roi

ROI là gì? Mọi điều bạn cần biết về ROI trong Marketing 2024

  • Bạn đã bao giờ tự hỏi rằng liệu khoản đầu tư của mình có thực sự hiệu quả hay không?

    ROI là một trong những thước đo quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của một khoản đầu tư. Nó giúp các doanh nghiệp và nhà đầu tư xác định xem khoản đầu tư của họ có mang lại lợi nhuận hay không.

    Bài viết này tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ROI là gì, cách tính ROI và tất cả mọi thứ liên quan đến ROI. Bắt đầu nhé!

    ROI là gì?

    ROI (Return On Investment) có nghĩa là tỷ suất hoàn vốn hoặc tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư và đôi khi được gọi là tỷ lệ lợi nhuận.

    Đây là một chỉ số quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh và tài chính, giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ hiệu quả và lợi nhuận thu được từ một khoản đầu tư ban đầu.

    ROI là gì?
    ROI là gì?

    Tại sao chỉ số ROI quan trọng?

    Tính ROI có thể giúp bạn đánh giá hiệu quả của các khoản đầu tư của mình và đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt hơn.

    Ví dụ: nếu bạn thấy rằng một khoản đầu tư nhất định mang lại ROI cao, bạn có thể quyết định đầu tư nhiều hơn vào khoản đầu tư đó.

    Ngược lại, nếu bạn thấy rằng một khoản đầu tư nhất định mang lại ROI thấp, bạn có thể quyết định giảm bớt hoặc ngừng đầu tư vào khoản đầu tư đó.

    Tính ROI cũng có thể giúp bạn so sánh các cơ hội kinh doanh mới và quyết định theo đuổi cơ hội nào.

    Ví dụ, nếu bạn đang cân nhắc đầu tư vào hai dự án khác nhau, bạn có thể tính toán ROI của từng dự án để xem dự án nào mang lại nhiều lợi nhuận hơn.

    Nhìn chung, tính ROI là một công cụ rất hữu ích cho các doanh nghiệp ở mọi quy mô.

    Nó có thể giúp bạn đưa ra quyết định kinh doanh sáng suốt và hiệu quả hơn.

    Tầm quan trọng của ROI

    Tầm quan trọng của ROITrong marketing, ROI giúp các marketer có thể đánh giá được mức độ hiệu quả của chiến dịch, lợi nhuận thu được so với nguồn lực đã đầu tư.

    Điều này cung cấp một cơ sở quan trọng để thực hiện các điều chỉnh và cải thiện các hoạt động Marketing trong tương lai.

    Ưu nhược điểm của chỉ số ROI

    Mặc dù việc đánh giá ROI là một cách tốt để đo lường hiệu suất, nhưng nó cũng có một số hạn chế, đặc biệt là khi sử dụng công thức ROI đơn giản. Sau đây là một số ưu và nhược điểm của ROI:

    Ưu điểm

    Nhược điểm

    ROI là một công thức đơn giản, dễ sử dụng để đánh giá hiệu quả đầu tư. Công thức tính ROI đơn giản không tính đến thời gian bạn nắm giữ khoản đầu tư.
    ROI có thể giúp bạn đưa ra quyết định về việc có nên tiếp tục đầu tư hay không. ROI không xem xét khả năng chịu rủi ro hay tuổi tác của bạn (đây hai yếu tố quan trọng khi đưa ra chiến lược đầu tư.)
    ROI là một thước đo chuẩn hóa để so sánh các khoản đầu tư khác nhau. ROI có thể không tính đến chi phí thực tế, tùy thuộc vào công thức (chẳng hạn như chi phí giao dịch, thuế, v.v.).

    Nguồn tham khảo: https://www.businessinsider.com/personal-finance/

    Công thức tính chỉ số ROI

    ROI = (Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư) x 100%

    Trong đó:

    • Lợi nhuận ròng (hay còn gọi là lợi nhuận sau thuế) = Tổng doanh thu – Chi phí đầu tư.
    • Chi phí đầu tư là tổng số tiền doanh nghiệp đã bỏ vào một khoản đầu tư cụ thể
    • Chi phí đầu tư = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi.
    Công thức tính ROI
    Công thức tính ROI

    Ví dụ, bạn đầu tư 5 triệu đồng vào một dự án kinh doanh và sau một năm thu về 15 triệu đồng, thì ROI của bạn là:

    ROI = [(15 – 5) / 5] x 100% = 200%

    Điều này có nghĩa là bạn đã thu về 200% lợi nhuận so với vốn đầu tư ban đầu.

    Như vậy sau một năm đầu tư vào dự án kinh doanh này thì với mỗi 1đ bạn đầu tư cho dự án sẽ thu được 2đ lợi nhuận ròng.

    Nếu ROI > 0, tức là dự án có tỷ lệ hoàn vốn dương, điều này nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư có lãi.

    Ngược lại, nếu ROI âm nghĩa là doanh nghiệp đang đầu tư kinh doanh thua lỗ.

    Cách tính ROI trong Marketing

    Tương tự công thức tính chỉ số ROI trong kinh doanh, chỉ số ROI trong Marketing sẽ được tính theo công thức sau:

    ROI Marketing = (Lợi nhuận ròng / Chi phí đầu tư) x100% = [(Tổng doanh thu – Chi phí Marketing) / Chi phí Marketing] x 100%

    Cách tính ROI trong Marketing
    Cách tính ROI trong Marketing

    Ví dụ về công thức tính ROI Marketing:

    Một công ty chi 3.000.000 vnđ/tháng để quảng cáo trên nền tảng Google. Kết quả là họ nhận được 8 lần nhấp chuột và 6 đơn đặt hàng/tháng.

    Công ty này tính toán rằng họ sẽ kiếm được khoảng 5.000.000 vnđ lợi nhuận ròng cho mỗi đơn hàng trong tháng.

    Dưới đây là cách tính ROI của họ: [(6 x 5.000.000) – 3.000.000) / 3.000.000] x 100% = 900%

    Điều này đồng nghĩa với việc công ty bỏ ra 1 đồng để chi tiêu cho việc quảng cáo Google thì sẽ thu lại được 900 đồng lợi nhuận.

    4 sai lầm phổ biến khi đo lường ROI trong marketing

    Để giúp các nhà tiếp thị đảm bảo rằng phương pháp đo lường ROI mà họ đang sử dụng phù hợp với doanh nghiệp của họ.

    Viện Nghiên cứu về Tiếp thị B2B của LinkedIn đã tiến hành một nghiên cứu phân tích sâu về đo lường ROI trong lĩnh vực B2B.

    Nghiên cứu này đã khảo sát hơn 4.000 nhà tiếp thị kỹ thuật số và đã xác định bốn sai lầm phổ biến mà các nhà tiếp thị thường mắc phải khi đo lường ROI trong tiếp thị B2B. 

    Những sai lầm này có thể làm giảm tính chính xác của kết quả báo cáo và có thể ảnh hưởng đến các chiến lược tiếp thị trong tương lai.

    Bạn hãy đọc thật kỹ những sai lầm phổ biến này để rút ra những kinh nghiệm bổ ích cho quá trình làm việc tại doanh nghiệp của mình nhé.

    Đo lường ROI quá sớm

    Theo nghiên cứu của LinkedIn, cho thấy thời gian trung bình của chu kỳ bán hàng B2B đã kéo dài hơn sáu tháng. 

    Tuy nhiên, có đến 77% nhà tiếp thị đã thử tính chỉ số ROI ngay trong tháng đầu triển khai một chiến dịch tiếp thị. 

    Trong khi đó, chỉ có 4% nhà tiếp thị đã đo lường ROI sau sáu tháng hoặc lâu hơn. 

    Việc đo lường ROI quá sớm có thể dẫn đến việc không nhìn rõ bức tranh tổng thể về hiệu suất của các hoạt động tiếp thị, từ đó có thể dẫn đến các quyết định sai lầm.

    Đo lường ROI quá sớm
    Đo lường ROI quá sớm

    Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là việc đánh giá hiệu suất trong giai đoạn đầu của chiến dịch là không cần thiết. 

    Theo LinkedIn, chỉ số ROI sẽ trở nên chính xác hơn nếu nó được đo từ kết quả phân tích hiệu suất trong suốt toàn bộ chu kỳ bán hàng.

    Nhầm lẫn giữa việc đo lường KPI với ROI

    Khi Marketer đo lường hiệu suất trong một khoảng thời gian ngắn hơn so với chu kỳ bán hàng thông thường, họ có thể dễ dàng gặp hiện tượng lẫn lộn giữa việc đánh giá KPI và ROI. 

    Hãy hiểu sự khác biệt đơn giản giữa hai chỉ số này: 

    • KPI tập trung vào kết quả ngắn hạn và thường được sử dụng để dự đoán hiệu suất cuối cùng. 
    • ROI giúp đánh giá hiệu quả của chiến dịch sau khi nó kết thúc và hỗ trợ việc phân bổ ngân sách trong tương lai một cách hợp lý hơn.
    Nhầm lẫn giữa việc đo lường KPI với ROI
    Nhầm lẫn giữa việc đo lường KPI với ROI

    Ví dụ, khi đặt mục tiêu là tăng số lượng khách hàng tiềm năng, 42% các marketer thường xem chỉ số CPC (chi phí trên mỗi lần nhấp chuột) như một loại ROI của chiến dịch. 

    Tuy nhiên, CPC không thể phản ánh các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi nhấp chuột của khách hàng và các tác động ngắn hạn lên doanh số mà chỉ dự đoán.

    Tuy nhiên, CPC không thể hiện được các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi nhấp chuột của khách hàng mà chỉ dự đoán tác động dài hạn lên doanh số bán hàng sau các lần nhấp chuột.

    Trong trường hợp này, một chỉ số thay thế được khuyến nghị là CPL (chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng). 

    Tóm lại, việc lựa chọn chỉ số ROI nên tập trung vào dữ liệu có khả năng phản ánh nhiều khía cạnh về hiệu suất nhất, tức là càng bao quát thì càng tốt cho doanh nghiệp.

    >>> Tìm hiểu thêm về công việc làm SEO website là gì?

    Áp lực từ nội bộ

    Các áp lực từ ban lãnh đạo công ty như việc đặt chỉ tiêu cao và phải báo cáo thường xuyên, có thể làm cho các marketer đo lường ROI sớm hơn kế hoạch, ngay cả khi chu kỳ bán hàng chưa kết thúc.

    Trong các cuộc họp về ngân sách, các marketer thường sử dụng ROI để chứng minh sự hợp lý trong chi tiêu, đồng thời nâng cao khả năng được chấp thuận yêu cầu thay đổi ngân sách trong tương lai. 

    Hơn một nửa (58%) marketer tham gia khảo sát của LinkedIn đồng tình với quan điểm này. 

    Trong khi đó, những marketer đo lường chỉ số ROI trong vòng một  tháng sau khi triển khai chiến dịch (hoặc thậm chí ít hơn) tiết lộ rằng họ thường phải tham gia các cuộc họp về ngân sách ít nhất một lần mỗi tháng, gấp đôi tần suất so với các marketer khác. Thực tế này có thể buộc họ phải nhanh chóng thực hiện quá trình phân tích và đưa ra kết luận về chỉ số ROI.

    Trong khi đó,marketer thường phải tham gia cuộc họp ngân sách hàng tháng vì vậy buộc họ phải nhanh chóng phân tích và kết luận ROI, thường là trong vòng một tháng sau khi triển khai chiến dịch.

    Áp lực từ nội bộ
    Áp lực từ nội bộ

    Kết quả là báo cáo ROI có thể phản ánh các con số không thật sự chính xác hoặc không thể bao quát được về kết quả của chiến dịch. 

    Vì vậy, ban lãnh đạo công ty cần cẩn thận trong việc đặt yêu cầu và KPI đối với các marketer. 

    Đồng thời nên theo dõi tiến độ của chiến dịch để có thể đưa ra các yêu cầu hợp lý, tránh tạo ra áp lực quá lớn gây làm giảm hiệu suất làm việc của các marketer.

    Thiếu tự tin quá mức về chỉ số ROI

    Nghiên cứu của LinkedIn cho thấy 63% marketer kỹ thuật số cảm thấy không tự tin về tính hiệu quả của việc đo lường chỉ số ROI mà họ áp dụng.

    40% trong số họ thậm chí không sẵn sàng tiết lộ kết quả của chỉ số ROI trừ khi được yêu cầu. 

    Thiếu tự tin quá mức về chỉ số ROI
    Thiếu tự tin quá mức về chỉ số ROI

    LinkedIn cho rằng sự thiếu tự tin quá mức này chủ yếu xuất phát từ áp lực nội bộ mà marketer phải đối mặt, dẫn đến việc họ đẩy nhanh quá trình đo lường và gây ra lo ngại về tính chính xác của báo cáo.

    Không chia sẻ thông tin cũng không tốt hơn việc thiếu chính xác, vì nếu marketer không thường xuyên cập nhật về công việc, họ có thể không phát hiện và sửa chữa lỗi kịp thời, gây trì trệ trong việc điều chỉnh và cải thiện cách đo lường ROI.

    Một số câu hỏi thường gặp về chỉ số ROI

    Có rất nhiều câu hỏi liên quan đến chỉ số ROI, nhưng tôi sẽ tổng hợp lại 3 câu hỏi thường gặp nhất về chỉ số này:

    1. Tỷ lệ ROI trong marketing bao nhiêu là tốt?

    Tỷ lệ tốt cho chỉ số ROI trong markerting bắt đầu từ tỷ lệ 5:1, và tỷ lệ xuất sắc nhất có thể đạt được lên đến 10:1.

    Trong khi đó, ROI dưới 2:1 vẫn chưa mang lại cho bạn đủ lợi nhuận để tiếp tục kinh doanh.

    Chi phí sản xuất hàng hóa và phân phối đến tay người tiêu dùng đòi hỏi tỷ lệ cao hơn thế.

    Các trường hợp ngoại lệ đối với quy tắc này bao gồm các sản phẩm có chi phí chung dưới 50%. Các sản phẩm và dịch vụ có chi phí thấp có thể tạo ra lợi nhuận với tỷ lệ thấp hơn. 

    Hãy xem xét các yếu tố cụ thể trong ngành bao gồm các chi phí và các khoản tạo ra lợi nhuận đặc biệt.

    Ví dụ: Nếu bạn đạt được chỉ số ROI marketing cao nhưng không kiếm được nhiều tiền như đối thủ cạnh tranh thì bạn cần cải thiện các hoạt động marketing của mình.

    2. Chỉ số ROI cao có đồng nghĩa với chiến dịch marketing thành công không?

    Trong lý tưởng, một ROI cao thường đồng nghĩa với chiến dịch tiếp thị hiệu quả.

    Tuy nhiên, thực tế cho thấy thông tin trong doanh nghiệp không phải lúc nào cũng hoàn hảo. 

    Vì vậy, chỉ số ROI tiếp thị cần phải xem xét cùng với các mục tiêu và giả định khác về những điều có thể được đo lường. 

    Ví dụ, một chiến dịch quảng cáo trên Google có thể báo cáo chỉ số ROI là 8 cho một thương hiệu, trong khi một sự kiện cũng do thương hiệu đó  tài trợ có thể dẫn đến ít lượt bán hàng trực tiếp mới và có thể báo cáo chỉ số ROI âm. 

    Tuy nhiên, sự kiện được tài trợ có thể đã tạo ra sự nhận thức, sự yêu thích và sự quan tâm đối với thương hiệu theo một cách mà quảng cáo trên Google không thể làm được. 

    Thực tế, một số khách hàng đã mua hàng sau khi nhấp vào quảng cáo trên Google có thể đã biết về thương hiệu thông qua sự kiện được tài trợ.

    3. Doanh nghiệp có thể tính chỉ số ROI cho tất cả các kênh Marketing của mình không?

    Có, doanh nghiệp có thể tính chỉ số ROI cho mọi kênh hoặc chiến dịch marketing nào của họ. 

    Tuy nhiên, việc đo lường chỉ số ROI trên một số kênh có thể dễ hơn so với những kênh khác. 

    Các kênh digital marketing thường dễ dàng đo lường hơn vì bạn có thể theo dõi thông qua cookie và nhận báo cáo kỹ thuật số tự động theo thời gian thực.

    Doanh nghiệp vẫn có thể theo dõi các hình thức marketing truyền thống theo một cách đo lường khác, thường là dựa vào các thử nghiệm trước/sau hoặc nghiên cứu nâng cao thương hiệu.

    Chỉ số ROI không chỉ được áp dụng trong lĩnh vực Marketing mà còn có sự ứng dụng đa dạng trong nhiều khía cạnh khác của hoạt động kinh doanh.

    Trong số các hoạt động kinh doanh, chỉ số ROI đặc biệt quan trọng trong Marketing vì đây là lĩnh vực đòi hỏi phân tích dữ liệu và đo lường rất cao.

    Kết luận về chỉ số ROI

    Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về cách tính toán và đo lường chỉ số ROI, từ đó giúp bạn tạo ra chiến lược tiếp thị đúng đắn nhất cho doanh nghiệp của mình.

    Nếu bạn muốn cải thiện thứ hạng website của doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo dịch vụ SEO uy tín hiệu qủa của Seosona. Seosona – hân hạnh đồng hành cùng bạn.

    Chúc bạn thành công!

    Tìm hiểu thêm các thuật ngữ SEO:

    Khám phá nhiều chủ đề khác