website Giai phap seo 2011

PBN là gì? 3 bước xây dựng Private Blog Networks từ A – Z

  • Bạn làm một SEOer, chắc hẳn đã không còn xa lạ với thuật ngữ PBN nữa.

    PBN hay còn gọi là hệ thống các website vệ tinh, được anh em SEOer xây dựng để khai thác backlink với mục đích cải thiện thứ hạng và khả năng hiển thị của trang web trên kết quả tìm kiếm Google. Đây là một phương pháp SEO Offpage.

    Nghe có vẻ hấp dẫn đấy, nhưng PBN vẫn có những điểm hạn chế của nó bởi những thuật toán Google, và gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong cộng đồng SEO.

    Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ với bạn về PBN là gì? lợi ích và rủi ro của PBN, cách tìm kiếm xây dựng và sử dụng chúng một cách an toàn nhất.

    Nào hãy bắt đầu tìm hiểu nhé!

    PBN là gì?

    PBN viết tắt của Private Blog Network, là một mạng lưới các trang web riêng tư được tạo ra chỉ để liên kết đến một trang web khác nhằm cải thiện khả năng xuất hiện tự nhiên trong tìm kiếm của trang web đó. 

    Hiểu đơn giản, PBN được xây dựng nhằm mục đích khai thác backlink.

    SEOer có thể xây dựng hệ thống PBN bằng các trang web 2.0, blogpost,… không nhất thiết phải là các trang có thẩm quyền. Sau đó, liên kết từ các tên miền đó đến (các) trang web mà họ muốn SEO chính.

    PBN là gì
    PBN là gì

    Ví dụ: Bạn sở hữu một trang web A và bạn muốn tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Bạn đi mua thêm website B,C,D…. Trong các trang web phụ này, bạn viết bài seo chất lượng chứa liên kết (backlinks) trỏ về trang web chính (A) giúp tăng uy tín và thứ hạng của trang web chính trên công cụ tìm kiếm nhờ vào số lượng và chất lượng của backlinks

    Lợi ích của PBN đem lại cho SEO

    Có ba lý do chính khiến SEOer sử dụng PBN là:

    Kiểm soát hệ thống backlink chất lượng

    Có được hệ thống backlink chất lượng

    Đây là cách phổ biến nhất mà tôi thấy các SEOer hay sử dụng PBN ở Việt Nam. 

    Trong điều kiện lý tưởng, chắc chắn các SEOer đều muốn nhận được các backlink tự nhiên từ những trang web uy tín bằng cách sử dụng các chiến thuật SEO mũ trắng như xây dựng nội dung hữu ích, tiếp cận blogger,…

    Có được hệ thống backlink chất lượng
    Kiểm soát hệ thống backlink chất lượng

    Tuy nhiên, dù bạn có tạo một nội dung chất lượng thì có một điều không thể phủ nhận là bạn bị phụ thuộc một phần vào chủ website chứa backlink. Và họ có thể xóa backlink của bạn bất cứ lúc nào.

    Bản thân tôi trước đây cũng thường xuyên bị mất các backlink chất lượng khi mua từ các đối tác.

    Vì vậy PBN là một cách hiệu quả để bạn có thể kiểm soát được chất lượng cũng như kiểm soát được backlink trỏ đến trang web của mình.

    Dễ dàng kiểm soát tỷ lệ anchor text

    Anchor text là đoạn văn bản có chứa liên kết. Anchor text quan trọng trong SEO vì nó giúp Google hiểu ngữ cảnh của trang được liên kết. Đổi lại, Google sau đó có thể xếp hạng trang web cho đúng từ khóa.

    Ví dụ: Google đang xếp hạng từ khóa “Khóa học SEO” trên kết quả tìm kiếm và có ba bài viết từ ba trang web khác nhau nhưng đều chung chủ đề các khóa học SEO. Tuy nhiên, anchor text (văn bản liên kết) trong mỗi bài viết lại khác nhau lần lượt như sau:

    • Khóa học đào tạo SEO ALL IN ONE của Seosona
    • Bấm vào đây
    • Đồ chơi giảm Stress cho SEOer

    Bạn nghĩ anchor text nào trong số này sẽ hiệu quả nhất?

    Đương nhiên là cái đầu tiên, Nó cho Google biết chủ đề của trang được liên kết là khóa học SEO. Ví dụ thứ hai không truyền tải nội dung của trang web và ví dụ thứ ba không liên quan đến mức liên kết có thể bị Google bỏ qua.

    Đây là lý do tại sao nhiều chuyên gia SEO có xu hướng muốn có các backlinkliên kết ngược với văn bản liên kết giàu từ khóa — họ nghĩ rằng những điều này có thể giúp họ xếp hạng cao hơn trên Google cho các cụm từ tìm kiếm mục tiêu của họ.

    Thông thường, bạn sẽ không thể kiểm soát được anchor text của backlink trỏ về website của bạn vì đó là quyết định của người sở hữu. Nhưng điều đó sẽ trở nên dễ hơn – nếu dùng PBN.

    >>> Giải đáp thắc mắc Làm SEO là gì? Những công việc của người SEOer mà bạn cần biết

    Xây dựng thương hiệu mới dễ dàng hơn

    Bạn có thể tận dụng một tên miền đã hết hạn trong mạng lưới PBN để phát triển thương hiệu của mình, biến nó thành tên miền chính cho doanh nghiệp. 

    Ví dụ: Giaiphapseo là một trong những công ty uy tín hiện nay về SEO. Tuy nhiên ít ai biết rằng Giaiphapseo là tên miền do ông Đặng Lê Nam mua vào năm 2013. Chúng ta có thể kiểm tra lịch sử Website qua trang web qua website:/web.archive.org

    Hình ảnh website năm 2011
    Hình ảnh website năm 2011
    Hình ảnh website năm 2023
    Hình ảnh website năm 2023

    Tuy nhiên, điều này không phổ biến và bạn phải tùy vào từng trường hợp cụ thể bởi tên miền mua lại cần phải phù hợp với nội dung mà bạn định hướng.

    Ví dụ: nếu bạn muốn xây dựng website về SEO, hãy chọn tên miền đã có nội dung liên quan đến SEO từ trước.

    Ngoài ra, bạn cần căn cứ bối cảnh của domain đã hết hạn để xem xét có nên dùng domain cũ để xây dựng thương hiệu của mình hay không? 

    Ví dụ: Domain của thương hiệu www.abcbrand.com hết hạn và thương hiệu muốn đổi 1 domain mới là abcbrand.com. Đối với trường hợp này domain mới hay cũ vẫn có tên thương hiệu và vì vậy, bạn sẽ không thể sử dụng domain hết hạn xây dựng thương hiệu của mình

    Nếu bạn mua tên miền cũ và thay đổi chủ đề nội dung sang một lĩnh vực khác có thể ảnh hưởng đến độ uy tín của website đó đối với Google cũng như khó để lên TOP.

    Những rủi ro khi sử dụng PBN là gì?

    Việc sử dụng PBN vi phạm Nguyên tắc quản trị trang web của Google, điều đó có nghĩa là làm như vậy sẽ gặp phải một số rủi ro đáng kể. Dưới đây là một vài rủi ro:

    • Việc xây dựng PBN tốn nhiều thời gian và chi phí cho người xây dựng.
    • Nếu google nhận ra các liên kết của bạn là liên kết PBN, website của bạn có thể bị phạt thủ công hoặc bỏ qua các liên kết PBN, bạn sẽ mất cả tiền bạc và công sức.

    Lưu ý: Các website trong PBN với mục đích trỏ backlink nên được thiết lập ở chế độ riêng tư. 

    Để tránh được những rủi ro này, bạn cần hiểu thuật toán Footprint và những bước xây dựng pbn mà tôi trình bày tiếp theo đây.

    Thuật toán footprint

    Foodprint là một thuật toán của google được xây dựng nhằm phát hiện các thủ thuật từ các trang web nhằm đánh lừa công cụ tìm kiếm. 

    Thuật toán footprint
    Thuật toán footprint

    Một số điều bạn cần lưu ý để tránh thuật toán footprint phạt:

    • IP hosting: đây là chỉ số bạn có thể thấy được ở Semrush và giúp bạn biết rằng website này thuộc đơn vị nào, ở quốc gia nào. Lưu ý: IP hosting cần ở trạng thái riêng tư để không bị xuất hiện đại trà trên internet và tránh bị
    • Thông tin domain:Thông tin đăng ký các tên miền và dịch vụ hosting nên khác nhau. Bên cạnh đó bạn cần sử dụng các nhà cung cấp khác nhau cho tên miền.
    • Internet: Bạn không nên xây dựng PBN trên google chrome bởi chrome thuộc google, khi bạn làm thao tác trên đó có thể google sẽ xuất hiện. Tôi đề xuất cho bạn về công cụ đó là là cốc cốc.
    • Yếu tố khác như nội dung giống nhau, đi về backlink về cùng 1 web,….

    Nhớ rằng việc tránh footprint là quan trọng để bảo vệ PBN khỏi việc bị phát hiện và phạt từ công cụ tìm kiếm. 

