Heading là gì? Bí kíp tối ưu Heading cho người mới 2023

Heading là gì? Bí kíp tối ưu Heading hiệu quả cho người mới 2024

  • Heading là một trong những khái niệm mà các bạn làm SEO, sáng tạo nội dung, chủ trang web đều cần phải có kiến thức về nó.

    Bài viết này sẽ cực kì cơ bản để giúp đỡ cho các bạn newbie hiểu được “Heading là gì” và thực hành ngay được ngay lập tức.

    Heading là gì?

    Heading là các thẻ (tag) HTML được sử dụng để phân chia nội dung của một bài viết thành các phần nhỏ hơn, giúp người đọc dễ dàng nắm bắt thông tin.

    Heading có 6 cấp độ, từ H1 đến H6, với mức độ ưu tiên giảm dần từ H1 đến H6.

    Có thể bạn thắc mắc về HTML và Tag:

    • HTML: Đây là viết tắt của Hypertext Markup Language (Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản). Hầu hết các trang web đều sử dụng ngôn ngữ này để tạo ra các trang web.
    • Tag: Một thẻ HTML là một đoạn mã cho trình duyệt web của bạn biết cách hiển thị nội dung.
    heading là gì
    Heading là gì

    Vai trò của Heading trong SEO

    Rất nhiều Case study tại SEOSONA hay ở quốc tế như Case “Growing Website Traffic By 3012% by Matt Diggity đều cho thấy tối ưu Heading là một phần quan trọng tronng SEO.

    Dự án của Matt tăng traffic website đến 3012% hay dự án “tin bán xe”, “Nội thất Mạnh Hệ” tôi thường hay chia sẻ đều phải tối ưu Heading rất kỹ.

    Case study thành công nhờ tối ưu tốt heading
    Case study thành công nhờ tối ưu tốt heading

    Vậy Heading giúp ích gì cho chiến lược SEO của bạn?

    Thể hiện cấu trúc bài viết rõ ràng, mạch lạc

    Các thẻ Heading (H1, H2, H3, H4, H5, H6) giúp bạn phân loại và sắp xếp nội dung thành các phần, chủ đề và mục con.

    Điều này giúp người đọc dễ dàng theo dõi và hiểu nội dung của bạn.

    Ví dụ: Bài viết về nấu bún bò, bạn sắp xếp các heading hợp lý từ mua nguyên liệu, sơ chế, cách nấu và có nội dung chi tiết cho từng heading.

    Bài viết này sẽ rõ ràng hơn rất nhiều với một bài viết dạy nấu bún bò mà không có bất cứ phân chia bước nào cả.

    Tối ưu khả năng sắp xếp bài viết

    Thẻ tiêu giúp người đọc nắm được cấu trúc bài viết rõ ràng hơn. Bên cạnh đó nó còn có chức năng nhảy từ Heading này sang Heading khác hỗ trợ điều hướng người đọc tốt hơn.

    Viết bài chuẩn seo giống như viết một cuốn sách, nếu không có các đầu mục, người đọc sẽ không biết mình đang ở đâu.

    Tăng sức mạnh cho SEO

    Sử dụng các thẻ Heading chứa từ khóa liên quan giúp website ranking nhiều từ khóa trong 1 bài viết.

    Không chỉ có case study của Matt, mà những case study của team SEOSONA cũng áp dụng tối ưu heading để ranking hàng trăm từ khoá thành công.

    Điển hình như hình dưới đây.

    Bài viết tối ưu heading lên top 0
    Bài viết tối ưu heading lên top 0

    Tôi biết bạn cũng muốn website của mình ranking tốt. Đọc ngay hướng dẫn tối ưu heading dưới đây!

    Cách tối ưu Heading hiệu quả trong SEO

    Đầu tiên bạn cần hiểu cách bố trí về các heading như sau:

    • H1: Tiêu đề chính của bài viết
    • H2: Các ý chính của bài viết
    • H3: Các ý phụ của các ý chính
    • H4: Các ý chi tiết của các ý phụ
    • H5: Các ý chi tiết hơn của các ý chi tiết
    • H6: Các ý chi tiết nhất của các ý chi tiết
    cách tối ưu Heading trong SEO
    Cách tối ưu Heading trong SEO

     

    Thông thường, chúng ta sẽ tập trung tối ưu H1 H2 H3, sau đó nếu có thêm các chi tiết hơn thì mới bắt đầu tạo các thẻ H4 H5 H6.

    Vậy bây giờ ta đi vào chi tiết cách tối ưu từng Heading được rồi.

    Tôi sẽ lấy ví dụ xuyên suốt dựa trên chính bài viết “SEO Specialist là gì? Bí quyết trở thành SEO Specialist

    Cách tối ưu thẻ H1

    • Chỉ sử dụng một thẻ H1 trên mỗi trang: Thẻ H1 có vai trò quan trọng trong việc xác định chủ đề chính của bài viết, vì vậy chỉ nên sử dụng một thẻ H1 trên mỗi trang để tránh gây nhầm lẫn cho người đọc và công cụ tìm kiếm.
    • Sử dụng từ khóa chính trong thẻ H1: Bạn nên sử dụng từ khóa chính trong thẻ H1 để giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung bài viết và xếp hạng bài viết của bạn cao hơn cho các truy vấn liên quan đến từ khóa đó.
    • Giữ thẻ H1 ngắn gọn và súc tích: chỉ bao gồm một vài từ hoặc cụm từ để người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung chính của bài viết.
    • Có sự liên kết thẻ H1 với thẻ tiêu đề: Thẻ H1 nên giống hoặc hơi khác so với thẻ tiêu đề (thứ người dùng nhìn thấy trong kết quả tìm kiếm). Giúp bạn tránh nhầm lẫn và cải thiện trải nghiệm người dùng.
    Cách tối ưu heading 1
    Cách tối ưu Heading 1

    Cách tối ưu thẻ H2

    • In đậm và chèn kèm thêm LSI keywords, các từ khoá phụ
    • Phải có từ 2 thẻ H2 trở lên để đảm bảo tính logic cho bài viết
    Cách tối ưu Heading 2
    Cách tối ưu Heading 2

    Cách tối ưu thẻ H3, H4, H5, H6

    • Sử dụng các thẻ heading có thứ tự hợp lý: Thẻ H3 là con của H2, tương tự thẻ H4 là con của thẻ H3, v.v
    • Không lạm dụng thẻ heading: Chỉ khi cần thiết và nội dung được bao hàm nhau thì mới cần sử dụng thẻ Heading
    • Các thẻ H3, H4, H5, H6 nên được in đậm và thêm các từ khoá phụ một cách hợp lý
    Tối ưu Heading SEO
    Tối ưu Heading SEO

    Câu hỏi thường gặp

    Kiểm tra Heading của bài viết bằng cách nào?

    Có 2 cách:

    • Vào mã nguồn trang, [Ctrl + F] với nội dung </h1>
    • Sử dụng các plugins như: Seoquake, Heading map, Web Developer

    Một số mẫu đặt Heading có thể tham khảo?

    3 mẫu đặt Heading hấp dẫn bạn nên tham khảo:

    1/ Question headings (Tiêu đề câu hỏi)

    Tiêu đề câu hỏi là một cách tốt để tạo sự tương tác với độc giả. Sử dụng câu hỏi mà người đọc có thể đặt cho bản thân họ và sau đó trả lời trong nội dung của bạn. 

    Ví dụ: “Làm thế nào để tối ưu hóa tiêu đề cho SEO?”

    2/ Statement headings (Tiêu đề tuyên bố)

    Tiêu đề tuyên bố là một cách để bạn trình bày thông tin một cách rõ ràng và tự tin. Sử dụng câu tuyên bố mạnh mẽ hoặc tóm tắt nội dung quan trọng. 

    Ví dụ: “5 Cách Tối ưu hóa Tiêu Đề Cho Tăng Hiệu Suất SEO.”

    3/ Topic Heading (Tiêu đề chủ đề)

    Tiêu đề chủ đề giúp bạn chỉ định chính xác chủ đề của phần nội dung. Điều này giúp người đọc dễ dàng hiểu về nội dung cụ thể mà họ sẽ tìm thấy. 

    Kết luận

    Team SEOSONA luôn cố gắng cung cấp nhiều nội dung hữu ích cho anh em Newbie và những kiến thức nâng cao, update liên tục để theo kịp Google.

    Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về heading và áp dụng nó vào dự án SEO của mình.

    Để bắt đầu, bạn nên tập trung vào việc sử dụng các loại heading chính và sử dụng từ khóa liên quan trong tiêu đề của mình.

    Chúc bạn thành công!

    Ngoài ra, Seosona có cung cấp khóa học SEO và các dịch vụ google marketing như google ads, dịch vụ seo web trọn gói, nếu bạn có nhu cầu hãy liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí nhé

    Có thể bạn quan tâm:

    Khám phá nhiều chủ đề khác

    5 1 đánh giá
    Đánh giá bài viết
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest

    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận