Cập nhật lần cuối: 22/11/2024.
Domain Authority (DA) là một thuật ngữ khá phổ biến trong cộng đồng SEO hiện nay.
Domain Authority được coi là một chỉ số dùng để đo lường mức độ phát triển của trang web, và phân tích SEO các website đối thủ cùng ngành.
DA cao giúp website bạn có thứ hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm, thu hút nhiều traffic hơn, và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Tuy nhiên, việc tăng DA không hề đơn giản. Nó đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực và chiến lược SEO hiệu quả.
Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với các bạn những bí quyết giúp tăng DA cho website một cách bền vững. Hãy cùng theo dõi nhé!
Domain Authority là gì?
Domain Authority hay DA là điểm số được phát triển bởi Moz – một công cụ SEO nổi tiếng và uy tín trong cộng đồng SEO trên thế giới. DA được dùng để đánh giá chất lượng mức độ uy tín của một website.
Thang điểm của DA từ 0 đến 100, website có điểm số càng cao tương ứng với website đó sẽ được xếp hạng cao trên kết quả tìm kiếm (SERPs).
Lưu ý: DA chỉ là một điểm dự đoán khả năng xếp hạng của website trên SERPs do công cụ Moz đưa ra, Google không sử dụng DA để xếp hạng website.
Cách kiểm tra Domain Authority
Để check Domain Authority của website bạn cần sử dụng công cụ SEO của Moz như:
- MozBar: là một công cụ miễn phí của Moz bạn chỉ cần cài đặt vào trình duyệt Chrome hoặc Firefox là có thể kiểm tra DA của bất kỳ website nào.
- Link Explorer: là một công cụ trả phí của Moz cung cấp nhiều thông tin chi tiết về backlink của website.
Bạn cũng có thể các công cụ trả phí khác có tính năng kiểm tra DA tương tự Moz như: Ahrefs, SEMrush, Majestic, …
Điểm Domain Authority được tính như thế nào?
Thang điểm của DA được tính thấp nhất là 1 điểm và cao nhất là 100 điểm. Việc tăng điểm Domain Authority từ 1 lên 20-30 điểm sẽ dễ dàng hơn việc tăng điểm DA từ 70-80.
Đa số các trang web sẽ có điểm DA trung bình ở mức từ 40-50 điểm hoặc 50-60 là các trang web có điểm số tốt, còn nếu website của bạn đạt trên mức 60 điểm là rất tuyệt vời.
Điểm Domain Authority được tính toán bằng cách dựa vào hơn 40 tiêu chí đánh giá để tính điểm DA, bao gồm số lượng và chất lượng backlinks, độ tin cậy của miền gốc, tổng số liên kết, v.v.
Và kết hợp với dữ liệu tìm kiếm để đưa ra một thuật toán phù hợp nhất để so sánh dữ liệu liên kết của Moz với thứ hạng tìm kiếm thực tế của trang web thành một điểm DA duy nhất.
9 Bước tăng điểm Domain Authority cho website
Với các thông tin đã chia sẽ ở trên, tin chắc rằng bạn cũng xác định được mức điểm DA mà minh mong muốn rồi chứ. Vậy là thế nào để tăng điểm Domain Authority cho website?
Ngay sau đây tôi sẽ chia sẻ cho bạn về 9 bước giúp tăng điểm DA cho website.
Bước 1: Lựa chọn tên miền chất lượng
Bước đầu tiên cần làm chính là chọn tên miền (Domain). Tên miền chọn cần phải là một cái tên dễ nhớ và đặc biệt phải liên quan đến chủ đề lĩnh vực của website mà bạn muốn nhắm đến.
Ví dụ về website của SEOSONA của chúng tôi. SEOSONA chủ yếu tập trung vào triển khai dịch vụ SEO, vì thế chúng tôi đã lựa chọn thêm chữ SEO vào tên miền.
Tuy nhiên vẫn có rất nhiều website lựa chọn tên miền không liên quan đến chủ đề vẫn được Google đánh giá cao trên kết quả tìm kiếm như fptshop.com.vn.
Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn sử dụng các tên miền cũ để tăng tuổi đời domain của bạn.
Hãy nhớ rằng một cái tên tốt sẽ giúp người dùng có thể ghi nhớ dễ dàng tên miền của bạn.
Bước 2: Tối ưu SEO Onpage
Một website có nội dung không bị trùng lặp với các website khác sẽ luôn được Google đánh giá cao. Ngoài ra bạn cũng cần phải tối ưu hóa Onpage SEO đúng theo các tiêu chí mà Google đưa ra.
Bước 3: Tạo các cấu trúc liên kết nội bộ
Tiếp theo bạn cũng cần quan tâm đến cấu trúc liên kết nội bộ của các trang bằng cách bổ sung Section ở cuối bài viết để gợi ý cho người dùng về các bài viết liên quan.
Điều này cũng giúp cho Googlebot có thể dễ dàng thu thập dữ liệu và index chúng một cách nhanh chóng, chính xác.
Bước 4: Tối ưu liên kết nội bộ (Internal links)
Việc tối ưu liên kết nội bộ là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong SEO website. Một trang web có liên kết nội bộ tốt sẽ giúp tăng đáng kể điểm DA cho tên miền của bạn.
Tuy nhiên bạn cần phải thận trọng trong việc sử dụng Anchortext đặt liên kết, nên đa dạng hóa các loại anchor text để tránh Spam hay tối ưu hóa quá liều.
Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả SEO và Domain Authority của trang.
Bước 5: Lọc và xóa bỏ các liên kết hỏng, không có giá trị
Google sẽ đánh giá thấp chất lượng nội dung trên website của bạn nếu có chưa các liên kết này.
Vì vậy, bạn cần xóa bỏ các liên kiết hỏng không tạo ra giá trị cho người dùng.
Chỉ nên giữ lại những liên kết nào đem lại giá trị cao cho trải nghiệm người dùng trên trang.
Bước 6: Tối ưu Website thân thiện trên thiết bị di động
Thời buổi hiện nay số lượng người dùng sử dụng các thiết bị di động để lướt web tăng lên đáng kể, nếu website của bạn không được tối ưu hóa cho các phiên bản Mobile thì chắc chắn bạn đã bỏ qua lượng lớn traffic tiềm năng này.
Việc không tối ưu giao diện website cho các thiết bị di động không chỉ ảnh hưởng đến chỉ số DA, mà nó còn gây ức chế cho người dùng khi truy cập vào trang và họ sẽ rời đi ngay lập tức.
Bước 7: Tối ưu hóa độ tải trang
Hãy tưởng tượng bạn đang đi mua sắm tại một cửa hàng. Khi bạn bước vào, cửa hàng quá chật chội, hàng hóa bày bừa, và nhân viên phục vụ chậm chạp, bạn sẽ cảm thấy khó chịu và muốn rời đi ngay lập tức.
Trang web cũng vậy, nếu tốc độ tải trang quá chậm, người dùng sẽ không muốn chờ đợi và sẽ thoát ra trang khác ngay lập tức.
Tốc độ tải trang là một yếu tố quan trọng trong SEO. Bằng cách cải thiện tốc độ tải trang, bạn có thể nâng cao trải nghiệm người dùng, giảm tỷ lệ thoát trang và tăng thứ hạng SEO cho trang web của mình.
Để cải thiện tốc độ tải trang bạn có thể sử dụng công cụ https://pagespeed.web.dev/ của Google, nó sẽ phân tích và đưa ra giải pháp tối ưu tốc độ tải trang hữu hiệu nhất cho website của bạn.
Hãy cải thiện tốc độ tải trang của bạn để không ảnh hưởng đến hiệu suất SEO và chỉ số DA.
Bước 8: Tăng Domain Authority bằng danh tiếng
Google ngày càng chú trọng vào việc cung cấp kết quả tìm kiếm chất lượng cao cho người dùng. Do đó, các thuật toán của Google sẽ ưu tiên hiển thị những website có uy tín và chuyên môn cao trong lĩnh vực cụ thể.
Hãy xây dựng danh tiếng chuyên gia là một chiến lược SEO hiệu quả giúp tăng Domain Authority và thu hút traffic chất lượng cao cho website.
Việc này không chỉ giúp thu hút và giữ chân người dùng mà còn là yếu tố quan trọng để tăng Domain Authority (DA).
Bước 9: Chia sẻ nội dung thông qua các trang MXH
Mạng xã hội là nơi mà hàng triệu người dùng tham gia, họ chia sẻ, trò chuyện và thảo luận về mọi vấn đề từ cuộc sống đến công việc.
Đừng bỏ lỡ cơ hội sử dụng lưu lượng truy cập từ những cộng đồng này để tăng sự phổ biến của trang web của bạn.
Vì vậy hãy quảng bá, chia sẻ nội dung của bạn lên các kênh truyền thông này để trang web của bạn được nhiều người biết tới.
Đây cũng là 1 bước giúp tăng điểm Domain Authority cho trang của bạn.
Khi đăng tải lên các nền tàng Social đừng quên kêu gọi người dùng hành động Like, Share Comment và Follow trang của bạn.
Phân biệt Domain Authority và Page Authority
Khi bạn tìm hiểu về Domain Authority và Page Authority, có thể dễ dàng nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này.
Để hiểu rõ hơn, hãy tưởng tượng website của bạn là một khu đất rộng lớn, trong đó mỗi trang web là một căn nhà.
Domain Authority (DA) có thể được xem như một chỉ số phản ánh sức mạnh tổng thể của khu đất đó. Nó dự đoán cơ hội để một trang web cụ thể từ khu đất này xếp hạng cao trong các công cụ tìm kiếm.
Trong khi đó, Page Authority (PA) tương tự như sức mạnh của mỗi căn nhà trong khu đất đó. PA đo lường khả năng của một trang cụ thể trên website để xếp hạng cao trong các công cụ tìm kiếm.
Câu hỏi liên thường gặp về điểm Domain Authority
Chắc hẳn khi đọc hết bài viết này các bạn vẫn còn thắc mắc một số câu hỏi sau:
Domain Authority liệu có quan trọng trong SEO?
Có Domain Authority là một chỉ số quan trọng trong SEO, nhưng không phải là yếu tố duy nhất quyết định thứ hạng.
Hãy tập trung vào việc xây dựng website chất lượng cao với nội dung hữu ích và backlink chất lượng để tăng DA và cải thiện thứ hạng SEO của bạn.
Điểm Domain Authority có ảnh hưởng gì đến thứ hạng SEO không?
Điểm DA được phát triển bởi MozSEO, Google không lấy điểm DA làm yếu tố xếp hạng.
Trên thực tế điểm Domain Authority này không có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả trên trang tìm kiếm.
Vì vậy bạn đừng quá tập trung vào việc tăng điểm DA mà bỏ qua các yếu tố chính như Content hữu ích, Backlinks và trải nghiệm người dùng trên trang để website có được thứ hạng cao trên Google.
Tại sao các trang Web mới đều có điểm Domain Authority bằng 1?
Như tôi đã đề cập ở trên về việc Google không lấy điểm DA làm yếu tố xếp hạng trang web.
Hãy tập trung phân tích xem các đối thủ cùng ngành với bạn làm những gì và hãy làm tốt hơn để vượt qua họ.
Vì vậy đừng quá quan tâm việc điểm DA ban đầu của bạn là bao nhiêu.
Kết luận
Trong bài viết này tôi đã chia sẽ cho bạn biết được khái niệm Domain Authority (DA) là một chỉ số được phát triển bởi công cụ MozSEO dùng để so sánh sức mạnh website của bạn và các đối thủ. và 9 bước giúp tăng điểm DA website của bạn.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hãy để lại bình luận dưới bài viết để cùng trao đổi về kiến thức SEO nhé.
Nếu bạn đang tìm kiếm dịch vụ seo website tổng thể, hay khóa học SEO thực chiến bạn có thể liên hệ với SEOSONA qua website Seosona.com hoặc Hotline: 028.8880.0899 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Xem thêm: