Cập nhật lần cuối: 15/11/2024.
Bạn muốn thu hút mọi người nhấp vào trang web của bạn?
Trên thực tế, có nhiều yếu tố để thu hút người dùng, trong đó Meta Description là một điển hình. Đó là ấn tượng đầu tiên khi người dùng nhìn thấy trang web của bạn trên trang kết quả tìm kiếm.
Một thẻ Meta description tốt sẽ thu hút sự quan tâm của người tìm kiếm và nhấp chuột vào kết quả của bạn.
Vì vậy với bài viết này, tôi sẽ chia sẻ những kinh nghiệm của mình trong viết thẻ Meta Description đến với các bạn.
Giờ! Hãy cùng mình tìm hiểu nhé.
Tổng quan về Meta Description
Trước khi tìm hiểu cách viết Meta Description, chúng ta bắt đầu với khái niệm về thẻ meta Description và tầm quan trọng của nó để các bạn hiểu rõ hơn về Meta Description.
Thẻ Meta là gì?
Thẻ meta hay meta tag là đoạn văn bản mô tả phần tiêu đề của một trang. Thẻ này giúp cho tiêu đề của trang được hiển thị đầy đủ trên các kết quả tìm kiếm.
Ngoài ra, thẻ còn giúp các công cụ tìm kiếm nhận biết được trang web của bạn đang nói về cái gì.
Số lượng thẻ meta rất nhiều, mỗi thẻ có các chức năng khác nhau. Chúng ta có thể kể đến một vài thẻ như Meta title, meta description…..
Thẻ Meta Description là gì?
Thẻ Meta Description là một thẻ HTML được sử dụng để mô tả nội dung của một trang web. Thẻ này được sử dụng bởi các công cụ tìm kiếm để hiển thị bản tóm tắt nội dung của trang web trong kết quả tìm kiếm.
Ví dụ: khi bạn tìm kiếm google ấm siêu tốc,google sẽ trả kết quả tìm kiếm như hình dưới. Phần chữ xuất hiện dưới tiêu đề màu xanh chính là meta description
Meta description được hiển thị như một thông điệp bạn muốn truyền tải với khách hàng: ” Giữa vô số trang, đây là trang truyền tải đáp ứng đúng mục đích tìm kiếm của bạn”
Tại sao nên viết thẻ Meta Description
Mục đích của mô tả meta rất đơn giản: nó cần khiến ai đó đang tìm kiếm bằng cụm từ tìm kiếm trên Google nhấp vào liên kết của bạn. Nói cách khác, mô tả meta ở đó để tạo ra số lần nhấp qua từ các công cụ tìm kiếm.
Các công cụ tìm kiếm cho biết không có lợi ích SEO trực tiếp nào từ mô tả meta – họ không sử dụng nó trong thuật toán xếp hạng của mình.
Nhưng có một lợi ích gián tiếp: Google sử dụng tỷ lệ nhấp (CTR) để xác định xem bạn có phải là kết quả tốt hay không.
Nếu có nhiều người nhấp vào kết quả của bạn hơn, Google sẽ coi bạn là một kết quả tốt và sẽ – dựa trên vị trí của bạn – đưa bạn lên thứ hạng cao hơn.
Đây là lý do tại sao việc tối ưu hóa mô tả meta của bạn là quan trọng, cũng như việc tối ưu hóa tiêu đề của bạn .
Rất tiếc, không có gì đảm bảo rằng Google sẽ hiển thị mô tả mà bạn đã viết.
Theo một nghiên cứu được thực hiện ở ahrefs vào năm 2020, khi nghiên cứu top 10 của 20.000 từ khóa, google dùng 62,78% để viết lại thẻ Meta Description và chỉ sử dụng 37,22% thẻ Meta Description do con người viết ra.
Và nếu bạn viết tốt thẻ Meta Description sẽ giúp tăng 0.5% số lượng người nhấp chuột vào web.
Ví dụ: nếu trang web của bạn có 50.000 lần hiển thị mỗi tháng, thì trung bình google sẽ hiển thị 18.500 lần ( 50.000 * 37.22%) đoạn meta description do chúng ta viết ra.
Giả sử số lần nhấp chuột trung bình là 700, khi đoạn văn meta description của bạn tốt. Số lần nhấp chuột sẽ tăng lên 800 tức là thêm 100 lần lượt nhấp.
Tóm lại, nếu bạn viết Meta description bài viết của bạn sẽ có cơ hội hiển thị trên kết quả tìm kiếm nhiều hơn.
10 Cách viết Meta Description chuẩn seo
Qua phần tìm hiểu trên, chắc chắn rằng bạn cũng hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của meta description. Vậy viết thẻ meta description như thế nào được gọi là tốt?
Trong hướng dẫn viết bài chuẩn seo, mình luôn đề cập đến 10 bước để thẻ meta description chuẩn seo cho các bạn mới bắt đầu.
Nghiên cứu đối thủ
Khi bắt đầu viết nội dung, hãy nghiên cứu kỹ lưỡng về cách các đối thủ viết meta description của họ, bao gồm văn phong, cách sử dụng từ khóa, điểm nổi bật trên phần mô tả của họ…
Vì các trang web này đã được index và thu hút được người đọc, nên đây một tips để bạn có thể cải thiện meta description phù hợp user và google bot hơn.
Ví dụ: Khi viết về “Top các công ty SEO uy tín tại Việt Nam”, bạn nên tìm kiếm từ khóa này trên công cụ tìm kiếm và phân tích meta description của top 10 đối thủ.
Lưu ý:
- Tập trung vào vị trí và cách sử dụng từ khóa chính của đối thủ cạnh tranh
- Tối ưu hóa nội dung của bạn dựa trên những quan sát này.
- Google cá nhân hóa kết quả tìm kiếm dựa trên vị trí và lịch sử duyệt web. Bạn nên sử dụng chế độ ẩn danh khi nghiên cứu đối thủ để nhận kết quả tìm kiếm chính xác hơn.
Giữ mô tả ngắn gọn
Về mặt kỹ thuật, thẻ mô tả meta có thể có độ dài bất kỳ, nhưng Google thường cắt ngắn các đoạn mã còn ~155-160 ký tự đối với giao diện máy tính và 120 kí tự đối với giao diện di động.
Ví dụ về trang web Seosona, đây là đoạn Meta Description có độ dài vừa đủ và không bị Google cắt ngắn kí tự.
Mục tiêu khi viết meta description là tạo nội dung ngắn gọn nhưng rõ ràng, thu hút người dùng nhấp vào.
Ban đầu, bạn nên viết tự nhiên mà không quan tâm đến độ dài, sau đó chỉnh sửa để làm gọn và hãy xin ý kiến từ những người có kinh nghiệm.
Chứa cụm từ khóa tập trung
Trong SEO, từ khóa đóng vai trò trung tâm, xuất hiện từ tiêu đề, nội dung cho đến thẻ meta description.
Để tối ưu hóa hiệu quả, thẻ meta description nên chứa các từ khóa có mức độ tìm kiếm cao và phản ánh chính xác ý định của người dùng.
Bạn có thể dùng công cụ nghiên cứu từ khóa Keyword Planner để kiểm tra và xác định volume từ khóa.
Khi thẻ meta description có từ ngữ trùng với từ khóa người dùng tìm kiếm, google sẽ in đậm làm nổi bật lên trên kết quả tìm kiếm.
Ví dụ bạn tìm kiếm công ty Seosona, Google sẽ trả kết quả tìm kiếm về cho bạn như sau:
Phần chữ Seosona bạn tìm kiếm sẽ được in đậm ở dưới thẻ mô tả meta description.
Mô tả cần phù hợp với từng mục đích cụ thể
Mục đích cụ thể ở đây chính là lý do đằng sau khi người dùng tìm kiếm. Ví dụ bạn tìm kiếm thuê xe 9 chỗ sài gòn, nhưng ý định của bạn là muốn tham khảo giá thuê xe để đi tỉnh ăn tiệc chẳng hạn.
Để tìm ý định tìm kiếm của người dùng. Bạn có thể trả lời các câu hỏi như:
- Khách hàng đang cần gì?
- Họ có muốn mua sản phẩm hay dịch vụ gì không?
- Tại sao họ phải chọn sản phẩm/dịch vụ của bạn?
- Bài viết/ sản phẩm/ dịch vụ của bạn có giải quyết được vấn đề của họ không?
- Người dùng sẽ nhận được LỢI ÍCH gì khi nhấp chuột vào bài viết của bạn?
Ví dụ: Người dùng tìm kiếm “iphone 15”, đoạn mô tả của bạn có thể viết như sau: “ Mua iPhone 15 (Plus/Pro/Pro Max) đầy đủ phiên bản 128GB, 256GB, 512GB, 1TB và màu sắc: Titan tự nhiên, trắng, đen, xanh, vàng, hồng. Xem ngay! “
Tuy nhiên đừng quá rập khuôn, thẻ mô tả sẽ khác nhau tùy thuộc vào từ khóa người dùng tìm kiếm và ngành nghề bạn viết.
Bạn có thể viết bài để trả lời câu hỏi, đề cập giải pháp thách thức hay là bán sản phẩm của mình trên trang web.
Ví dụ khi bạn tìm kiếm 2 từ khóa về bánh trung thu, phần mô tả khi bạn bán sản phẩm nó sẽ tập trung vào hương vị, giá cả của bánh. Nó khác hoàn toàn với thẻ mô tả của bài viết cung cấp thông tin.
Phù hợp với nội dung của trang
Thẻ mô tả là phần tóm tắt, mô tả nội dung của bài viết. Do đó, việc mô tả phải chính xác, trùng khớp với nội dung trang là điều cần thiết.
Meta description không chính xác có thể làm tăng tỷ lệ thoát trang của người dùng, ảnh hưởng đến hiệu quả SEO.
Ví dụ: trang của bạn hướng tới cung cấp thông tin về Seo, bạn viết các bài về Seo nhưng thẻ mô tả lại đề cập đến chạy Facebook ads. Điều này khiến người dùng thoát ra ngay sau khi vào web.
Ngoài tóm tắt nội dung bài viết, bạn có thể liệt kê thêm các yếu tố khác liên quan đến tiêu đề, biến chúng thành điểm khác biệt của bạn ở trong thẻ meta description.
Sử dụng từ ngữ tích cực và biến nó thành hành động
Khi viết content SEO ngoại trừ tránh những từ ngữ bị cấm trên các nền tảng tìm kiếm chúng ta cũng cần dùng những từ ngữ tích cực để tạo cảm giác thoải mái cho người dùng.
Các công cụ tìm kiếm thực chất luôn hướng tới trải nghiệm người dùng, khi bạn sử dụng các từ ngữ tích cực bài viết sẽ đem lại trải nhiệm người dùng tốt hơn.
Thêm vào đó, hãy sử dụng các lời kêu gọi hành động như “Mua ngay” hoặc “đăng kí ngay” để khích lệ người đọc tương tác với trang web của bạn.
Hiển thị thông số kỹ thuật khi cần thiết
Ví dụ khi bạn đi xin việc, nhà tuyển dụng sẽ để ý đến kết quả bạn đạt được ở công ty cũ và kết quả này cần có số liệu cụ thể chẳng hạn bạn xây kênh TikTok cho công ty cũ đã đạt được 20k follow trong 2 tháng.
Thẻ meta Description cũng vậy, nếu bạn có số liệu thống kê cụ thể sẽ khiến người đọc tin tưởng vào bài viết của bạn và tăng lượt click chuột vào bài viết:
Ví dụ chiến dịch marketing đi để trở về của bitis hunter, thẻ Meta Description đều có đưa ra số liệu, khiến bài viết trở nên tin cậy hơn.
Phong cách độc đáo với thương hiệu
Mỗi một trang web sẽ có một phong cách riêng, phong cách là một trong các yếu tố gây ấn tượng đến với người đọc.
Bạn sẽ không thể nào sử dụng giọng điệu nghiêm trang ở trang web cung cấp thông tin chính phủ vào trong bài viết giải trí của giới trẻ được đúng không nào.
Ví dụ trang web Seosona: các bài viết chủ yếu theo phong cách chia sẻ kinh nghiệm của mình đến với các bạn
Tránh mô tả trùng lặp
Khi viết thẻ meta description, hãy tránh lặp từ và câu với chỉ khoảng 150-160 kí tự, mỗi từ cần được chọn lựa cẩn thận để thu hút người đọc mà không gây nhàm chán.
Đồng thời, tránh viết nội dung trùng lặp với các trang web khác hoặc các bài viết trên chính trang web của bạn. Mỗi bài viết nên mang thông tin độc đáo và phong cách riêng.
Người dùng không thích nội dung sao chép và google cũng vậy, điều này có thể ảnh hưởng đến thứ hạng và lượt hiển thị của trang.
Do đó, để tránh lặp nội dung bạn nên hệ thống lại từ khóa của bài viết, xác định những gì cần được đưa vào và những yếu tố nổi bật so với các bài khác
Tối ưu hóa sau khi viết
Thẻ meta description hiệu quả nhất nên tóm tắt nội dung trang một cách rõ ràng và dễ hiểu, thuyết phục người đọc rằng bằng một cú click, họ sẽ tìm thấy giải pháp cho vấn đề của mình.
Sau khi viết xong, trước khi đăng bài bạn cần rà soát lại một lần nữa từ khóa.
Ngoài ra trong khi đăng bạn có thể thêm dữ liệu có cấu trúc như xếp hạng sao, xếp hạng khách hàng, thông tin sản phẩm,…
Ngoài ra bạn cần lưu ý khi đăng bài
- Kiểm tra giao diện trên các thiết bị di động xem có bị cắt chữ hay không
- Sau một khoảng thời gian bạn cần cập nhập bài viết và thAẻ meta description để nội dung không bị quá cũ.
Lưu ý khi viết mô tả Meta Description
Một số lưu ý khi viết thẻ meta description bạn cần nắm
Đừng nhồi nhét từ khóa
Thẻ meta description nên chứa từ khóa để thu hút đối tượng mục tiêu, nhưng quan trọng là bạn đang viết cho người đọc, không phải cho công cụ tìm kiếm.
Từ khóa chỉ giúp cho trang web của bạn hướng đúng đến đối tượng mục tiêu chứ không giữ người dùng ở lại trang web của bạn.
Viết hoa chữ cái đầu
Viết hoa chữ cái đầu trong thẻ Meta giúp làm nổi bật thẻ này, thu hút sự chú ý của người dùng hơn.
Đừng viết quá ngắn
Không viết quá dài nhưng đừng viết quá ngắn. Để tránh gây nhầm lẫn cho người dùng và tránh bị công cụ tìm kiếm xem xét là nội dung không đủ thông tin.
Thêm thời gian
Trong thời đại công nghệ này, người dùng thường không quan tâm đến nội dung lạc hậu,ngoại trừ các trang báo hay website học thuật.
Thời gian quá cũ sẽ khiến họ cảm giác bài viết này đã lỗi thời và không cần để ý đến nó.
Vì vậy khi viết chúng ta có thể thêm thời gian vào tiêu đề hoặc mô tả để những bài viết trở nên mới hơn trong mắt người dùng.
Một vài từ về mặt thời gian chúng tôi hay dùng đó là “mới nhất: hoặc năm hiện tại – “năm 2023”
Không sử dụng các kí tự đặc biệt
Bất kỳ dấu ngoặc kép nào được sử dụng trong mô tả meta, Google sẽ cắt bỏ đoạn mô tả ở dấu ngoặc kép khi nó xuất hiện trên SERP
Chúng ta vẫn chỉ nên sử dụng các kí tự thường dùng như: chữ, số, dấu chấm, phẩy và gạch ngang.
Ví dụ về Meta Description
Mình có tìm kiếm và phân tích ví dụ như sau:
Về thẻ Meta description tốt chuẩn SEO
Ví dụ bạn muốn điều trị rụng tóc, bạn tìm kiếm google và ra kết quả bài viết này. Theo bạn bạn có nhấp chuột vào bài viết hay không?
Chưa biết nội dung bài viết như thế nào, nhưng mình sẽ liệt kê ra 3 lý do thẻ meta description tốt:
- Nỗi đau của người dùng: thẻ meta đề cập đến nỗi đau của người bị rụng tóc, đã khám, đã uống thuốc nhưng không khỏi.
- Kí tự ngắn, khoảng 28 từ và 94 kí tự.
- Đặt câu hỏi khiến người dùng tò mò: thêm câu hỏi cuối câu khiến người dùng tò mò muốn tìm hiểu thêm và click chuột vào bài viết của bạn.
Về thẻ Meta description tốt chưa chuẩn SEO
Chúng ta lấy lại ví dụ trên về vấn đề điều trị rụng tóc để có cái nhìn tổng quan hơn.
Tại sao thẻ trên chưa chuẩn SEO mặc dù kí tự rất ngắn?
Thẻ trên đang không đúng với mong muốn của khách hàng. Không nêu ra nguyên nhân kết quả mà nêu ra thành phần thuốc nhưng người viết web quên mất đối tượng người dùng họ hướng tới.
Người dùng không có học y? vậy làm sao họ biết những thành phần đó tốt hay không tốt với họ.
Web cũng không có những từ ngữ kích thích hành động vì vậy khách hàng sẽ thường bỏ qua trang web.
Công cụ kiểm tra Meta Description
Đối với các công cụ để kiểm tra Meta Description, tôi hay sử dụng SEOQUAKE cho các website trên google. Vì vậy, ở phần này tôi sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng seoquake nhé:
Đầu tiên bạn hãy tìm kiếm từ khóa “ seoquake” và click vào trang google.com
Nhấp “ thêm vào chrome”
Sau đó bạn có thể kiểm tra thẻ meta description của bất kì website nào kể cả đối thủ.
Ví dụ tôi tìm kiếm nơi sửa máy lạnh
Bấm vào trang chọn tiện ích SEOquake như hình
Chọn vaò mũi tên trên góc phải màn hình
Công cụ sẽ cho ra 3 kết quả đã kiểm tra được là tốt, lỗi và cần cải thiện. Bên cạnh đó, có đề xuất một vài tips giúp cải thiện, tối ưu tốt hơn.
Ngoài meta description, seoquake có thể kiểm tra thêm URL, tiêu đề, nội dung,…
Ngoài ra các bạn có thể sử dụng thêm vài công cụ kiểm tra như Totheweb, On page seo checker, site audit,…
Thêm thẻ Meta Description vào WordPress
WordPress (hay còn gọi là CMS – Content management systems) là một công cụ để thiết kế một trang website hay blog sau đó xuất bản trang website đó trên internet.
Thẻ Meta Description thường không xuất hiện trực tiếp trên trang web. Vì vậy chúng ta cần phải nhập chúng vào WordPress.
Bước 1: Đăng nhập vào trình chỉnh sửa WordPress và chọn mục Viết bài mới như bình thường
Bước 2: Thêm bài viết và cuộn xuống dưới chọn edit snippet
Bước 3: Bạn điền nội dung thẻ mô tả vào ô “Thẻ mô tả” được khoanh đỏ ở hình dưới.
Rất đơn giản đúng không! Bạn có thể thực hành ngay lập tức nhé!
Phải làm gì nếu bạn cần viết Meta Description cho nhiều trang
Sau khi đọc nội dung này, bạn có cảm thấy cần phải thay đổi tất cả các mô tả meta của mình không? Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu? Google có lời khuyên cho bạn:
“Nếu bạn không có thời gian tạo mô tả cho từng trang, hãy cố gắng ưu tiên nội dung của bạn. Ít nhất, hãy tạo mô tả cho các URL quan trọng như trang chủ và các trang phổ biến của bạn. “
Bạn có thể kiểm tra xem trang nào của bạn được xếp hạng cao nhất bằng Google Search Console. Từ đó, bạn có thể tối ưu hóa mô tả meta của mình cho phù hợp lịch trình của mình.
Điều này cho phép bạn tăng tốc quá trình này mà không phải lo lắng trùng lặp thẻ Meta description giữa các bài viết.
Kết Luận
Trên đây là những kiến thức mình đúc kết ra được trong quá trình viết bài chia sẻ trên website Seosona.com và một vài dự án khác
Qua bài viết hy vọng bạn hiểu thêm về thẻ meta description và tối ưu cho các bài viết của mình.
Chúc bạn thành công!
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp về dịch vụ seo tổng thể hoặc khóa học nền tảng làm SEO, Seosona hân hạnh đồng hành cùng bạn.
Xem thêm: