seo

SEO là gì? Những lợi ích và công việc của người SEO mà bạn cần biết

  • Internet đã thay đổi cách chúng ta tìm kiếm thông tin, mua sắm, giải trí,… trong thời đại công nghệ số

    Do đó, việc doanh nghiệp có một trang web được hiển thị ở vị trí cao trên kết quả tìm kiếm là điều vô cùng quan trọng. Muốn thực hiện được điều này bạn cần phải biết đến SEO.

    Vậy SEO là gì? SEO là tính năng tắt của Tối ưu hóa Công cụ Tìm kiếm, là tập hợp các phương pháp nhằm cải thiện thứ hạng và tăng khả năng hiển thị trang web trên kết quả tìm kiếm của Google và các công cụ tìm kiếm khác.

    Hãy cùng mình tìm hiểu thông tin ngay phía dưới nhé.

    SEO là gì? 

    SEO (Search Engine Optimization) là quá trình tối ưu hóa website để tăng khả năng hiển thị trên các công cụ tìm kiếm chẳng hạn như Google, Cốc Cốc,…Theo thống kê của Forbes, trong năm 2023 đã có khoảng 1,13 tỷ trang web trên Internet. 

    Đồng thời, như phân tích số liệu báo cáo của BrightEdge, SEO đã giúp doanh nghiệp thúc đẩy lưu lượng truy cập nhiều hơn 1.000% so với phương tiện truyền thông xã hội tự nhiên.

    SEO là gì
    SEO là gì

    Từ những thông tin trên, bạn có thể thấy được sự tác động tích cực của SEO đối với quá trình tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp bạn.

    Vậy các thành phần nào sẽ ảnh hưởng chính đến sự thành công hay thất bại của một chiến lược SEO? Bạn hãy tiếp tục theo dõi phần dưới nhé.

    Các yếu tố quyết định thành công của chiến lược SEO

    Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố tác động tích cực đến sự thành công của một chiến lược SEO.

    Tuy nhiên, trải qua hơn 300 dự án thành công, mình sẽ chia sẻ với bạn 5 yếu tố chính dưới đây:

    Các yếu tố quyết định sự thành công của chiến lược SEO
    Các yếu tố quyết định sự thành công của xây dựng chiến lược SEO lêp Top:
    • SEO Onpage: đây là quá trình tối ưu hoá các thành phần trên website như tiêu đề, mô tả, URL, Internal link… với mục đích nâng cao thứ hạng cho website.
    • SEO Offpage: bao gồm những hoạt động bên ngoài website như xây dựng backlink uy tín, tổ chức sự kiện,….
    • SEO Content: đây là hoạt động tạo và truyền tải nội dung về các chủ đề trên website của bạn nhằm đáp ứng các ý định tìm kiếm của người dùng.
    • SEO Technical: tập trung vào yếu tố kỹ thuật của website như tốc độ tải trang, khả năng truy cập, bảo mật,….
    • Entity: được sử dụng để xác định và phân biệt các thực thể như cá nhân, sự vật, sự việc,… trên website.

    Khi bắt đầu vào nhận một dự án SEO, đây chính là các căn cứ để các chuyên gia SEO (SEO specialist) audit website trước và sau khi thực hiện SEO tổng thể.

    Từ đó, họ sẽ đưa ra các giải pháp để khắc phục và cải thiện giúp website thu hút được người dùng, gia tăng lượt chuyển đổi cho doanh nghiệp.

    Tại sao SEO lại quan trọng đối với doanh nghiệp?

    Mỗi phương pháp sẽ mang đến cho doanh nghiệp những hiệu quả khác nhau. 

    Riêng đối với SEO, mình sẽ chia sẻ 5 lợi ích chính của doanh nghiệp khi áp dụng nhé:

    1. Giúp website bạn tiếp cận người dùng một cách dễ dàng. 

    SEO là phương pháp giúp thu hút lượng traffic tự nhiên quan trọng của doanh nghiệp.

    Cụ thể, lượng organic search này chiếm 62% tổng lưu lượng truy cập của website dựa trên số liệu công bố từ Marketing Insider Group.

    Lượng organic search truy cập vào website của bạn
    Lượng organic search truy cập vào website của bạn

    Theo nghiên cứu của Backinko, website xếp hạng ở vị trí thứ nhất có thể thu được tỷ lệ nhấp chuột cao gấp 10 lần so với vị trí thứ 10. 

    Tỷ lệ nhấp chuột dựa vào vị trí xếp hạng của website
    Tỷ lệ nhấp chuột dựa vào vị trí xếp hạng của website

    Đây là con số đáng chú ý để các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng cho website hiệu quả hơn thông qua phương pháp SEO. 

    2. Thúc đẩy độ nhận diện cho thương hiệu của doanh nghiệp

    Nếu ví công cụ tìm kiếm như một đường cao tốc thì kết quả hiển thị xếp hạng của các trang web như những bảng quảng cáo hiệu quả.

    Khi website của bạn được xuất hiện ở các vị trí càng cao trên Google thì đây chính là nền tảng tốt để bạn gia tăng điểm chạm với khách hàng.

    Từ đó góp phần nâng cao độ nhận diện thương hiệu cho sản phẩm và doanh nghiệp của bạn.

    3. Tăng độ tin tưởng của người dùng đối với website

    Trên các nền tảng online, có vô số các đối thủ cạnh tranh với nhau trong cùng một ngành.

    Tăng độ tin tưởng của người dùng đối với website
    Tăng độ tin tưởng của người dùng đối với website

    Vì vậy khi website của bạn chiếm được vị trí cao hơn trên công cụ tìm kiếm, điều này chứng minh website bạn có nhiều ưu điểm vượt trội hơn từ đánh giá Google.

    Do đó, khách hàng sẽ tin tưởng và dành nhiều niềm tin cho thương hiệu của bạn hơn.

    4. Cải thiện trải nghiệm của người dùng trên website

    Trải nghiệm người dùng trên website là một trong những yếu tố quan trọng giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp.

    Khi người dùng vào website của bạn nhưng rời đi ngay hoặc thao tác trên trang trong khoảng thời gian rất ngắn, điều này chứng tỏ website bạn không cung cấp được giá trị cho họ.

    Cải thiện UX/UI trên website
    Cải thiện UX/UI trên website

    Tuy nhiên, nếu bạn liên tục áp dụng SEO cải thiện website thân thiện với thiết bị di động, tốc độ tải web nhanh hơn,…sẽ giúp người dùng đánh giá về website của bạn tốt hơn.

    5. Tăng tỷ suất lợi nhuận – ROI vượt bậc

    ROI là một chỉ số quen thuộc trong kinh doanh nhằm đo lường tỷ suất lợi nhuận – ROI thu được so với chi phí đầu tư.

    Khi website đạt vị trí top của công cụ tìm kiếm, thu hút được các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp thì cơ hội tăng tỷ lệ chuyển đổi sẽ cao hơn.

    Tăng tỷ suất lợi nhuận - ROI
    Tăng tỷ suất lợi nhuận – ROI

    Mặc khác, SEO là một chiến lược dài hạn giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đáng kể so với các nền tảng quảng cáo trả phí khác.

    Từ đó góp phần thúc đẩy doanh nghiệp tăng doanh thu theo thời gian với mức chi phí thấp, đồng nghĩa với tỷ suất lợi nhuận cũng sẽ tăng.

    Các công cụ miễn phí giúp Seoer làm việc hiệu quả 

    Để triển khai dự án SEO đạt hiệu quả cao, các SEOer cần sử dụng các công cụ để phân tích dữ liệu và đánh giá hiệu suất của website, cụ thể:

    Bạn có thể tham khảo và sử dụng phiên bản miễn phí của các công cụ để test tất cả các tính năng trước khi mua chính thức bạn nhé. 

    >>> Xem thêm: keywordtool io là gì

    Cơ hội việc làm của nhân viên SEO hiện nay

    SEO đã mang lại nhiều lợi ích lớn cho doanh nghiệp, vậy cơ hội phát triển nghề nghiệp của các Seoer thì như thế nào?

    Những lý do nào bạn nên bạn quyết định chọn SEO để gắn bó lâu dài?

    Bạn hãy tiếp tục theo dõi thông tin phía dưới nhé.

    Tại sao nên chọn SEO là sự nghiệp của bạn?

    Khi nền tảng kỹ thuật số phát triển, SEO là một ngành nghề được các bạn sinh viên hoặc các bạn trái ngành hướng đến để lựa chọn.

    Vậy những yếu tố chính nào ảnh hưởng đến quyết định này?

    Nhu cầu thị trường tuyển dụng cao

    Với số liệu minh chứng phía trên, bạn có thể thấy nhu cầu các doanh nghiệp áp dụng SEO vào website ngày càng tăng.

    Do đó để có phòng ban vận hành tối ưu hóa website, doanh nghiệp cần phải tuyển dụng các vị trí này.

    Theo thống kê của Linkedln trong năm 2022 ngành SEO đã có hơn 860.000 cơ hội việc làm trên toàn cầu.

    Vì vậy đây là một thị trường việc làm hấp dẫn cho các bạn trẻ hiện nay.

    Mức thu nhập hấp dẫn

    Tuỳ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của SEOer bạn sẽ nhận được một mức lương khác nhau.

    Mức thu nhập hấp dẫn
    Mức thu nhập hấp dẫn

    Theo thống kê của Plane, mức lương trung bình hàng năm của một chuyên gia SEO tại Việt Nam là 8,360 USD/năm chưa bao gồm các thưởng và phúc lợi đi kèm.

    Đối với các vị trí cao hơn thuộc trong ngành SEO, con số về mức lương cơ bản này có thể đạt đến 31,675 USD/năm.

    Sự đa dạng và linh hoạt

    Khi bạn chọn làm một nhân viên SEO, bạn có thể chọn trở thành một SEOer chuyên sâu một ngành nghề như bất động sản, thời trang,…. của một doanh nghiệp.

    Mặc khác, bạn có thể làm cho một agency để có thể tiếp cận với đa dạng khách hàng và sản phẩm hơn, từ đó sẽ cho bạn nhiều góc nhìn sâu sắc và thú vị hơn. 

    Đồng thời, hiện nay các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng tuyển chọn nhân sự có thể làm từ xa đối với vị trí SEO này. 

    Do đó, có rất nhiều cơ hội để bạn có thể tiếp cận và phát triển sự nghiệp SEO.

    Liên tục thử thách và phát triển

    SEO là một trong những lĩnh vực năng động và liên tục thay đổi để thích ứng với các thuật toán của Google.

    Đồng thời, đối với một nhân viên SEO, bạn phải học hỏi nhiều kỹ năng và chuyên môn từ viết nội dung đến phân tích đánh giá hiệu suất của dự án.

    Liên tục thử thách phát triển
    Liên tục thử thách phát triển

    Liên tục học tập, cải thiện tư duy và kiến thức là điều không thể thiếu nếu bạn chọn con đường trở thành một chuyên gia SEO.

    Con đường phát triển sự nghiệp SEO trong năm 2024

    Tương tự với các ngành nghề khác, sự nghiệp SEO sẽ có từng bậc thang riêng theo thời gian.

    Dưới đây, mình sẽ chia sẻ cho bạn các vị trí chính mà các bạn sẽ trải qua đối với một nhân viên SEO:

    Học việc SEO

    Đây là công việc SEO ở cấp độ cơ bản ban đầu cho một người mới vào ngành.

    Tuy nhiên, bạn phải học kỹ và sâu các kiến thức này để có một nền tảng vững chắc để phát triển sau này, cụ thể:

    • Nguyên tắc hoạt động công cụ tìm kiếm
    • Các thuật ngữ SEO cơ bản
    • Hướng dẫn viết content chuẩn SEO
    • Thu thập từ khoá thông qua các công cụ
    • Lên outline bài chuẩn SEO
    • Đánh giá hiệu suất của dự án SEO thông qua công cụ Google Analytics và Google Search Console

    Công việc này đòi hỏi sự kiên trì, chăm chỉ và thực hành để hiểu rõ các đầu mục công việc trong SEO.

    Chuyên viên SEO

    Với nền tảng vững chắc trên, ở vị trí này bạn sẽ là người chịu trách nhiệm lên kế hoạch và thực thi các công việc chính, cụ thể:

    • Nghiên cứu và phân tích từ khoá
    • Triển khai SEO Onpage & Offpage
    • Áp dụng các kỹ thuật SEO vào dự án
    • Đánh giá và tiếp tục cải thiện hiệu suất của dự án

    Người quản lý SEO

    Từ những kinh nghiệm làm việc qua các dự án SEO khác nhau, ở vai trò nhà quản lý bạn sẽ kết hợp với ban lãnh đạo lên chiến lược cho dự án.

    Người quản lý SEO
    Người quản lý SEO

    Đồng thời, bạn sẽ là người phân chia, theo dõi và đánh giá các đầu mục công việc của các dự án để đảm bảo đúng tiến độ.

    Hơn thế, bạn cũng sẽ là người quản lý dự án và thương hiệu của doanh nghiệp để đảm bảo hiệu suất công việc được tối ưu.

    Chuyên gia SEO – Nhà đào tạo SEO

    Một số chuyên gia trong ngành SEO thường sẽ tổ chức các chương trình đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu để truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho các bạn trẻ.

    Tại đây, các bạn cũng sẽ được thực hành và phân tích các vấn đề thực tế thường hay gặp phải trong quá trình triển khai SEO.

    Những câu hỏi thường gặp khi bạn đi phỏng vấn SEO?

    Các yếu tố xếp hạng quan trọng nhất của Google? 

    Đây là câu hỏi thường để kiểm tra kiến thức của bạn về cách vận hành của Google. 

    Một số yếu tố chính ảnh hưởng đến xếp hạng của Google bạn cần phải tập trung:

    • Nội dung hữu ích và có chất lượng cao
    • Backlink 
    • Trải nghiệm người dùng

    Làm như thế nào để bạn đánh giá hiệu suất của một dự án SEO?

    Để xác định được mức độ thành công hay thất bại của một dự án SEO tổng thể bạn cần dựa trên các chỉ số sau:

    • Lưu lượng truy cập vào website
    • Tỷ lệ thoát
    • Thời gian trên trang
    • Tỷ lệ chuyển đổi
    • Tỷ lệ nhấp chuột

    Hãy nêu ra các đặc điểm khác biệt chính giữa SEO & PPC?

    Trái ngược với SEO, PPC là hình thức quảng cáo trả phí cho mỗi lần nhấp chuột của bạn vào kết quả của công cụ trực tuyến.

    Cả SEO và PPC đều có chung mục đích là thu hút khách hàng tiềm năng cho website, tuy nhiên vẫn có các điểm khác nhau như sau:

    • Vị trí trong kết quả tìm kiếm
    • Chi phí
    • Lượng truy cập tiềm năng
    • Chuyển đổi

    KẾT LUẬN

    Từ những thông tin trên, mình tin chắc rằng bạn hiểu được các công việc và con đường phát triển sự nghiệp của một SEOer.

    Nếu bạn có đam mê với nền tảng internet, có sự kiên trì và không ngại học hỏi thì hãy đừng ngần ngại suy xét lựa chọn SEO là công việc gắn bó lâu dài nhé.

    Có thể bạn quan tâm:

    Khám phá nhiều chủ đề khác