Cập nhật lần cuối: 15/11/2024.
Meta title là gì? Nếu bạn là một người mới tìm hiểu về SEO, chưa hiểu rõ về Meta title hay muốn biết cách tối ưu Meta title, thì đây là bài viết dành cho bạn.
Bài viết sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan và đầy đủ về Meta title và cách tối ưu Meta title trong SEO
I. Meta title (Title SEO) là gì?
Meta title (Title SEO), hay còn gọi là tiêu đề trang, là yếu tố HTML, chỉ định tiêu đề của một trang web. Thẻ tiêu đề hiển thị trên công cụ tìm kiếm (SERP) dưới dạng một tiêu đề có thể nhấp vào, thể hiện chính xác, súc tích, và ngắn gọn nội dung của một trang.
Đây là yếu tố quan trọng trong cấu trúc viết bài chuẩn SEO.
II. Vị trí hiển thị Meta title
Thẻ meta title được xem như một thành phần vô cùng quan trọng trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), nó đóng vai trò quyết định trong việc giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ nội dung của trang web của bạn và cung cấp một ấn tượng ban đầu về nội dung đó đối với người dùng.
Thẻ tiêu đề, nơi chứa thông tin này, thường xuất hiện ở ba vị trí quan trọng: đầu trang trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs), trên thanh tiêu đề của trình duyệt web và trong các liên kết chia sẻ trên các mạng xã hội.
1. Meta title trên trang kết quả tìm kiếm
Thẻ tiêu đề xuất hiện dưới dạng là một dòng chữ xanh, là ấn tượng đầu tiên khi tìm kiếm mà người dùng có được trước khi nhấp vào nội dung trong trang web của bạn.
2. Meta title trên các mạng xã hội
Thẻ tiêu đề cũng xác định nội dung sẽ hiển thị khi bạn chia sẻ trang web đó ra một số trang mạng xã hội bên ngoài.
3. Meta title trên trình duyệt web
Khi bạn đã truy cập vào một trang web, thẻ tiêu đề sẽ hiển thị ở phần tab trên đầu Trình duyệt web của bạn. Bạn chỉ cần di chuột vào tab trên đầu trình duyệt web, không nhất thiết phải bấm vào.
III. Sự khác biệt giữa Title và Heading 1 (H1)
Meta title và H1 hoàn toàn khác nhau cả về chức năng và hình thức hiển thị.
Thẻ tiêu đề SEO là tiêu đề trình duyệt của toàn trang, được hiển thị trong SERPS (các trang kết quả tìm kiếm), là tiêu đề mà người dùng nhìn thấy trong các kết quả tìm kiếm trên Google và ẩn khi người dùng truy cập vào trang web của bạn.
Còn tiêu đề H1 thì không xuất hiện trên công cụ tìm kiếm nhưng lại hiển thị với người dùng khi họ truy cập vào trang web của bạn.
Có nhiều người đặt cả 2 tiêu đề SEO và H1 giống nhau. Bởi hầu hết các trang web đều được định dạng theo cách này.
Cho dù đặt hai thẻ đó giống hoặc khác nhau đi chăng nữa, để việc SEO đạt hiệu quả cao nhất, chúng ta vẫn phải tối ưu tiêu đề SEO và tiêu đề H1.
IV. Tại sao Meta title quan trọng cho SEO
1. Tăng tỷ lệ click
Meta title cho người đọc biết về nội dung của bài viết trên web và thuyết phục họ nhấp vào liên kết.
Tiêu đề trang giống như lời giới thiệu đầu tiên, giúp người đọc có cái nhìn nhanh chóng và tổng quát về nội dung sẽ được đọc trên trang có hữu ích hay không.
Dựa theo theo Backlinko: ”Tiêu đề mang tính tích cực đã cải thiện CTR khoảng 4%.” Do đó, viết tiêu đề trang tốt có thể cải thiện trải nghiệm người dùng ban đầu cũng như tăng CTR (tỷ lệ nhấp) tổng thể của trang web.
2. Tăng xếp hạng trên Google
Title Tag được tối ưu hóa sẽ giúp cho Google hiểu về nội dung của trang.
Google sử dụng Title Tag như một trong nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến xếp hạng của trang.
Điều này có thể cải thiện vị trí trang trong các truy vấn tìm kiếm có liên quan từ organic search traffic.
Tuy nhiên, bạn không thể chỉ tối ưu hóa tiêu đề cho các công cụ tìm kiếm.
Ngày nay, các tiêu đề trang chất lượng thấp, gây hiểu lầm hoặc nhồi nhét từ khóa có thể dẫn đến xếp hạng thấp hoặc không được xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google.
V. 7 tiêu chí tối ưu Meta title hiệu quả
Sau khi biết Meta title là gì và tầm quan trọng của nó, chắc hẳn bạn sẽ muốn biết cách tối ưu Title của mình cho chuẩn SEO.
Dưới đây là tổng hợp những tiêu chí mới nhất giúp bạn tối ưu Title của mình:
1. Meta Title có chiều dài phù hợp và nội dung chính xác
Google cho biết “tránh những tiêu đề dài dòng hoặc dài dòng một cách không cần thiết” trong khi vẫn giữ cho chúng “mang tính mô tả và súc tích”.
Có một điều bạn chắc chắn phải lưu ý với độ dài tiêu đề.
Nếu tiêu đề của bạn quá dài (hơn 65 ký tự), công cụ tìm kiếm sẽ xóa bớt chữ trên tiêu đề của bạn bằng cách thêm ký hiệu (“…”) phía sau, thậm chí có thể hiển thị một tiêu đề khác với tiêu đề ban đầu bạn cung cấp trong HTML của bạn.
Bên cạnh đó cũng cần phù hợp với bài viết để người đọc biết được họ sẽ nhận được gì khi click vào website.
2. Ưu tiên từ khóa đứng đầu và tự nhiên
Người dùng thường có thói quen đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới vì vậy ưu tiên từ khóa đứng đầu sẽ gây được sự chú ý cho người dùng.
Những cũng đừng nhồi nhét từ khóa vào tiêu đề! Điều này khiến người dùng không thích và bỏ lỡ cơ hội tốt. Hãy đặt từ khóa một cách tự nhiên và cuốn hút trong tiêu đề để thu hút sự quan tâm của họ.
3. Mỗi trang trong trang web của bạn phải có một tiêu đề SEO duy nhất
Google nói rằng “điều quan trọng là phải có các tiêu đề mô tả, riêng biệt cho mỗi trang trên trang web của bạn.”
Các thẻ tiêu đề trùng lặp chắc chắn có ảnh hưởng xấu đến web của bạn, bởi vì nó gây nhầm lẫn cho công cụ về việc xác định trang nào là trang phù hợp nhất cho truy vấn của người dùng.
Mỗi trang trên website của bạn nên có thẻ tiêu đề độc nhất để Google có thể xác định trang nào là trang tốt nhất, đúng với ý định người dùng nhất để hiển thị cho mỗi lượt tìm kiếm.
4. Viết cho người dùng, không phải nền tảng
Mục đích cuối cùng là thu hút đúng đối tượng người dùng.
Trước đó cần cung cấp cho họ một tiêu đề đúng đắn không đánh lừa mà còn mang lại lợi ích thì chắc chắn sẽ thu được đúng đối tượng và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
VD: Trả góp 0%,…
5. Nội dung Title phải tự nhiên, gây sự tò mò và hứng thú
Tiêu đề không chỉ đơn giản là một phần tử của trang web, mà còn là lời giới thiệu nội dung bên trong.
Để thu hút sự chú ý của người đọc, tiêu đề cần phải tự nhiên, gợi ra sự tò mò và hứng thú, như một lời mời hấp dẫn đưa họ đến bài viết bạn muốn chia sẻ.
6. Đề cập đến lợi ích và nỗi đau mà khách hàng đang gặp phải
Khi bạn viết về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, đừng quên đề cập đến lợi ích mà nó mang lại và cũng đừng tránh khỏi việc thấu hiểu nỗi đau mà khách hàng đang phải đối mặt.
Bằng cách này, bạn có thể tạo sự kết nối tốt hơn với họ và giải quyết những vấn đề thực sự đang quan tâm trong cuộc sống của họ.
VD: trị mụn, tư vấn sức khoẻ,…
7. Sử dụng lời kêu gọi hành động nếu cần thiết
Khi cần thiết, hãy không ngần ngại sử dụng lời kêu gọi hành động trong nội dung của bạn.
Điều này giúp thúc đẩy người đọc hoặc khách hàng tiềm năng đưa ra các hành động cụ thể, như đăng ký, mua sản phẩm, hoặc tương tác với nội dung của bạn.
Lời kêu gọi hành động đôi khi chính là chìa khóa để chuyển đổi sự quan tâm thành hành động thực sự. Ví dụ cho các từ/ cụm từ hành động như: nhận ngay, xem ngay, mua ngay, so sánh giữa,…
VI. 3 cách kiểm tra và đánh giá hiệu suất của Meta title
Sau khi có Meta title, bạn có thể dễ dàng tự kiểm tra và đánh giá Meta title của mình bằng 3 cách dưới đây:
1. Sử dụng công cụ kiểm tra trực tiếp từ trình duyệt
Để kiểm tra meta title trực tiếp trên một trang web, bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Truy cập trang web
- Trên trang web mà bạn đang xem, nhấn chuột phải và chọn “Xem nguồn trang” hoặc “Xem mã nguồn” từ menu xuống. Hoặc bạn có thể sử dụng tổ hợp phím Ctrl+U (hoặc Cmd+Option+U trên Mac) để mở mã nguồn trang web.
- Trong mã nguồn trang web, sử dụng chức năng tìm kiếm của trình duyệt (thường là Ctrl+F hoặc Cmd+F trên Mac) và nhập “title” để tìm kiếm phần meta title của trang. Meta title thường được định nghĩa trong thẻ <title> Ví dụ:
2. Sử dụng công cụ kiểm tra trực tuyến
Để kiểm tra meta title trực tuyến của một trang web, bạn có thể sử dụng các công cụ trực tuyến miễn phí sau đây:
Công cụ Kiểm tra Meta Title của Google:
- Truy cập trang web Google Kiểm tra Meta Title.
- Nhập URL của trang web bạn muốn kiểm tra vào ô tìm kiếm.
- Bấm vào “Kiểm tra” và Google sẽ hiển thị thông tin về meta title của trang web đó.
Công cụ Trực Tuyến Đa Chức Năng:
- Sử dụng trang web như Meta Tag Analyzer hoặc SEMrush.
- Trong ô nhập URL, bạn đặt địa chỉ trang web bạn muốn kiểm tra.
- Bấm vào nút “Kiểm tra” hoặc tương tự, và công cụ sẽ hiển thị thông tin về meta title cũng như các thông tin khác về trang web.
Sử dụng tiện ích mở rộng trình duyệt:
Nếu bạn muốn kiểm tra nhanh chóng trong trình duyệt web của mình, bạn có thể sử dụng các tiện ích mở rộng như “SEOquake“. Sau khi cài đặt tiện ích mở rộng, bạn chỉ cần truy cập trang web và nó sẽ hiển thị thông tin meta title trực tiếp trên thanh công cụ của trình duyệt.
Những công cụ này sẽ giúp bạn kiểm tra meta title của trang web một cách nhanh chóng và thuận tiện mà không cần phải xem mã nguồn của trang.
Lời kết
Trên đây, tôi đã cung cấp một tóm tắt toàn diện về Meta Title, bao gồm cả vai trò quan trọng của nó và các tiêu chí cần tuân thủ để tối ưu hóa thẻ tiêu đề theo chuẩn SEO, nhằm gia tăng tỷ lệ nhấp chuột và đưa lượng truy cập đến trang web của bạn.
Tôi hi vọng bạn tham khảo và áp dụng những hướng dẫn được trình bày trong bài viết này để đạt được sự thành công mong muốn.
Nếu bạn đang quan tâm đến lĩnh vực SEO, mong muốn mở rộng kiến thức và tìm hiểu về các dịch vụ SEO tổng thể website uy tín chất lượng, chúng tôi sẽ sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Đừng ngần ngại liên hệ với Seosona để nhận thông tin chi tiết về bảng giá SEO tổng thể và sự tư vấn tận tâm từ đội ngũ chuyên gia của chúng tôi. Chúc bạn thành công trong việc phát triển trang web của mình!
Xem thêm: