sitemap là gì hướng dẫn chi tiết

Sitemap là gì? Cách tạo và khai báo Google dễ dàng nhất

  • Cập nhật lần cuối: 21/11/2024.

    Sitemap là gì? Bạn là một SEOer chân chính chắc hẳn đã nghe về khái niệm này rất nhiều rồi. Nó là phần quan trọng không thể thiếu để tối ưu hóa Technical SEO trên bất kỳ website nào.

    Tận dụng được sức mạnh của Sitemap sẽ giúp chiến lược SEO của bạn X2 hiệu quả. Với kinh nghiệm hơn 300 dự án SEO thành công, tôi sẽ giúp bạn hiểu được Sitemap là gì? Cách tạo và khai báo cho Google một cách dễ dàng nhất nhé!

    Bạn đọc đã có tìm hiểu qua về sitemap, bấm vào đây để đến ngay với hướng dẫn tạo sitemap của tôi!

    Trước tiên hãy bắt đầu tìm hiểu khái nhiệm về sitemap.

    Sitemap là gì?

    Sitemap (sơ đồ website) là một tập tin chứa những danh sách tất cả url các trang web, video hay các tệp khác trên website của bạn, cùng với thông tin về cấu trúc và mối quan hệ giữa chúng.

    Mục đích của sitemap là giúp các công cụ tìm kiếm như Google, Bing hay Yaho có thể dễ dàng hiểu và thu thập dữ liệu trên website, từ đó giúp website của bạn được index nhanh chóng và hiệu quả hơn.

    sitemap là gì?
    Sitemap là gì?

    Sitemap có thể được xem là bản đồ chỉ dẫn để Googlebot và người dùng dễ dàng thăm quan hết website của bạn.

    Tóm lại, Sitemap giúp Googlebot biết chính xác các trang web nào cần lập chỉ mục. Điều này giúp Googlebot tìm kiếm và lập chỉ mục trang web của bạn nhanh hơn, giúp bạn xếp hạng tốt hơn trên SERP.

    Ví dụ: Nếu bạn có một website bán hàng với hơn 1.000 trang, nếu không có sitemap, Googlebot sẽ mất rất nhiều thời gian để quét hết các trang.

    Các loại Sitemap

    Thông thường bạn có thể chỉ nghe nói đến 1 loại sitemap là XML, nhưng trên thực tế có 2 loại sitemap chính là:

    • HTML sitemap
    • XML sitemap

    HTML sitemap: sitemap dành cho người dùng

    HTML Sitemap là trang sơ đồ website được xây dựng bằng mã HTML giúp cho người dùng dễ tiếp cận mục họ đang tìm hơn.

    HTML Sitemap nên được đặt ở phần Footer để người dùng dễ tìm thấy nhất. Tuy nhiên, hiện nay HTML Sitemap không thực sự còn phổ biến tại Việt Nam.

    Dưới đây là ví dụ HTML Sitemap của H&M Group, một trang web nổi tiếng ở nước ngoài

    ví dụ về HTML Sitemap
    ví dụ về HTML Sitemap dành cho người dùng

    Như bạn có thể thấy, đó là một trang tiêu chuẩn với các liên kết đến các trang khác được tổ chức theo cấp độ phân cấp.

    Sơ đồ trang HTML có thể cải thiện liên kết nội bộ của bạn và cung cấp một lớp điều hướng khác cho các trang web phức tạp với nhiều trang.

    XML sitemap: sitemap dành cho công cụ tìm kiếm

    Một tệp XML sitemap thường bao gồm danh sách các URL của các trang web trong trang web của bạn, cùng với các thông tin bổ sung như tần suất cập nhật, ưu tiên (độ ưu tiên so với các trang khác trên trang web), và thậm chí ngày thay đổi gần đây nhất của từng trang. 

    ví dụ về xml sitemap
    Ví dụ về tệp XML sitemap

    Sau đây là một vài loại sitemap chính bạn nên biết:

    • Sitemap.xml: là sitemap chứ tất cả các dạng sitemaps trên website của bạn. 
    • Sitemap Video: Sử dụng đặc biệt để giúp Google hiểu nội dung video trên trang web của bạn.
    • Sitemap Tin tức: Hỗ trợ Google tìm nội dung trên các trang web được phê duyệt cho Google Tin tức.
    • Sitemap Hình ảnh: Giúp Google tìm tất cả các hình ảnh được lưu trữ trên trang web của bạn.

    Ngoài ra còn có các loại Sitemap như: Mobile Sitemap, Sitemap-articles.xml, Sitemap Index, Sitemap-category.xml, Sitemap-products.xml, Sitemap-tags.xml,..

    Tại sao Sitemap lại quan trọng đối với SEO?

    Nếu Google hiểu biết tốt hơn về trang web của bạn, thì sẽ có thể đánh giá trang web của bạn một cách chính xác hơn. Điều này sẽ giúp bạn xếp hạng tốt hơn cho các từ khóa mục tiêu của mình và thu hút nhiều lượt truy cập hơn.

    Dưới đây là một cái nhìn sâu hơn về các lợi ích của việc có một sitemap:

    • Giúp Googlebot tìm thấy tất cả các trang web của bạn: Sitemap giúp Googlebot biết chính xác các trang web nào cần lập chỉ mục. Điều này giúp Googlebot Crawl và lập chỉ mục trang web của bạn nhanh hơn, giúp bạn xếp hạng tốt hơn trên SERP.

    Ví dụ: Nếu bạn có một website bán hàng với hơn 1.000 trang, nếu không có sitemap, Googlebot sẽ mất rất nhiều thời gian để quét hết các trang. Điều này có thể khiến một số trang web của bạn không được lập chỉ mục, khiến bạn mất đi cơ hội xếp hạng cao trên SERP.

    • Giúp Googlebot hiểu rõ hơn về trang web của bạn: Sitemap giúp Googlebot biết các trang quan trọng trên trang web của bạn là gì. Điều này giúp Googlebot ưu tiên lập chỉ mục các trang này, giúp chúng hiển thị ở vị trí cao hơn trên SERP.

    Ví dụ: Nếu bạn có một website về du lịch, bạn nên tạo một trang web về các điểm du lịch nổi tiếng ở Việt Nam. Bạn nên thêm trang web này vào sitemap của mình để Googlebot biết đây là một trang web quan trọng.

    • Giúp Googlebot tránh lập chỉ mục các trang không mong muốn: Sitemap giúp Googlebot xác định các trang trùng lặp trên trang web của bạn. Điều này giúp Googlebot chỉ lập chỉ mục một trang duy nhất cho mỗi nội dung.

    Ví dụ: Nếu bạn có một website bán hàng, bạn có thể tạo một trang web về sản phẩm A. Bạn cũng có thể tạo một trang web khác về sản phẩm A, nhưng với một số thông tin khác. Bạn nên thêm cả hai trang web này vào sitemap của mình để Googlebot biết chỉ cần lập chỉ mục một trang là đủ.

    Website của bạn thực rất cần sitemap trong các trường hợp sau:

    • Website vừa mới tạo
    • Website bị chậm index
    • Website có nhiều hơn 500 URLs
    • Website bị thiếu link nội bộ, có nhiều orphan page (trang không được liên kết từ trang nào khác trên website)

    ….

    Google có thông tin rằng:

    “Thường thì chỉ cần các trang trên trang web của bạn được liên kết đúng cách, Google có thể phát hiện phần lớn nội dung trên trang web đó. Liên kết đúng cách nghĩa là tất cả các trang mà bạn cho là quan trọng đều có thể truy cập được qua một hình thức điều hướng nào đó (có thể qua trình đơn của trang web hoặc đường liên kết bạn đặt trên trang). Dù vậy, sơ đồ trang web có thể cải thiện hoạt động thu thập dữ liệu trên những trang web lớn hơn hoặc phức tạp hơn, hoặc trên những tệp có mức độ chuyên biệt cao hơn.”

    Nhưng với kinh nghiệm triển khai thành công hơn 300 dự án, tôi nhận thấy việc có sitemap thực sự có ích cho chiến lược SEO website của bạn. Một vài trường hợp ví dụ như:

    • Website của bạn có hơn 4000 pages, Google sẽ gặp rất nhiều khó khăn để quét hết các trang và lập chỉ mục. Sitemaps bây giờ sẽ là bản đồ hướng dẫn đường đi cho Google bot đọc website của bạn.
    • Website của bạn bán tranh nghệ thuật, cần SEO hình ảnh và video để tiếp cận được khách hàng, nếu không có sitemaps, Google bot sẽ không hiểu được ảnh và video của bạn thuộc dạng nội dung nào?

    Nhìn chung, sitemap là một công cụ SEO hữu ích có thể giúp cải thiện hoạt động thu thập dữ liệu của Googlebot. Bạn nên tạo sitemap cho trang web của mình, ngay cả khi trang web của bạn không thuộc các trường hợp cần thiết.

    Cách kiểm tra website đã có sitemap hay chưa?

    Kiểm tra sitemap bằng công cụ SEOQUAKE

    Đây là cách hay giúp bạn không chỉ kiểm tra sitemap của website mình mà còn có thể kiểm tra sitemap của website đối thủ và các chỉ số trên trang.

    Bước 1: Cài đặt SEOQUAKE extension trên google chrome theo link này.

    Bước 2: Vào website cần kiểm tra, bấm vào biểu tượng SEOquake bên cạnh icon tiện ích mở rộng

    icon seoquake trên google chrome
    Icon seoquake trên google chrome

    Bước 3: Bấm chọn DIAGNOSIS

    hướng dẫn dùng seoquake
    Hướng dẫn dùng seoquake

    Bước 4: Màn hình của bạn sẽ hiển thị tab mới, kéo xuống phía dưới đến hàng XML sitemap và kiểm tra

    xem xml sitemap bằng seoquake
    Xem XML Sitemap bằng Seoquake
    • Tick xanh như hình là website của bạn đã có sitemap, bạn có thể copy đường dẫn này và kiểm tra sitemap của mình
    • Nếu như dấu X đỏ thì website của bạn chưa có sitemap

    Kiểm tra sitemap bằng công cụ Google Search Console

    Nếu bạn có quyền truy cập vào Google Search Console của một trang web, có khả năng rằng sitemap đã được khai báo ở đó.

    Truy cập vào báo cáo “Sitemaps” trong phần “Indexing” của menu bên trái.

    xem sitemap trong google search console
    xem Sitemap trong Google Search Console

    Ở đây, bạn sẽ thấy một phần gọi là “Sitemap đã khai báo” Nếu có ai đó đã đệ trình một sitemap XML trước đó, bạn sẽ thấy URL của nó trong danh sách.

    sitemap đã khai báo thành công
    Sitemap đã khai báo thành công

    Lưu ý: Đừng lo lắng nếu như bạn chưa thấy sitemap được gửi hay gửi thất bại, chúng tôi sẽ nói về việc gửi sitemap vào Google Search Console sau trong hướng dẫn này. 

    Hướng dẫn tạo HTML Sitemap cho website

    Bạn có thể bỏ qua phần này nếu như ở cuối trang web của bạn đã có sẵn HTML Sitemap như ảnh bên dưới.

    ví dụ về html sitemap
    ví dụ về html sitemap

    Để tạo một trang HTML sitemap cho trang web của bạn, bạn có thể tham khảo các cách tạo sau đây.

    Tạo HTML sitemap thủ công

    Bước 1: Chuẩn bị danh sách các trang cần bao gồm trong HTML sitemap

    Trước hết, bạn cần xác định danh sách các trang trên trang web của bạn mà bạn muốn bao gồm trong sitemap. Đảm bảo danh sách này đã được sắp xếp một cách hợp lý và theo cấu trúc của trang web.

    Bước 2: Tạo một trang HTML mới:

    Tạo một trang HTML mới trên trang web của bạn để chứa sitemap. Bạn có thể đặt tên trang này là “sitemap.html” hoặc bất kỳ tên nào bạn muốn.

    Bước 3: Sử dụng mã HTML để tạo sitemap:

    Dưới đây là một ví dụ về mã HTML đơn giản được viết trên ghi chú của tôi:

    tạo mã html sitemap thủ công
    Tạo mã HTML Sitemap thủ công

    Thay thế các mục trong danh sách `<li>` bằng các liên kết thực tế đến các trang trên trang web của bạn.

    Bước 4: Tạo liên kết đến sitemap trên trang web:

    Để người dùng và các công cụ tìm kiếm dễ dàng truy cập sitemap, bạn nên tạo một liên kết từ trang web của bạn đến trang sitemap. Điều này có thể được thực hiện bằng cách thêm một liên kết trong footer hoặc header của trang web, hoặc bất kỳ vị trí nào bạn thấy phù hợp.

    Bước 5: Kiểm tra và cập nhật định kỳ:

    Tạo HTML sitemap cho Website WordPress

    Phía trên là cách tạo HTML sitemap thủ công, nó giúp bạn hiểu được bản chất của việc tạo HTML sitemap và cách Google sẽ đọc sitemap đó của bạn thông qua các câu lệnh.

    Về 1 SEOer có website đang sử dụng WordPress, bạn hãy sử dụng plugin Simple sitemap. Nó sẽ giúp website bạn tạo và thiết kế HTML Sitemap trực tiếp bằng trình soạn thảo mặc định dễ dàng và thuận tiện.

    tạo html sitemap trên web wordpress
    tạo HTML Sitemap trên web WordPress

    Hướng dẫn tạo XML Sitemap cho website

    Hiện tại, có rất nhiều cách để tạo XML sitemap và tôi nghĩ cách tạo của nó cũng vô cùng đơn giản. Tôi sẽ liệt kê cho bạn 3 cách thuận tiện nhất cho bạn để tạo XML sitemap:

    • Tạo XML Sitemap bằng công cụ
    • Tạo XML Sitemap thủ công

    Tạo XML sitemap bằng công cụ:

    Dành cho Website WordPress:

    • Rankmath (hơn 2 triệu lượt cài đặt)
    • Yoast SEO (hơn 5 triệu lượt cài đặt)
    • All in one SEO (hơn 3 triệu lượt cài đặt)  
    • XML Sitemap Generator for Google (hơn 1 triệu lượt cài đặt)
    các công cụ tạo sitemap trên web wordpress
    Các công cụ tạo Sitemap trên web WordPress

    Cả 4 plugin này đều có cách sử dụng gần tương tự nhau và đều miễn phí. Bạn chỉ cài đặt chúng và tìm trong phần cài đặt, mở tạo Sitemap là công cụ sẽ tạo sitemap cho website của bạn.

    Tạo XML sitemap bằng các plugin có ưu điểm là sitemap sẽ được tự động cập nhật (sitemap tự động).

    Vì vậy, mỗi khi bạn thêm một trang mới vào trang web của mình (dù đó là bài đăng blog hay trang sản phẩm thương mại điện tử), một liên kết đến trang đó sẽ được thêm vào tệp bản đồ trang của bạn tự động.

    ví dụ về tạo sitemap bằng rankmath cho seosona.com
    Ví dụ về tạo XML Sitemap bằng Rankmath trên web seosona.com

    Việc sử dụng các plugin mang lại rất nhiều lợi ích và sự tiện lợi cho các SEOer hay các chủ doanh nghiệp không có nhiều chuyên môn về lập trình. Tạo sitemap bằng Yoast SEO hay All in one SEO cũng sẽ tương tự như Rankmath, bạn chỉ cần bật tạo trong phần cài đặt và plugin sẽ làm hết cho bạn.

    Dành cho website không sử dụng WordPress:

    Ngoài ra, bạn có thể sử dụng 2 công cụ SEO miễn phí dưới đây:

    • XML-Sitemaps.com
    • Screaming frog

    Nhược điểm khi sử dụng 2 công cụ này là bản miễn phí giới hạn chỉ 500 URLs và bạn phải biết cách tải sitemap lên trên website. Phần này sẽ đòi hỏi bạn tìm hiểu kĩ hơn hoặc có thể nhờ coder hỗ trợ.

    Tạo XML Sitemap thủ công: 

    Để tạo Sitemap thủ công, bạn cần tuân thủ theo tài liệu của Google, phần này bạn cần phải am hiểu về code và cách thiết lập sitemap. 

    Google chấp nhận các dạng sitemap như: Sơ đồ trang web XML, RSS, mRSS và Atom 1.0, Sơ đồ trang web dạng văn bản.

    tài liệu tạo sitemap của google
    tài liệu tạo sitemap của google

     Lưu ý: Tạo sitemap thủ công sẽ đòi hỏi bạn tạo mới lại mỗi khi website của bạn có thêm trang mới để thêm các liên kết nào vào sitemap.

    Một số nguyên tắc khi tạo sitemap

    Google cung cấp các quy tắc tốt nhất về sơ đồ trang web, nhưng đây là một số nguyên tắc team SEOSONA luôn dựa vào:

    • Chia nhỏ các sơ đồ lớn: Nếu bạn có một danh sách dài các URL, hãy chia sơ đồ của bạn thành nhiều phần và sau đó gửi một tệp chỉ mục sơ đồ (giống như một sơ đồ của các sơ đồ của bạn).
    • Liệt kê chỉ các URL chính: Nếu bạn có các trang trùng lặp hoặc gần như trùng lặp (như đã đề cập ở trên), chỉ liệt kê URL chính trong sơ đồ của bạn mà bạn muốn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm (phiên bản chính). Đối với các phiên bản khác, sử dụng thẻ rel = canonical.
    • Đừng tập trung quá nhiều vào các thẻ ưu tiên: Bạn có thể sử dụng các thẻ ưu tiên trong sơ đồ của mình để chỉ ra các trang quan trọng so với nhau (ví dụ: gán giá trị từ 0,1 đến 1,0), nhưng đây chỉ là sở thích. Vào cuối ngày, Google sẽ thu thập và lập chỉ mục theo các quy tắc của riêng nó.
    • Không bao giờ liệt kê các URL NoIndex của bạn: Sitemap là để cho Google biết các URL nào để thu thập và lập chỉ mục, không phải là để bỏ qua.

    Hướng dẫn gửi Sitemap cho Google

    Như đã nêu ở trên, bây giờ bạn đã có Sitemap cho website của mình, việc tiếp theo tôi sẽ giúp bạn gửi Sitemap cho Google thành công. Tại Việt Nam, các SEOer sẽ kết hợp 2 phương pháp bao gồm: gửi sitemap thông qua “Google Search Console và file Robots.txt”. Tôi cũng sẽ hướng dẫn bạn cả 2 cách này. Bắt đầu thôi!!

    Gửi XML Sitemap thông qua Google Search Console

    Bạn có thể nộp sitemap của mình trong Google Search Console.

    Bước 1: Đăng nhập vào Google Search Console và chọn tài sản.

    (Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy đọc hướng dẫn chi tiết của Google Search Console. Lưu ý hãy chọn tiền tố URL sẽ giúp đơn giản cho quá trình gửi Sitemap)

    Bước 2: Chọn mục Sitemaps (sơ đồ trang web) -> nhập đoạn URL trỏ về sitemap (thường là sitemap.xml) -> Submit (gửi)

     

    gửi xml sitemap thông qua google search console
    Gửi XML Sitemap thông qua Google Search Console

    Bước 3: Sau khi bạn đã nộp sitemap của mình, bạn sẽ nhận được thông báo. Google sẽ đọc sitemap và gửi lại kết quả thông thường từ 7-14 ngày (Google không thông báo thời gian cụ thể)

    Bạn có thể theo dõi tình trạng của sitemap bất cứ khi nào bạn truy cập vào báo cáo. 

    Nếu có thông báo màu xanh “Thành công,” thì bạn đã hoàn tất.

    Nếu có vấn đề với sitemap của bạn, bạn sẽ thấy tình trạng màu đỏ “Không thể truy cập” hoặc “Có lỗi.” Trong trường hợp này, báo cáo sẽ cung cấp một giải thích chi tiết về lý do gặp sự cố và cách bạn có thể sửa chữa nó.

    ví dụ về gửi xml sitemap thành công
    ví dụ về gửi XML Sitemap thành công

    Bạn có thể kiểm tra danh sách đầy đủ các lỗi có thể xảy ra và cách khắc phục chúng trong hướng dẫn của Google về báo cáo “Sitemaps.”

    Gửi XML Sitemaps trong file Robots.txt

    Bạn cũng có thể nộp sitemap bằng cách chèn liên kết sitemap vào tệp robots.txt của bạn.

    Bạn nên kết hợp cả 2 phương pháp để mang lại hiểu quả tối đa và giúp Googlebot đọc website của bạn nhanh hơn.

    gửi sitemap bằng file robottxt
    gửi Sitemap bằng file Robots.txt

    Kết luận

    Sitemap là một phần quan trọng trong SEO. Nó hỗ trợ Google tìm và đọc website của bạn một cách dễ dàng và nhanh chóng. Từ đó tối ưu khả năng hiển thị của website lên SERPs.

    Team SEOSONA luôn cố gắng mang lại dịch vụ SEO cho website tốt nhất cho khách hàng và các kiến thức bổ ích cho bạn đọc. Bài viết là những chia sẻ mà tôi đã nghiên cứu và đúc kết về Sitemaps trong sự nghiệp làm SEO của mình.

    Nếu thấy bài viết chia sẻ hay, hãy để lại bình luận phía dưới hoặc chia sẻ bài viết đến với những người bạn bạn của đang có nhu cầu tìm hiểu về SEO.!

    Chúc bạn thành công và thu hoạch nhiều kiến thức trên Blog của tôi nhé!

    Xem thêm:

    Đăng ký ngay

    Bài viết mới nhất

    5 1 đánh giá
    Đánh giá bài viết
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest

    0 Góp ý
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận