Cập nhật lần cuối: 14/11/2024.
Đối thủ cạnh tranh là một nguồn thông tin giá trị mà bạn có thể tham khảo khi triển khai SEO cho website.
Đây là một trong các bước đệm giúp website của bạn xếp hạng cao hơn, nhận được nhiều lưu lượng truy cập hơn, tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Vậy tại sao phân tích website SEO đối thủ lại có sức mạnh như vậy? Cách phân tích đối thủ như thế nào để đạt hiệu suất cao.
Hãy cùng mình tìm hiểu thông tin trong bài viết này nhé.
Tại sao phân tích website đối thủ cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong chiến lược SEO?
Nếu bạn bước vào kinh doanh một mặt hàng nhưng bạn không biết đối thủ của bạn là ai, họ có những chiến lược triển khai như thế nào thì bạn có tự tin đảm bảo mình sẽ thành công không?
Chắc chắn là không.
Tương tự đối với SEO cũng vậy, trong một năm có hàng trăm nghìn website thực hiện SEO tổng thể để giành lấy vị trí đầu tiên trên xếp hạng của công cụ tìm kiếm.
Do đó, phân tích website đối thủ cạnh tranh SEO là cách tốt nhất để bạn hiểu bức tranh chung của thị trường, cụ thể:
- Tìm hiểu cách thức triển khai của các đối thủ đã thực hiện SEO hiệu quả
- Khám phá các điểm yếu của đối thủ
- So sánh, đối chiếu giữa đối thủ và bạn để cải thiện những điểm hạn chế.
Các bước thực hiện phân tích website đối thủ cạnh tranh SEO chi tiết 2024
Bạn nên thu thập 4 thông tin SEO quan trọng nhất từ đối thủ bao gồm:
- Từ khóa
- Nội dung
- Backlinks
- Technical
Dưới đây, mình sẽ chia sẻ với các bạn các bước để phân tích đối thủ cạnh tranh SEO nhé.
Bước 1: Xác định đối thủ cạnh tranh
Áp dụng phương pháp thủ công
Bạn hãy sử dụng các từ khóa chính liên quan đến sản phẩm và ngành nghề kinh doanh của bạn trên công cụ tìm kiếm.
Các kết quả hiện ra đầu tiên chính là các đối thủ cạnh tranh mà bạn cần phải chú ý.
Đặc biệt, trong quá trình tra cứu các từ khóa nếu một đối thủ cạnh tranh xuất hiện từ 3 – 5 lần thì đây chính là đối tượng bạn cần tập trung nghiên cứu kỹ.
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ hiệu quả khi bạn tra cứu một số lượng từ khóa ít.
Khi bạn thu thập thông tin hàng nghìn từ khóa của đối thủ thì Semrush là lựa chọn tối ưu dành cho bạn.
Áp dụng phần mềm Semrush
Bằng phần mềm SEO webiste Semrush, bạn có thể tìm kiếm website đối thủ cạnh tranh SEO một cách dễ dàng và tiết kiệm thời gian hơn.
Bước đầu bạn nhấp vào “Domain Overview” và nhập Domain của bạn:
Sau đó bạn kéo xuống dưới và sẽ tìm thấy kết quả “Main Organic Competitore”.
Các đối thủ cạnh tranh này đang tập trung triển khai từ khóa nhắm đến khách hàng mục tiêu tương đồng với website của bạn.
Dựa vào số lượng từ khóa và lưu lượng traffic, bạn có thể lập ra bảng xếp hạng các đối thủ cần cạnh tranh tại mỗi thời điểm.
Tới đây bạn đã biết chính xác đối thủ của bạn là ai. Đây chính là điểm bắt đầu để bạn tiến hành phân tích sự cạnh tranh.
Bước 2: Kiểm tra tính thẩm quyền của đối thủ cạnh tranh
Một website uy tín sẽ được Google đánh giá cao và ưu tiên xếp hạng ở vị trí tốt hơn trên kết quả tìm kiếm.
Do đó, bạn cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến tính thẩm quyền như sau:
- Tuổi đời và lịch sử website
- Tín hiệu tra cứu của cộng đồng
- Uy tín của thương hiệu
- Nội dung được trích dẫn từ chuyên gia
- Hồ sơ Backlink mạnh
- Tín hiệu E-E-A-T
- Trải nghiệm của người dùng (UX/UI)
- Hệ thống triển khai Internal link
Các website của đối thủ có tính thẩm quyền cao, bạn sẽ gặp trở lại rất lớn khi cạnh tranh.
Ví dụ: Bạn là một website mới kinh doanh mảng xe ô tô, bạn sẽ khó có thể cạnh tranh với các website nổi tiếng với thương hiệu như Audi, KIA,…
Bước 3: Phân tích Keyword Gap
Sau khi bạn đã xác định đối thủ cạnh tranh của bạn là ai, bạn sẽ tiếp tục phân tích khoảng cách từ khóa (Keyword Gap).
Khi bạn sử dụng tính năng này, nó sẽ trả về cho bạn các từ khóa đối thủ cạnh tranh đã sử dụng và xếp hạng những website của bạn thì không.
Với bước này, mục tiêu của bạn là xác định các từ khóa bạn còn thiếu để tối ưu hoá lại nội dung hoặc triển khai các bài viết mới.
Điều này giúp nội dung của website bạn phong phú hơn, từ đó bạn thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn ban đầu.
Thao tác trên sẽ được thực hiện một cách dễ dàng thông qua “Keyword Gap” của Semrush.
Và kết quả sẽ hiển thị ra như hình phía dưới, bạn có thể xem chi tiết ở nút “View details”.
Bằng việc phân tích Keyword Gap trên bạn có thể khám phá ra đề tài mới cập nhật thêm cho website của bạn.
Bước 4: Thu thập từ khóa đối thủ bị rớt top hoặc mất
Khi từ khóa của đối thủ cạnh tranh bị rớt top hoặc bị mất là cơ hội bạn mà bạn cần xem xét.
Để tra cứu thông tin này một cách nhanh chóng, bạn có thể vào “Organic Search” của Semrush và nhập URL của đối thủ vào thanh tra cứu.
Sau đó bạn kéo xuống “Position Changes” để kiểm tra thông tin và chọn “Declined & Lost”.
Kết quả sẽ hiện ra như hình phía dưới
Với dữ liệu trên, bạn có thể nhắm đến các mục tiêu này và tối ưu hoá nội dung bài viết để tăng vị trí xếp hạng trên công cụ tìm kiếm.
Bước 5: Tìm từ khóa mới trên website đối thủ
Bên cạnh những từ khóa bị rớt top thì việc quan sát và chú ý đến những từ khóa mới trên website đối thủ cũng quan trọng không kém.
Để tra cứu thông tin trên, từ Organic Search của Semrush, bạn có thể chọn Position Change “New”.
Khi bạn hiểu kế hoạch triển khai từ khóa mới của đối thủ, bạn sẽ phân tích lý do và đường lối chiến lược của họ.
Từ đó, bạn sẽ xây dựng cấu trúc nội dung sắp xếp theo thứ tự ưu tiên tìm kiếm của người dùng để tăng lưu lượng traffic cho website.
Bước 6: Phân tích nội dung trên website của đối thủ
Nội dung chính là một trong những yếu tố quan trọng chính quyết định đến vị trí xếp hạng của website.
Do đó, để website của bạn có vị trí tốt trên công cụ tìm kiếm, nội dung của bạn phải ngang bằng hoặc tốt hơn so với đối thủ.
Cụ thể, khi phân tích nội dung bạn cần tập trung các yếu tố sau:
Loại nội dung
Đối với mỗi keyword sẽ tương ứng với một loại ý định tìm kiếm khác nhau.
Cụ thể, khi tra cứu từ khóa bạn cần xem xét kết quả trả về dưới những hình thức nội dung nào, ví dụ: danh sách, bài hướng dẫn, bài đánh giá,…
Từ đó, bạn cần ghi chú lại và triển khai nội dung một cách phù hợp.
Chất lượng nội dung
Thông điệp truyền tải trong nội dung của website chính là giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp bạn mang đến cho người dùng.
Do vậy, khi kiểm tra nội dung website của đối thủ bạn cần xem xét một cách chi tiết, cụ thể:
- Nội dung website của đối thủ có giải thích được thắc mắc của người dùng không?
- Nội dung có viết chuẩn SEO Content không?
- Chính tả hay lỗi ngữ pháp trong bài viết có đúng không?
- Bài viết có cung cấp thông tin dựa trên nguyên tắc EEAT không?
Đồng thời, bạn có thể tham khảo tài liệu nội dung hữu ích của Google để có thêm các góc đánh giá chi tiết hơn.
Mặc khác, bạn nên chú ý các dấu hiệu liên quan đến nội dung kém chất lượng:
- Nhồi nhét từ khóa
- Nội dung không cập nhật theo thời gian
- Cách trình bày khó hiểu, không logic
- Hình ảnh, video kém chất lượng
Dựa vào những thông tin trên bạn có thể cải thiện hoặc tạo ra một nội dung tốt hơn, mang đến nhiều trải nghiệm tích cực hơn cho người đọc.
Tiêu đề và thẻ mô tả
Đây chính là yếu tố xuất hiện thu hút người dùng click chuột vào đường link website của bạn.
Vì vậy bạn hãy chú ý đối chiếu cách xây dựng tiêu đề và thẻ mô tả giữa website bạn và đối thủ.
Cụ thể, khi phân tích bạn cần chú ý đến các thông tin sau:
- Từ khóa được sử dụng trên title và meta description có hợp lý và phong phú không?
- Vị trí các từ khóa được đặt để ở đâu?
- Tiêu đề và mô tả có tạo ấn tượng với người đọc không?
Bạn có thể đánh giá điều này thông qua cách search từ khóa trên kết quả tìm kiếm.
Tuy nhiên, với số lượng từ khóa lớn bạn nên sử dụng công cụ Screaming Frog để trợ giúp.
Bước 7: Phân tích Backlinks
Các website có càng nhiều backlink chất lượng thì có xu hướng xếp hạng càng cao.
Cụ thể, trang website liên kết có uy tín và thẩm quyền cao thì website của bạn nhận được càng nhiều sức mạnh.
Do đó, việc phân tích backlinks là một phần quan trọng trong phân tích cạnh tranh SEO.
Nếu bạn không tiến hành kiểm tra cách đi backlink của đối thủ cạnh tranh, bạn sẽ không xác định được chiến thuật hồ sơ backlink của họ đi như thế nào.
Bạn có thể tiết kiệm thời gian bằng cách sử dụng công cụ “Backlink Analytics” của Semrush như hình bên dưới.
Tiếp đến bạn nhập URL bạn cần phân tích vào thanh tìm kiếm.
Kết quả hiện ra bạn sẽ thấy Điểm thẩm quyền của từng URL có trong cột nhãn “AS”
Đồng thời trong các trường Backlink Analytics, bạn nên chú ý vào yếu tố “Referring Domains” để kiểm tra các guest post báo, blog hay link social,… để biết được các xây dựng backlink của đối thủ.
Bước 8: Phân tích Technical SEO
Kỹ thuật SEO là một thành phần khá quan trọng ảnh hưởng đến xếp hạng của website trên công cụ tìm kiếm.
Dựa vào dữ liệu trên, bạn sẽ xác định được vấn đề mà đối thủ còn kém để đưa ra các chiến thuật hạn chế rủi ro trên.
Dưới đây, mình sẽ chia sẻ với các bạn chi tiết hơn về phân tích Technical SEO:
Hiệu suất trang web và trải nghiệm của người dùng
Việc cung cấp trải nghiệm tốt cho người dùng là một phần trong chiến lược nâng cao hiệu suất của dự án SEO.
Vì vậy bạn cần phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng trên website của đối thủ để bạn làm ngang bằng hoặc tốt hơn họ.
Cụ thể, để đánh giá hiệu suất của website bạn có thể áp dụng các chỉ số Core Web Vitals.
Các số liệu này tập trung vào việc đo lường tốc độ, khả năng tương tác và tính ổn định của website.
Khả năng hiển thị trên thiết bị di động
Kiểm tra về mức độ thân thiện của website đối thủ trên thiết bị di động là điều vô cùng cần thiết.
Theo số liệu thống kê explodingtopics của CEO Brian Dean – chuyên gia SEO nổi tiếng, hơn 55% lưu lượng truy cập đến website từ thiết bị di động.
Vì vậy, nếu tốc độ load hoặc cấu trúc của website của bạn hạn chế hơn so với đối thủ thì bạn có khả năng cao bạn sẽ bị mất lợi thế cạnh tranh.
Cách triển khai Schema
Schema là một đoạn mã code công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung của trang web.
Schema được sử dụng dưới nhiều dạng thông tin khác nhau như:
- Đánh giá
- Giờ mở cửa/đóng cửa của doanh nghiệp
- Mức giá
…
Những đoạn thông tin này sẽ giúp tên miền của bạn ấn tượng hơn so với các kết quả khác. Từ đó, thúc đẩy người dùng click vào URL của trang web bạn.
Trong trường hợp đối thủ đã triển khai schema thì bạn cũng cần thực hiện tương tự như vậy có website của bạn.
Bao lâu nên phân tích website đối thủ cạnh tranh một lần?
Với kinh nghiệm cá nhân của mình, bạn nên phân tích đối thủ theo hàng quý.
Điều này sẽ cho bạn một bức tranh tổng thể hơn về thị trường và mức độ phát triển trong nghành của bạn.
Tuy nhiên, ngoài yếu tố về mặt thời gian bạn cũng cần xem xét các yếu tố chính sau:
- Số lượng biến động của đối thủ cạnh tranh
- Thuật toán của Google cập nhật mới
- Website tụt hạng đột ngột
- Mở rộng sản phẩm trong ngành
- Xây dựng website mới
Khi những chuyển biến trên xảy ra, việc phân tích website đối thủ sẽ là manh mối giúp quá trình tối ưu hoá của bạn hiệu quả hơn.
Các câu hỏi thường gặp
Nên áp dụng mô hình SWOT vào phân tích đối thủ cạnh tranh như thế nào?
Mô hình SWOT bao gồm 4 yếu tố: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức).
Bạn có thể dựa vào các yếu tố trên để phân tích đối thủ cạnh tranh SEO.
Điểm mạnh sẽ phản ánh các lợi thế SEO Onpage, SEO Offpage hay Technical SEO,… của website đối thủ so với bạn và điểm yếu phản ánh vấn đề ngược lại.
Từ cách thức trên bạn sẽ thu thập được các thông tin chi tiết và rõ ràng về website của đối thủ.
Các lợi thế cạnh tranh trong SEO là gì?
Các lợi thế cạnh tranh chính trong SEO là nội dung chất lượng, authority, trải nghiệm người dùng và technical SEO.
Nếu bạn không kiểm soát và theo dõi các yếu tố trên bạn sẽ khó cạnh tranh so website của đối thủ.
Tại sao khi Google update thuật toán phải phân tích đối thủ cạnh tranh?
Như bạn đã thấy, trong thời gian tháng 10.2023 Google update thông tin Nội dung hữu ích của website khiến hàng nghìn trang website bị tụt giảm traffic.
Nếu trong quá trình này, bạn không phân tích các đối thủ trụ vững trên bảng xếp hạng, bạn sẽ không hiểu rõ cách thuật toán này đang hoạt động để tối ưu hoá website bạn.
Kết luận
Nếu bạn muốn dành được thị phần trên thị trường bạn phải hiểu và làm tốt bước phân tích website của đối thủ cạnh tranh.
Phía trên mình đã cố gắng trình bày một cách dễ hiểu để bạn áp dụng thực hiện một cách hiệu quả.
Nếu bạn còn câu hỏi nào liên quan đến chủ đề trên, hãy liên hệ ngay với Seosona nhé.
Xem thêm:
- Backlink là gì? Cách xây dựng & tiêu chí chọn backlink chất lượng 2024
- Disavow link là gì? Cách phát hiện và từ chối các liên kết xấu
- Guest Post là gì? Bí kíp xây dựng & mua bán guest post hiệu quả
- IFTTT là gì? 9 Cách sử dụng IFTTT trong SEO mới nhất 2024
- PBN là gì? 3 bước xây dựng Private Blog Networks từ A – Z