Okay xin chào mọi người, là Đạt đây, đây sẽ là series Đạt viết bài hướng dẫn SEO cho người mới bắt đầu. Trước khi đọc bài viết này cần note 1 số lưu ý cho mọi người như sau:
Thứ 1: Tất cả những bài Đạt viết dựa trên kiến thức thực chiến ( đến 2023 tổng cộng là 7 năm chinh chiến rồi) nên có khác với tài liệu trên mạng.
Thứ 2: Mọi người có thể theo dõi bài viết của Đạt trên web Seosona hoặc Fanpage Seosona và đưa ra bất kì câu hỏi nào. Đạt sẽ cố gắng giải đáp tất cả nhé!!!
Thứ 3: Lời văn có hơi lủng củng hoặc sai chính tả vui lòng ko bắt bẻ vì Đạt không phải nhà văn gì đâu nhé!!
Thứ 4: Các bài viết này viết ra dành cho đối tượng là người mới bắt đầu kinh doanh Online và người mới tìm hiểu SEO, ko phải dành cho Marketers nên ít sử dụng từ chuyên môn.
Okay cùng tìm hiểu SEO là gì thôi nào!!!
1. SEO là gì? SEO hoạt động như thế nào?
SEO là viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization nghĩa là tối ưu hoá công cụ tìm kiếm. SEO là quá trình đưa Website của các bạn lên thứ hạng cao trong bảng kết quả tìm kiếm để tiếp cận nhiều người dùng trên công cụ như Bing, Yandex, Google.
Cái đoạn ở trên là viết cho chuẩn SEO thôi mọi người, Đạt sẽ giải thích lại cho dễ hiểu hơn nhé :))
Khi bạn có bất kì thắc mắc nào thì thường lên Google gõ từ khoá vào đúng không? Có rất rất nhiều người làm giống bạn như vậy vì Google là bộ máy tìm kiếm tốt nhất cho đến hiện tại. Khi bạn gõ để tìm kiếm như vậy bạn sẽ nhận về rất nhiều kết quả và thường là 10 kết quả ở trang 1. Công việc SEO là làm sao để Website xuất hiện ở trang 1 đó để khi người khác tìm kiếm thì sẽ tiếp cận đến thông tin Website của bạn.
Ví dụ:
Đạt lên Google gõ “điện thoại tốt nhất dưới 5 triệu”, Google sẽ trả về kết quả như sau:
Bạn có thể tìm những từ khoá khác, trừ mấy Website có chữ “Quảng cáo” hay “QC” thì tất cả kết quả còn lại là kết quả của việc làm SEO đó mọi người. Tương tự như vậy nếu khách hàng của bạn có nhu cầu họ cũng sẽ tìm kiếm trên Google, bạn tiếp cận được khách hàng thông qua Website bằng cách Seo, giải quyết được nhu cầu của họ họ sẽ mua hàng !!
Giống như mấy ông mấy bà thường lên Tiki, Shopee, Lazada mua đồ á, lên đó cũng tìm kiếm món hàng mình cần rồi bấm vô mấy shop hiển thị trên đầu. SEO cũng vậy á.
2. Có bao nhiêu loại SEO?
SEO hổng có trường phái gì hết nha mọi người, mới học SEO đừng nghe người này người kia nói ra nói vào, tập trung làm tốt tất cả thôi. Thông thường SEO chia làm 2 loại chính là: SEO Onpage và SEO Offpage.
SEO ONPAGE
Cái này hiểu đơn giản là tất cả công việc SEO mà bạn phải làm trên chính Website của bạn, ví dụ hen:
- Viết content (cái này ngán nhất nên thường thuê người viết).
- Nghiên cứu keyword (Keyword Research).
- Phân chia và tối ưu keyword trên bài viết.
- Internal link (mấy cái thuật ngữ này sẽ có bài giải thích sau).
- Technical ( gọi chung là technical thôi chứ có nhiều thứ lắm, thường liên quan đến Code).
Kể sương sương vậy thôi chứ kể hết nhiều lắm :)))
SEO OFFPAGE
Ngược với thằng trên, SEO Offpage là tất cả công việc SEO mà không làm trên Website của bạn ( thường làm trên web người ta).
Ví dụ sương sương:
- Đi Backlink.
- Tạo Social.
- Tạo Google Maps.
- Tạo tín hiệu.
- Kéo traffic về Website.
3. Ai nên làm SEO ? Khi nào nên làm SEO ?
Giải quyết vế đầu trước nhé
Ai nên làm SEO vậy?
Thường có 3 đối tượng chính mà Đạt thường gặp: chủ doanh nghiệp, người mới kinh doanh online và người mới tìm hiểu Digital Marketing. Đối với người muốn trở thành Digital Marketers thì khỏi phải bàn vì “thời 4.0 đang tới”.
Còn nếu bạn đang là người kinh doanh Online hay có một Doanh nghiệp riêng rồi thì SEO cực kì tốt, nhưng cũng có những thứ cần phải xác định từ bạn đầu nhé:
- Chân dung khách hàng: Phải biết khách hàng mình có đến từ kênh SEO hay không? SEO có tốt bằng các kênh Digital marketing khác cho khách của bạn hay không? Có rất nhiều cách để vẽ ra được chân dung khách hàng, nếu bạn cần hãy cmt phía dưới Đạt sẽ biết thêm bài chia sẻ về phần này.
Ví dụ:
Bạn bán quần áo, vòng tay hay những mặt hàng mang tính thẩm mỹ, khách hàng có xu hướng mua hàng khi nhìn thấy hình ảnh đẹp thì nên chọn kênh Facebook Ads để bắt đầu hơn là SEO. Ngược lại, đối với những sản phẩm có giá trị cao, hay dịch vụ người dùng người có xu hướng tìm kiếm thông tin trước khi mua hàng thì lúc đó Seo lại là kênh hỗ trợ tốt hơn.
- Sản phẩm: Chọn sản phẩm phù hợp, phải chắc chắn rằng khách hàng của bạn có mua hàng thông qua kênh SEO.
Ví dụ:
Cái đậu xanh ạ, có thằng bạn mình bán nước mắm cũng bảo mình làm SEO. Người ta đang nấu ăn dở tay, thiếu nước mắm người ta có lên website đặt rồi chờ mấy ngày hàng giao về để nấu tiếp không mọi người? Chắc chắn là khi Seo lên top vẫn có đơn nhưng nó không đủ so với công sức bạn bỏ ra. Cách tốt nhất là chạy Google Adwords để test nhu cầu sản phẩm xong rồi làm Seo sau cũng không muộn.
Tóm lại, nếu bạn muốn SEO để bán hàng thì phải hiểu rõ sản phẩm, khách hàng và thị trường nhé. Còn đối với anh em muốn theo nghề SEO hẳn thì oke fine! Có thể test bất kì thứ gì bạn muốn nhưng nhớ đừng theo vết xe đổ của Đạt.
Câu chuyện như sau:
Lúc mới tìm hiểu SEO cũng hùng hùng hổ hổ lắm mọi người, làm cái Website chia sẻ kiến thức Skincare mới chịu :)) Xong sau không kiếm được tiền mà phải duy trì tiền host với domain hàng năm tốn cả mớ mà bán thì uổng ???????? Nhớ làm cái gì phải ra tiền mới làm nhé, SEO gì cũng được nhưng phải ra tiền =)))
Khi nào nên làm SEO
Nếu bạn giàu thì lúc nào cũng được nhé :))
Đùa đấy, lựa chọn thời điểm bắt đầu làm SEO cũng cực kì quan trọng và nhất là đối với người kinh doanh Online hay chủ doanh nghiệp:
Trước khi quyết định làm SEO bạn cần hỏi bản thân những câu hỏi như sau:
- Làm SEO xong có lãi không? Tức là giữa số tiền bỏ ra để làm SEO với số tiền thu lại ấy, lãi không?
Sản phẩm của bạn lợi nhuận thấp, Volume thị trường thấp thì làm SEO có mà chết đói, thật đấy :))) Phải cân bằng giữa biên độ lợi nhuận và volume thị trường trước khi quyết định chọn kênh SEO nhé.
- Bạn sống được bao lâu nếu không bán được hàng?
Mới kinh doanh mà chọn SEO là kênh chính để bán hàng rồi bao lâu lên top? 6 tháng hay 8 tháng? Có đủ tiền duy trì doanh nghiệp trong 6 tháng liên tục không bán được hàng không?
4. Mục tiêu và lợi ích của SEO
Mục tiêu của Seo:
Ai chả biết mục tiêu của SEO là tối ưu thứ hạng từ khoá trên Google đúng không? Mục tiêu của mấy ông mới bắt đầu SEO thường là lên top Google, đưa website lên thứ hạng càng cao càng tốt. Nhưng với Đạt nó lại khác, làm Seo là phải tối ưu được cả những thứ sau:
- Thời gian:

Thường mấy ông mới biết tới SEO nghĩ nó màu hồng lắm ạ, kiểu như hôm trước làm hôm sau lên top bán được hàng luôn. Nhưng không phải thế, thường SEO sẽ mất từ 6 – 8 tháng để bắt đầu có kết quả ( thường các bạn muốn kết quả là bán được hàng). Nên việc tối ưu thời gian là cực kì quan trọng, 1 dự án SEO kết thúc trong 6 tháng nó sẽ rất khác với 10 hay 12 tháng (nếu là chủ doanh nghiệp bạn sẽ hiểu thời gian quý giá đến nhường nào).
- Tiền bạc:
Cùng 1 ngách, cái ông làm SEO có 100 triệu trong túi nó khác xa với ông có 200 triệu ngân sách lắm các bạn. Người ta thường gọi là “dùng tiền đè người ấy”. Nhưng đối thủ có 200 triệu mà mình có 100 triệu thôi không có nghĩa là không làm được, biết cách tối ưu chi phí từ những thứ nhỏ nhặt nhất thì Seo mới hiệu quả được!!!
- Công sức:
Ngân sách ít mà muốn thời gian lên top ngắn thì buộc phải cày nhiều hơn nhé. Còn nếu ngân sách tương tự đối thủ thì phải làm sao bỏ ít thời gian làm SEO thôi. Ở Seosona mỗi dự án trung bình mỗi ngày Đạt bỏ ra không quá 2 tiếng, tối ưu quy trình SEO là điều rất cần thiết.
Tóm lại phải tiết kiệm tối đa thời gian – tiền bạc – công sức cho mỗi dự án SEO thông qua việc tối ưu quy trình. Cực kì quan trọng nhé, Đạt suốt ngày gặp mấy anh em than cày SEO từ sáng đến tối hơn 8 tiếng 1 ngày :))) đáng sợ.
Lợi ích của SEO:
SEO có các lợi ích chính sau:
1. Tiếp cận khách hàng tiềm năng
Nếu bạn làm dịch vụ “sửa chữa máy lạnh” mà tất cả người dùng tìm kiếm về máy lạnh đều tiếp cận Website của bạn thì chuyện gì xảy ra? Ví dụ họ tìm “sửa chữa máy lạnh ở đâu tốt nhất” mà ra Website của bạn ranking top 1 thì thường khách hàng sẽ có xu hướng click thẳng vào kết quả và gọi điện trực tiếp thuê dịch vụ của bạn.
SEO => Tiếp cận khách hàng tiềm năng => Chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng mục tiêu
2. Tạo độ phủ cho thương hiệu trên thị trường
Khi khách hàng tìm kiếm thông tin về ngành bạn đang kinh doanh mà xuất hiện website của bạn top liên tục, vô hình chung sẽ khiến tâm lý khách hàng thay đổi và nghĩ rằng bạn là một nơi uy tín. Tương tự như việc bạn tìm kiếm điện thoại thì liên tục thấy kết quả của Cellphones hay Thegioididong vậy.
SEO => khách hàng tìm kiếm => tiếp cận thương hiệu => lặp đi lặp lại liên tục
3. Quản lý thương hiệu trên công cụ tìm kiếm
Kinh doanh không tranh khỏi việc đối thủ cạnh tranh chơi bẩn, thường gặp nhất là họ viết bài xấu về thương hiệu của bạn, nếu biết SEO bạn sẽ dễ dàng đẩy những kết quả xấu đó ra khỏi trang nhất của Google.
Nếu thương hiệu của bạn xuất hiện nhiều thông tin xấu như trên bạn có thể dễ dàng đẩy đi bằng cách SEO.
Thương hiệu bị thông tin xấu trên Google => SEO đẩy lùi các bài thông tin xấu bằng bài tốt
4. Là kênh thu hút khách hàng bền vững
Bạn không phải mất nhiều tiền liên tục như việc chạy quảng cáo Google hay quảng cáo trên Facebook (hết tiền => tắt quảng cáo => hết khách). SEO là một kênh đầu tư lâu dài và khá ổn định, khi đã có khách hàng từ Seo thì chi phí duy trì khá thấp.
5. Các công cụ hỗ trợ tốt cho việc SEO
Các công cụ SEO mà theo Đạt là cực kì bổ ích cho SEO mà bạn cần tìm hiểu:
- Google Analytics.
- Google Search Console.
- Google Tag Manager. ( Đo lường, tracking).
- Google Keyword Planner (dùng để nghiên cứu keyword).
- Google Trends (tìm hiểu các trends, biến động thị trường các tháng trong năm).
- Ahrefs. (công cụ toàn diện nhất cho SEO)
- Seoquake. (Extension của Chrome khá ổn để check các chỉ số cơ bản).
- Spineditor ( là tool của Việt Nam nhưng khá chất lượng).
- Screaming Frog (công cụ sử dụng để tối ưu onpage).
- Website Auditor ( Trong bộ 4 tools của SEO Powersuite chức năng tương tự Screaming Frog nhưng giao diện ngon hơn).
6. Các thuật ngữ cần biết trong SEO
Cái này kể làm sao cho hết hả mọi người. Viết để tối ưu bài viết cho chuẩn SEO thôi chứ nhiều lắm nha:
- Content
- Backlink
- Internal Link
- External Link
- Google Panda
- Google Penguin
- Google Humming Bird
- E – A – T
- Entity
- Index
- 301 Redirect
- DR PR
- DA PA
- TF CF
- Noindex
- Nofollow
- Time on site
- Bounce rate
- Anchor text
- Link trần
- Text link
- PBN
- Moneysite
- Domain
- Hosting
- Broken link
- Canonical
- Disavow
- GSA
…. mấy trăm từ lận :)))
Okay những từ trên là những từ cơ bản nhất mọi người nên tìm hiểu trước nha, còn lại rất rất nhiều thuật ngữ thì trải nghiệm rồi học dần thôi chứ học 1 lúc sao hết nổi trời ????????????
Kết bài
Viết xàm xàm thế thôi chứ toàn kinh nghiệm đúc kết thực chiến đấy các mẹ ạ, Đạt nghĩ là khá đầy đủ để mọi người có thể hiểu SEO là gì rồi. Nếu mọi người cảm thấy chổ nào chưa hiểu hết hoặc thấy thiếu chổ nào thì comment phía dưới để mình giải đáp cho nhé.
Chúc mọi người học và làm SEO hiệu quả, nhớ đón chờ những bài tiếp theo nhé Đạt sẽ lên nhiều series kiến thức về SEO hơn cho người mới bắt đầu luôn để đỡ loạn, đừng quên ủng hộ Seosona nha mọi người !!