người tiêu dùng thích sử dụng trợ lý giọng nói hơn là gõ phím để tìm kiếm thứ gì đó trực tuyến.
- 36% số người được hỏi cho biết họ thích sử dụng trợ lý giọng nói để mua sắm hơn là ghé thăm một cửa hàng thực tế.
Và hiện nay, những con số đó đang không ngừng tăng lên.
Nếu bạn là một SEOer và đang sở hữu một trang web, bạn không thể bỏ qua sự phát triển của tìm kiếm bằng giọng nói.
Bạn nên phát triển chiến lược SEO voice search vào các dự án để đáp ứng các truy vấn tìm kiếm của người dùng và tăng tính cạnh tranh so với đối thủ.
6 phương pháp SEO Voice Search hiệu quả
Tôi sẽ hướng dẫn bạn 6 phương pháp tối ưu trang web với tìm kiếm bằng giọng nói mà theo kinh nghiệm của mình tôi đánh giá là hiệu quả nhất:
- Nghiên cứu từ khóa phù hợp cho tìm kiếm bằng giọng nói
- Tạo nội dung hữu ích và sử dụng ngôn ngữ đối thoại
- SEO Local
- Sử dụng Schema Markup
- Tối ưu hóa thiết bị di động
- Tối ưu Featured Snippet
Chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết từng phương pháp ngay sau đây nhé!
1. Nghiên cứu từ khóa phù hợp cho tìm kiếm bằng giọng nói
Để thành công tối ưu hoá tìm kiếm bằng giọng nói, bạn phải chọn được các từ khoá phù hợp.
Một mẹo hiệu quả là khi nghiên cứu từ khóa cho tìm kiếm bằng giọng nói, bạn nên tập trung vào:
- Từ khóa dài (long-tail keyword): Đây là những truy vấn có tính cụ thể cao và thường có lượng tìm kiếm thấp.
Ví dụ như: “công ty seo uy tín tại thành phố hồ chí minh”
- Từ khóa câu hỏi : Đây là những từ khóa có chứa những từ thể hiện câu hỏi như “làm thế nào để”, “là gì”, “tại sao”, “khi nào” và “ở đâu”.
Ví dụ như: “seo là gì“
- Từ khóa hội thoại: Đây là những từ khóa giống hệt với cuộc trò chuyện tự nhiên khi người dùng sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói.
Ví dụ như: “làm thế nào để trở thành một chuyên gia seo“
Bạn có thể dùng tính năng Google Autocomplete trên Google tìm kiếm để nghiên cứu những từ khóa dài liên quan đến truy vấn tìm kiếm của người dùng như ảnh bên dưới:
Ngoài ra, bạn có thể dùng công cụ SonaTools để nghiên cứu chính xác những từ khóa tìm kiếm bằng giọng nói của người dùng.
SonaTools là công cụ nghiên cứu từ khóa lấy data trực tiếp từ Google nên dữ liệu trả về từ công cụ này là rất chính xác.
Tôi tin rằng công cụ này sẽ là một trợ thủ đắc lực trong quá trình làm SEO của bạn.
2. Tạo nội dung hữu ích và sử dụng ngôn ngữ đối thoại
Chìa khóa để tối ưu hóa website với tìm kiếm bằng giọng nói thành công là tạo ra nội dung có giá trị, hữu ích để trả lời các câu hỏi của người dùng một cách hiệu quả.
Việc tạo nội dung hữu ích, được Google công bố có thể giúp website của bạn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực và cải thiện thứ hạng trên kết quả tìm kiếm.
Trong tìm kiếm bằng giọng nói, nhiều người bắt đầu câu của họ bằng các từ như “làm cách nào”, “là gì”, “ở đâu”,…
Những truy vấn này sẽ tạo thành các truy vấn có từ khóa dài hơn so với truy vấn trong tìm kiếm truyền thống.
Điều này có nghĩa là nội dung của bạn phải được xây dựng dựa trên các từ khóa dài dựa trên những câu hỏi và tuân theo ngôn ngữ mà mọi người sử dụng trong các cuộc trò chuyện.
Ví dụ như thay vì viết nội dung tập trung vào từ khóa “seo là gì”, bạn hãy tối ưu thêm những từ khóa dài dạng câu hỏi cho bài viết chẳng hạn như:
- “seo là gì trong marketing”
- “seo là viết tắt của từ gì”
- “seo hoạt động như thế nào cho ví dụ minh họa bằng hình ảnh”,…
Một số tips để làm cho nội dung trên website của bạn mang tính trò chuyện hơn là bạn hãy sử dụng ngôn ngữ kể chuyện trong bài viết của mình.
Bạn hãy xưng hô bằng những từ ngữ như “tôi”, “chúng tôi”, “bạn”, hạn chế sử dụng những biệt ngữ hoặc ngôn ngữ quá kỹ thuật cũng như thêm nét hài hước để hỗ trợ quan điểm trong bài viết của bạn.
Bạn nên giữ phong cách viết giản dị, gần gũi nhưng vẫn phải đảm bảo nội dung của bạn mang lại giá trị và gây hứng thú và cho người dùng.
Bạn đừng lo lắng khi viết nội dung theo kiểu này. Bởi vì thực tế tôi cũng đã từng có nhiều bài viết đạt Top 0 chỉ sau 22h theo phong cách viết kể chuyện này:
3. SEO Local
SEO Local là tập hợp những phương pháp tối ưu website với công cụ tìm kiếm nhằm mục đích hiển thị website của bạn cho các kết quả tìm kiếm về một địa phương cụ thể của người dùng.
Người dùng thường sử dụng tìm kiếm bằng giọng nói với mục đích tìm kiếm các từ khóa có liên quan đến một địa phương cụ thể.
Ví dụ như:
- “top các công ty seo uy tín tại thành phố hồ chí minh”
- “nhà hàng buffet tân bình”,…
Đây là lý do tại sao bạn phải tối ưu cho các truy vấn tìm kiếm địa phương.
4. Sử dụng Schema Markup
Schema Markup còn được gọi là dữ liệu có cấu trúc (structured data).
Về cơ bản nó là một đoạn mã bạn thêm vào HTML của website để giúp công cụ tìm kiếm hiểu hơn về nội dung trên trang web của bạn và trả về các kết quả chi tiết hơn cho người dùng.
Schema Markup là một kỹ thuật có lợi đối với việc SEO Onpage trên website của bạn nói chung, không chỉ riêng SEO voice search.
Việc triển khai Schema Markup có thể giúp trợ lý của Google hoặc các trợ lý ảo khác hiển thị các đoạn mã chi tiết (rich snippets) từ trang web của bạn dễ dàng hơn trong kết quả tìm kiếm bằng giọng nói.
Một trong những loại Schema Markup quan trọng được sử dụng cho SEO voice search đó chính là FAQ schema.
Bạn nên tạo phần “Các câu hỏi thường gặp” trong nội dung bài viết của website để cho Googlebot biết rằng bạn đang trả lời các câu hỏi thường gặp của người dùng.
Điều này sẽ giúp cho nội dung trên website của bạn được công cụ tìm kiếm ưu tiên khi hiển thị các kết quả tìm kiếm cho người dùng.
5. Tối ưu website với thiết bị di động
Theo thống kê của trang Statista, đến cuối năm 2022 có đến 68% dân số thế giới là người dùng điện thoại thông minh.
Và hiện nay hầu hết người dùng đều sử dụng thiết bị di động để tìm kiếm thứ gì đó trên công cụ tìm kiếm.
Điều này kéo theo sự gia tăng nhanh chóng của các truy vấn tìm kiếm bằng giọng nói trên thiết bị di động bởi sự phát triển mạnh mẽ của những trợ lý ảo như Google Assistant.
Bạn hãy thử nghĩ xem:
- Nếu là bạn, bạn đang di chuyển trên đường, bạn sẽ thích sử dụng điện thoại thông minh tra cứu thông tin bằng cách gõ từ khóa hay dùng lời nói?
- Và những người lớn tuổi không thành thạo việc gõ chữ trên di động hay những đứa trẻ nhỏ chưa biết tự đánh chữ trên bàn phím thì họ sẽ sử dụng hình thức tìm kiếm nào?
Tôi tin rằng nếu bạn đã vào đọc bài viết này, chắc chắn bạn đã câu trả lời cho mình.
Đồng thời, website của bạn phải có tốc độ tải nhanh và hiển thị chính xác trên màn hình điện thoại sẽ tạo ra những trải nghiệm tốt cho khách hàng khi tìm kiếm bằng giọng nói.
Tôi sẽ chia sẻ một số cách có thể giúp website của bạn thân thiện với thiết bị di động hơn như:
- Tối ưu tốc độ tải trang
- Sử dụng thiết kế đáp ứng để nội dung trên website tự động điều chỉnh với nhiều kích thước màn hình khác nhau
- Giảm kích thước các tệp như hình ảnh, Javascript, để website tải nhanh hơn,…
6. Tối ưu Featured Snippet
Featured snippets hay còn được gọi là vị trí TOP 0, là kết quả xuất hiện trên đầu trang kết quả tìm kiếm (SERP).
Chúng được tạo ra để công cụ tìm kiếm trả lời ngắn gọn các truy vấn của người dùng.
Việc tối ưu Featured snippets là điều cần thiết đối với SEO voice search, bởi vì trợ lý giọng nói sẽ thường lấy những câu trả lời từ Featured snippets để trả về kết quả tìm kiếm cho người dùng.
Một số mẹo để tối ưu Featured snippets như:
- Sử dụng Schema Markup
- Sử dụng mục lục cho bài viết
- Sử dụng từ khóa dựa trên câu hỏi
- Đảm bảo trang web sử dụng đúng tiêu đề chính và các tiêu đề phụ,…
Bên cạnh việc giúp tối ưu SEO voice search, việc tối ưu Featured snippets còn giúp tăng lưu lượng truy cập tự nhiên (organic traffic) và tỷ lệ nhấp chuột (CTR) cho trang web của bạn.
Lời kết về SEO Voice Search
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã có thể hiểu rõ SEO voice search là gì, tại sao phải tối ưu nó và cách tối ưu SEO voice search như thế nào rồi.
Nếu bạn là người mới, chưa tự tin thực hiện các kỹ thuật SEO voice search, bạn có thể tham khảo chương trình đào tạo SEO thực chiến do tôi trực tiếp đứng lớp tại Seosona.
Ngoài ra, nếu bạn là chủ doanh nghiệp bạn có thể liên hệ ngay đến số HOTLINE: 028.8880.0899 để nhận tư vấn và báo giá SEO tổng thể.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn thành công!
Xem thêm: