12 mẹo tối ưu SEO website bán hàng

12 Mẹo tối ưu SEO website bán hàng hiệu quả nhất năm 2024

  • Cập nhật lần cuối: 22/11/2024.

    Bạn có biết không? Theo số liệu của Techbiz, tại thời điểm Quý 1.2023, thị trường thương mại điện tử Việt Nam tạo ra doanh thu 39.000 tỷ đồng.

    Đây là con số ấn tượng về sự tăng trưởng vượt bật của nghành.

    Nhận thấy được tiềm năng của thị trường, ngày càng có nhiều nhà đầu tư bắt đầu vào việc kinh doanh trực tuyến.

    Nếu bạn sỡ hữu một gian hàng trên nền tảng online nhưng đang tìm cách để tăng độ nhận diện và hiển thị thì đây là bài viết dành cho bạn.

    Dưới đây, mình sẽ chia sẻ với bạn các tips đơn giản để tối ưu hoá SEO website bán hàng hiệu quả nhất.

    Let’s go!

    Thực hiện nghiên cứu từ khoá và phát triển chiến lược từ khoá

    Nghiên cứu từ khoá là quá trình tìm kiếm và khám phá các từ khoá mà người dùng sử dụng để tra cứu thông tin của bạn.

    Sử dụng đúng từ khoá là một trong những bước quan trọng quyết định sự thành công cho seo tổng thể của website thương mại điện tử.

    Ví dụ: Bạn đang kinh doanh một cửa hàng thương mại điện tử bán dòng sản phẩm “sữa rửa mặt”. 

    Người dùng có thể research các keyword như “sữa rửa mặt”, “sữa rửa mặt cho da mụn”, “sữa rửa mặt cho da dầu”,…

    Bạn có đang thắc mắc làm sao để biết từ khoá nào được người dùng tra cứu đến sản phẩm của bạn không?

    Có rất nhiều công cụ có thể hỗ trợ trong việc này, nhưng trong bài viết nay, mình sẽ mô phỏng thông qua Sonatools bạn nhé.

    B1: Bạn mở Sonatools và nhấp vào “ Keyword Explorer ”.

    B2: Nhập từ khóa “sữa rửa mặt”, Nhấp vào “ Tìm kiếm ”.

    keyword explorer sonatools
    keyword explorer sonatools

    Sau đó, bạn sẽ nhận được một trang kết quả như hình bên trên bạn nhé.

    Nếu chưa có tài khoản Sonatools bạn có thể vào website: https://sonatools.io để đăng ký tài khoản.

    Mục đích tìm kiếm

    Như phía trên mình có đề cập, để tạo ra chiến dịch hiệu quả, bạn phải hiểu được mục đích tìm kiếm của người dùng.

    Hiện nay, có 4 loại mục đích chính:

    • Điều hướng: user đang tra cứu một hoặc nhiều website cụ thể
    • Thông tin: user tìm kiếm về một điều gì đó cụ thể như cấu tạo máy hút bụi,…
    • Thương mại: user nghiên cứu về 2 hoặc nhiều sản phẩm để đối chiếu, so sánh
    • Giao dịch: user research với mục đích mua hàng

    Ví dụ: 

    • Khi người dùng nhập “ mua son dưỡng” vào công cụ tìm kiếm Google, mục đích của họ là mua hàng. 
    • Khi người dùng gõ “son dưỡng loại nào tốt nhất”, điều này thể hiện mục đích thương mại vì họ đang muốn xem đánh giá nhiều loại. 

    Từ ví dụ như trên, bạn có thể thấy được tầm quan trọng của việc hiểu ý định của người dùng để đưa ra các giải pháp đáp ứng nhu cầu của họ.

    Phân tích từ khoá của đối thủ

    Trang website đối thủ của cùng nghành là nguồn tài nguyên vô cùng giá trị dành cho bạn, đặc biệt là những bạn mới bước vào nghề.

    Đối với phương pháp này, bạn có thể quan sát cách SEO website của đối thủ.

    Từ đó, bạn sẽ phân tích từ cách họ sử dụng các hot keyword đến cách áp dụng tối ưu hoá tổng thể website, chú ý tập trung từ khoá chứa sản phẩm bán chạy và phổ biến.

    Qua đó, bạn sẽ biết được từ khoá nào mang lại tỷ lệ lợi nhuận (ROI) cao nhất trong danh mục sản phẩm của đối thủ.

    Độ khó từ khoá và số lượt tìm kiếm 

    Long-tail keywords (Từ khoá đuôi dài) là một sự lựa chọn hữu ích trong bộ phân tích từ khoá.

    Từ khó đuôi dài này thường có lượt tìm kiếm thấp hơn, do đó độ cạnh tranh cũng ít hơn so với các từ khoá còn lại. 

    Áp dụng từ khoá đuôi dài
    Áp dụng từ khoá đuôi dài

    Tuy nhiên, bạn hãy suy ngẫm mà xem khi người dùng tra cứu từ khoá càng dài điều này chứng tỏ họ hiểu rõ điều họ đang tìm kiếm.

    Do đó, khả năng chuyển đổi cho những đối tượng này chiếm rất cao.

    Đặc biệt, điều này càng rất hữu ích đối với các trường hợp sau:

    • Ngành hàng bạn đang kinh doanh ở ngách cạnh tranh
    • Thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi cao
    • Tăng xếp hạng cho các trang web mới
    • Phù hợp với các dự án có ngân sách hạn chế.

    Với tất cả những lý do trên, khi lựa chọn từ khoá có độ khó thấp hơn bạn có thể chiếm được lợi thế cạnh tranh cao hơn.

    Thiết kế trang sản phẩm một cách hợp lý

    Khi website bạn đã đạt top và thu hút khách hàng click vào thì yếu tố quyết định khách hàng có mua sản phẩm không tiếp theo đó là trang sản phẩm. 

    Giả sử trang sản phẩm của bạn có tỷ lệ chuyển đổi 12% và nhận được 2.000 khách truy cập trong một tuần.

    Nếu bạn có thể tăng tỷ lệ chuyển chuyển lên 15% thì khách hàng truy cập sẽ đạt 2.500 khách/tuần. 

    Thật đáng để xem xét đúng không nào? 

    Vì thế, bố cục của trang sản phẩm nên được thiết kế một cách rõ ràng, đầy đủ thông tin để người đọc dễ xem và theo dõi.

    Dưới đây, mình sẽ chia sẻ với bạn một mẫu trang sản phẩm thường dùng nhé:

    Mẫu trang sản phẩm
    Mẫu trang sản phẩm

    Ngoài thiết kế đơn giản, nội dung bên trong nên cung cấp các thông tin về giá, tính năng, bảo hành và các đặc điểm khác mà khách hàng chú trọng.

    Triển khai tối ưu hoá trang danh mục sản phẩm 

    Đây là một trong những trang chính xuất hiện khi người dùng tìm kiếm một sản phẩm tên chung trên website bán hàng của bạn.

    Tối ưu hoá danh mục sản phẩm
    Tối ưu hoá danh mục sản phẩm

    Do đó, để tạo ấn tượng tốt trong quá trình khách hàng truy cập, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi bạn nên áp dụng các cách sau:

    • Sử dụng breadcrumbs (đường dẫn): hỗ trợ khách hàng và bot Google hiểu rõ cấu trúc website của bạn thông qua các liên kết đường dẫn
    • Áp dụng chức năng sắp xếp và lọc: giúp khách hàng dễ dàng và tiết kiệm thời gian để chọn sản phẩm phù hợp trong danh mục lớn.
    • Liên kết các danh mục sản phẩm: trong trường hợp danh mục chứa các danh mục con, liên kết này giúp họ tiện lợi di chuyển sâu vào tìm kiếm thêm
    • So sánh các sản phẩm: điều này giúp khách hàng hiểu rõ ưu và nhược điểm của một sản phẩm.

    Ngoài ra, bạn có thể áp dụng cấu trúc Silo vào để tạo nên một cấu trúc website logic, dễ sử dụng cho khách hàng.

    Với những chi tiết trên, bạn đã có thể hỗ trợ khách hàng tiết kiệm thời gian trên hành trình đưa ra quyết định mua hàng của họ.

    Ưu tiên trải nghiệm mua sắm trên thiết bị di động

    Theo số liệu thống kê của tạp chí Forbes, 91% người dùng mua hàng trực tuyến bằng điện thoại thông minh của họ.

    Đây là một số liệu ấn tượng để các nhà kinh doanh online nên đưa ra chiến lược tối ưu hoá website thương mại điện thử trên thiết bị di động một cách hợp lý. 

    Cụ thể, bạn nên theo dõi và thiết kế website sao cho phù hợp với kích thước trên màn hình điện thoại để người dùng dễ dàng xem, tương tác và mua sắm.

    Đặc biệt, bạn có thể áp dụng công cụ Mobile-Friendly Test tool để kiểm tra mức độ thân thiện của website trên thiết bị di động. 

    Kiểm tra website trên thiết bị di động
    Kiểm tra website trên thiết bị di động

    Trong trường hợp website bán hàng của bạn có tác động tiêu cực đến trải nghiệm người dùng trên điện thoại, công cụ sẽ list ra các vấn đề cần khắc phục.

    Từ các thông tin trên, bạn sẽ đưa ra các cách giải quyết cho phù hợp để cải thiện kết quả sử dụng của người dùng. 

    Theo dõi và cải thiện tốc độ trang website bán hàng

    Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng website của Google đó là tốc độ trang web.

    Đồng thời, theo cơ quan tiếp thị kỹ thuật số, tỷ lệ chuyển đổi của một website tải trong 1 giây cao gấp 3 lần so với một website tải trong 5 giây.

    Đây là một con số rất đáng chú trọng với bạn đúng không nào?

    Điều này đồng nghĩa với việc một trang web có tốc độ xử lý càng cao thì sẽ tác động tích cực đến vị trí xếp hạng, lưu lượng traffic organic và tỷ lệ chuyển đổi của doanh nghiệp.

    Nếu trang web của bạn đang tải với tốc độ chậm, bạn có thể xem xét các nguyên nhân sau:

    • Hình ảnh website của bạn có kích thước lớn, mất nhiều thời gian để tải
    • Website bạn có quá nhiều quảng cáo 
    • Trình duyệt và plugin sử dụng trong website không được tối ưu

    Đồng thời, bạn có thể áp dụng sử dụng công cụ PageSpeed Insights của Google để kiểm tra và cải thiện hiệu suất website.

    Kiểm tra tốc độ của website
    Kiểm tra tốc độ của website

    Đây sẽ là một công cụ tuyệt vời vừa giúp bạn phân tích tốc độ trang dưới các số liệu cụ thể vừa đề xuất các giải pháp để bạn khắc phục tốc độ cho website.

    Tránh trùng lặp trang và nội dung

    Đa số các website bán hàng thường xuyên gặp vấn đề nghiêm trọng về việc trùng lặp trang và nôi dung.

    Và điều này ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến xếp hạng của website và trải nghiệm của người dùng của bạn.

    Vì vậy bạn nên SEO Audit trước khi thực hiện SEO tổng hợp cho website.

    Đồng thời, bạn nên phải xây dựng một chiến lược SEO rõ ràng và cụ thể thông qua một số gợi ý sau:

    • Tạo nội dung mô tả độc đáo: bạn hãy đầu tư vào việc tạo ra thông tin một cách hấp dẫn đến người đọc, nêu rõ các ưu điểm nổi bật của sản phẩm
    • Sử dụng thẻ Canonical: điều này giúp ngăn chặn các trang bị trùng lặp thông tin
    • Đánh giá trang danh mục và sản phẩm: đảm bảo các trang sản phẩm trong mỗi danh mục chứa nội dung và mô tả một cách riêng biệt.

    Mình tin chắc rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn kiểm soát website bán hàng tốt hơn. 

    Tiến hành tối ưu hoá SEO trên trang website bán hàng

    Để thu hút được người dùng, bạn nên áp dụng các kỹ thuật tối ưu hoá trên trang để nâng cao được vị trí xếp hạng của website.

    Dưới đây, mình sẽ gợi ý cho bạn các thành phần quan trọng bạn nên nỗ lực tập trung để cải thiện, cụ thể:

    • Tiêu đề: tiêu đề chính của trang bạn xuất hiện trên kết quả trình duyệt phải bao gồm từ khoá chính và tạo được ấn tượng với người đọc.
    • Meta description: phần nội dung tóm tắt phải giải quyết được ý định tìm kiếm của người dùng và trình bày thật ngắn gọn
    • Mô tả sản phẩm: bạn cần có hình ảnh chất lượng cao. Nội dung bao gồm từ khoá chính, các thông tin mô tả đặc tính và CTA.

    Khi bạn đảm bảo đúng và đủ các yếu tố trên mình tin rằng website bạn sẽ xây dựng được website với vị trí bền vững trong bảng xếp hạng của Google.

    Thực hiện testing A/B đối với trang sản phẩm

    Bạn có thể tạo ra hai trang website được thiết kế khác nhau để xem xét kết quả của phiên bản nào hữu ích với người dùng hơn.

    Cụ thể, bạn sẽ điều chỉnh màu sắc, văn bản, bố cục…trên trang sản phẩm và kiểm tra mức độ tương tác của user đối với từng trang cụ thể.

    Testing A/B trang sản phẩm
    Testing A/B trang sản phẩm

    Đây là phương pháp hiệu quả để giúp bạn hiểu rõ hơn về sở thích và mức độ phù hợp giữa website bạn và khách hàng.

    Ví dụ: Một trang bạn thiết kế tên sản phẩm bằng chữ màu xanh hiện thị cho 50% lưu lượng truy cập, 50% còn lại sẽ truy cập vào trang trên sản phẩm hiển thị bằng chữ màu đỏ.

    Từ đó, bạn sẽ đánh giá mức độ tương tác và tỷ lệ thoát của từng phiên bản như thế nào nhé.

    Khuyến khích đánh giá của cộng đồng

    Hiện nay vì kinh doanh online đã là một trào lưu trên xã hội nên các mặt hàng cùng sản phẩm cũng được bán tràn lan.

    Do đó, khách hàng rất khó để đưa ra quyết định lựa chọn mua hàng ở trang web bán hàng nào.

    Đánh giá của người dùng
    Đánh giá của người dùng

    Hiểu được điều này, bạn nên tạo dựng độ uy tín và niềm tin với khách hàng thông qua những đánh giá của các khách hàng cũ, cụ thể:

    • Bình luận về chất lượng của sản phẩm
    • Đánh giá sao cho sản phẩm
    • Quay video review sản phẩm

    Đây chính là những bằng chứng cụ thể nhất để thuyết phục khách hàng ủng hộ và tin dung sản phẩm chất lượng của bạn.

    Cá nhân hoá thông tin dựa trên trải nghiệm mua hàng của người dùng

    Bạn có cảm thấy phấn khởi khi được nhận những ưu đãi riêng biệt từ nhà bán hàng mà các khách hàng khác không nhận được không?

    Chắc chắn là có đúng không nào?

    Hiện nay, các công ty global như Gojek, Grab,… đã áp dụng thành công hình thức này vào mô hình kinh doanh của họ.

    Cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo một số ý tưởng cá nhân hoá sản phẩm mình đã nghiên cứu dựa trên các công ty lớn trên thị trường nhé:

    • Tổ chức chương trình dành cho khách hàng thân thiết theo từng cấp độ dựa trên thời gian
    • Tặng các ưu đãi, mã giảm giá dựa trên mức độ giao dịch của từng cá nhân
    • Đề xuất các sản phẩm cá nhân đã theo dõi trong quá khứ
    Ưu đãi mã giảm giá dành cho khách hàng
    Ưu đãi mã giảm giá dành cho khách hàng

    Kế hoạch cá nhân hoá trải nghiệm mua sắm này vừa tạo ra sự tiện lợi cho quá trình mua sắm của khách hàng vừa giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp. 

    Tìm ra cản trở trong qui trình thanh toán trên website

    Nếu tìm kiếm là hành trình đầu của quá trình mua sản phẩm thì thanh toán là điểm kết thúc.

    Bạn nên dành thời gian để đánh giá bước cuối này vì đây là yếu tố quyết định tỷ lệ chốt deal của khách hàng.

    Cản trở trong quy trình thanh toán trên website
    Cản trở trong quy trình thanh toán trên website

    Thông thường, qui trình thanh toán của một website bán hàng bao gồm:

    • Thêm sản phẩm vào giỏ hàng
    • Kiểm tra
    • Chọn hình thức thanh toán
    • Xác nhận thanh toán

    Theo một số liệu thống kê, tỷ lệ bỏ giỏ hàng là một chỉ số quan trọng trong kinh doanh thương mại điện tử.

    Người mua hàng trực tuyến có thể bị khó khăn hoặc gặp các vấn đề trong kỹ thuật nên không tiếp tục mua hàng trên website.

    Do đó, khi bạn tìm ra nguyên nhân của các trở ngại trên thì bạn sẽ dễ dàng thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của bên bạn.

    Kết hợp các tính năng bán combo sản phẩm

    Bán combo sản phẩm là một chiến lược bán hàng hiệu quả trong cả bối cảnh online và offline, góp phần giúp doanh nghiệp tăng trưởng doanh thu đáng kể. 

    Đặc biệt, khi bán theo hình thức này sẽ nhóm các sản phẩm bán được với giá ưu đãi hơn so với tổng giá khi mua riêng lẻ từng sản phẩm.

    Bán combo sản phẩm
    Bán combo sản phẩm

    Điều này được thiết kế là dựa trên mối quan hệ tiện ích giữa các sản phẩm có liên quan hoặc dữ liệu lịch sử mua hàng của người tiêu dùng.

    Ví dụ: Nhà bán hàng trên thiết kế một set combo túi xách va son với giá 69.000 đồng.

    Cả hai sản phẩm này đều là sản phẩm cần sở hữu đối với các bạn nữ khi đi chơi và đi làm.

    Hiện tại, sản phẩm đã bán được 1.500 bộ – đây là con số hấp dẫn đối với nhà bán lẻ thông thường.

    Kết luận

    Với những thông tin trên, mình đã đề xuất ra các tips hiệu quả nhất để bạn có thể áp dụng và tối ưu hoá được website bán hàng của bạn.

    Đặc biệt, tất cả các yếu tố trên đều thực thi với mục đích giúp trải nghiệm người dùng trong xuyên xuốt hành trình mua hàng được diễn ra tốt hơn. 

    Đây là kim chỉ nam chính để tạo ra nguồn doanh thu bền vững cho doanh nghiệp bạn.

    Nếu bạn còn đang có thắc mắc và câu hỏi cho chủ đề này hoặc về dịch vụ seo tổng thể đừng ngại ngần hãy liên hệ với Seosona nhé.

    Xem thêm:

    Đăng ký ngay

    Bài viết mới nhất

    0 0 đánh giá
    Đánh giá bài viết
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest

    0 Góp ý
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận