Thuật ngữ

Crawling

Crawling là một trong những khái niệm cơ bản nhất trong SEO. Nó quyết định việc website của bạn có được Google “nhận diện” và đưa vào danh sách tìm kiếm hay không. Vậy crawling là gì và làm thế nào để tối ưu hóa website của bạn cho quá trình crawling? Hãy cùng Seosona tìm hiểu trong bài viết này.

Crawling là gì?

Crawling là quá trình các công cụ tìm kiếm như Google gửi những “robot” nhỏ (Googlebot) đi khắp mạng internet để thu thập thông tin từ các trang web.

Tầm quan trọng của Crawling trong SEO

Crawling đóng vai trò không thể thiếu trong việc đưa website lên xếp hạng kết quả tìm kiếm. Nếu không có quá trình này, trang web của bạn sẽ không được phát hiện và lập chỉ mục, do đó sẽ không xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.

Cách thức hoạt động của Crawling diễn ra như thế nào

Quá trình thu thập dự liệu (crawling) của các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, yahoo,.. sẽ bắt đầu bằng cách gửi các con bot hay còn gọi là spider đi từ list danh sách các URL đã được thu thập trước đó. Danh sách các URL này có thể là các sitemap hay các liên kết trỏ từ các trang web khác hoặc từ các truy vấn tìm kiếm của người dùng.

Sau khi các spider này đã truy cập đến một trang web bất kỳ nào đó, nó sẽ tiến hành tìm kiếm và theo dõi tất cả các liên kết trong trang web đó. Những liên kết này sẽ được lưu trữ thành một danh sách các URL cần khám phá mới của các công cụ tìm kiếm.

Từ đó chúng bắt đầu sử dụng các thuật toán để phân tích nội dung có trong trang web, bao gồm: Title, meta description, các thẻ heading (H1, H2, H3….) văn bản text và các yếu tố khác.

Những thông tin dữ liệu này sẽ được các công cụ tìm kiếm sắp xếp và lưu trữ lại trong Big Data hay còn gọi là indexing (lập chỉ mục). Và khi có người dùng thực thiện truy vấn từ khóa cụ thể nào đó trên công cụ tìm kiếm các index này sẽ trả về các kết quả đúng với mục đích tìm kiếm của người dung.

Các khái niệm liên quan đến crawling

  • Indexing: Là quá trình Google phân tích, sắp xếp và lưu trữ dữ liệu từ các trang web sau khi Googlebot thu thập, để truy xuất thông tin khi người dùng tìm kiếm, đồng thời quyết định liệu trang web của bạn có xuất hiện trong kết quả tìm kiếm hay không.
  • Ranking: Là cách Google xếp hạng các trang web dựa trên nội dung, liên kết, tốc độ tải trang, và trải nghiệm người dùng, để xác định vị trí của trang trong kết quả tìm kiếm.
  • Sitemap: Là tệp liệt kê tất cả các URL trên trang web, giúp Googlebot dễ dàng tìm và thu thập dữ liệu, đặc biệt là từ những trang khó tiếp cận qua liên kết nội bộ, đóng vai trò như bản đồ hướng dẫn Googlebot để tối ưu hóa quá trình crawling.
  • Robots.txt: Là tệp văn bản trong thư mục gốc của trang web, cho phép quản trị viên kiểm soát quá trình crawling bằng cách chỉ định các phần trang nên hoặc không nên được Googlebot và công cụ tìm kiếm khác truy cập, giúp tối ưu hiệu suất crawling.

Tối ưu hóa website cho Crawling

Để tối ưu hóa website cho quá trình Crawling, việc tổ chức cấu trúc website một cách hợp lý là rất quan trọng, giúp Googlebot dễ dàng thu thập và hiểu dữ liệu.

Nội dung chất lượng cũng là yếu tố cốt lõi; nội dung cần độc đáo, hữu ích, và liên quan đến từ khóa để thu hút cả người dùng lẫn công cụ tìm kiếm.

Tốc độ tải trang cũng ảnh hưởng đáng kể đến Crawling, vì trang web tải nhanh giúp Googlebot tiết kiệm thời gian và tài nguyên, đồng thời cải thiện trải nghiệm người dùng.

Hệ thống liên kết nội bộ và ngoại bộ cần được xây dựng hiệu quả, giúp Googlebot di chuyển dễ dàng giữa các trang và tăng cường sức mạnh SEO của website.

Cuối cùng, việc thiết kế website thân thiện với thiết bị di động (mobile-friendly) không chỉ cải thiện trải nghiệm người dùng mà còn giúp Googlebot ưu tiên crawl và lập chỉ mục, đặc biệt trong bối cảnh tìm kiếm trên di động ngày càng phổ biến.

Kiểm soát quá trình Crawling

Để kiểm soát quá trình Crawling, việc sử dụng tệp robots.txt là một phương pháp hiệu quả giúp ngăn chặn Googlebot truy cập vào các khu vực nhất định trên website mà bạn không muốn được crawl, như các trang thử nghiệm, nội dung trùng lặp, hoặc các thư mục nhạy cảm.

Ngoài ra, Google Search Console là một công cụ hữu ích cho việc theo dõi và quản lý quá trình Crawling.

Qua Google Search Console, bạn có thể kiểm tra tình trạng crawling của trang web, phát hiện các lỗi tiềm ẩn, gửi sitemap để hướng dẫn Googlebot, và yêu cầu re-crawl khi cần thiết.

Điều này giúp đảm bảo rằng trang web của bạn được crawl một cách hiệu quả và không gặp phải các vấn đề không mong muốn.

Kết luận

Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về quá trình Crawling, vai trò quan trọng của nó trong SEO, cùng với các khái niệm liên quan và cách tối ưu hóa website để Googlebot có thể thu thập dữ liệu một cách hiệu quả.

Để tối ưu hóa quá trình Crawling, bạn nên đảm bảo rằng cấu trúc website được tổ chức tốt, nội dung chất lượng, tốc độ tải trang nhanh, và sử dụng robots.txt cùng Google Search Console để kiểm soát hiệu quả.

Nếu bạn muốn cải thiện thứ hạng trang web của mình, hãy không ngừng cập nhật kiến thức về SEO. Đừng ngần ngại tìm hiểu thêm các bài viết khác của Seosona hoặc liên hệ để được tư vấn chuyên sâu.