    3 bước xây dựng PBN

    Về cơ bản, việc xây dựng PBN gói gọn trong 3 bước sau:

    • Kiếm PBN
    • Khôi phục PBN
    • Đăng tải bài và backlink

    Nếu bạn là một người mới, hãy nắm thật kỹ các chỉ số: 

    • Domain Rating (DR)
    • URL Rating (UR)
    • Trust Flow (TF) phải > 9
    • Citation Flow (CF) Đừng để CF lớn gấp 2 lần 
    • Domain Age (tuổi domain) check qua Wayback
    • Chất lượng của liên kết: Cần kiểm tra chất lượng của liên kết để đảm bảo rằng nó phù hợp với chủ đề của hệ thống PBN và không vi phạm các quy định của Google.

    … trước khi tìm kiếm PBN 

    Tiếp theo hãy cùng tôi bắt đầu mua tên miền và đương nhiên, bạn cần chuẩn bị các công cụ SEO như:

    • Semrush
    • Ahrefs
    • Wayback Machine

    Còn về lý do sử dụng các công cụ tôi sẽ trình bày chi tiết ở dưới đây

    1. Tìm kiếm và mua PBN

    Về cơ bản việc xây dựng PBN sẽ liên quan nhiều đến domain và bước quan trọng nhất đó là bạn cần tìm ra được domain cũ thích hợp. 

    Có 2 cách để tìm kiếm domain cũ là:

    – Đấu giá tên miền uy tín

    – Săn tên miền đã hết hạn

    Trước khi tôi hướng dẫn bạn thực hiện mua domain theo 2 cách trên. Tôi sẽ nêu ra các tiêu chí lựa chọn domain cũ để bạn nắm rõ:

    Tiêu chí lựa chọn tên miền cũ

    Dưới đây là một vài tiêu chí dựa trên kinh nghiệm của mình khi mua các tên miền cũ:

    • Kiểm tra các chỉ số của tên miền cũ như TF, DA, traffic trên các công cụ semrush, ahrefs.
    • Kiểm tra backlink của tên miền cũ có đến từ các website trong ngành hoặc các trang có thẩm quyền cao như báo chí, chỉnh phủ. Ví dụ: Website về nội thất thì backlink đến từ lĩnh vực liên quan như website sofa, kệ tủ gỗ,…
    • Kiểm tra tên miền cũ có đang bị google phạt hay không bằng cách kiểm tra traffic, số lượng anchor text trong các bài viết trên webiste. ví dụ: trong một bài viết đặt 30 anchor text chỉ trỏ về trang chủ website – website có thể đang bị google phạt
    • Trong các bài viết ở tên miền cũ có backlink đi về anchor text là brand hoặc tên domain là tốt nhất. Ví dụ, trong bài viết Top 10 công ty SEO uy tín tại Hồ Chí Minh, nhiều website đặt anchortext là Seosona và trỏ link về trang chủ website seosona. Điều này không chỉ là dấu hiệu tích cực mà còn phản ánh uy tín của thương hiệu đó.
    • Kiểm tra xem có bài viết nào trên domain cũ còn được index không – đây sẽ là sự lựa chọn quá tốt để mua 
    • Tên miền cần đến từ tổ chức uy tín và chưa từng được sử dụng để xây dựng PBN. Sử dụng https://archive.org/web/ để kiểm tra lịch sử tên miền
    Sử dụng archive.org để kiểm tra lịch sử tên miền
    Sử dụng archive.org để kiểm tra lịch sử tên miền

    Bạn có thể trả lời một vài câu hỏi như sau:

    • Khoảng thời gian tăng trưởng của website?
    • Chủ sở hữu trước là ai?
    • Website làm về vấn đề gì?
    • UX/UI có ổn không?

    Trên đây chỉ là một vài câu hỏi tôi đề xuất, bạn có thể đưa ra thêm nhiều câu hỏi phù hợp với mục đích của bạn.

    Đấu giá tên miền 

    Đấu giá tên miền được thực hiện bằng 2 cách là Inet và godaddy. Tuy nhiên tôi thường sử dụng inet nên tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách đấu giá bằng inet vì giao diện trực quan và domain chất lượng hơn.

    Bước 1: Truy cập vào https://backorder.inet.vn/

    Bước 2: Tạo tài khoản và đăng nhập 

    Bước 3: Nhấp chuột vào trang chủ, click bộ lọc nâng cao và xuất excel

     xuất excel
    xuất excel

    Mục đích của việc tải về là bạn có thể kiểm tra tất cả sức mạnh của domain trên semrush

    Lưu ý: Semrush chỉ kiểm tra được khoảng 200 domain/ lần.

    Bước 4: Mở file excel và copy cột domain như hình dưới 

    Copy domain vào Semrush
    Copy domain vào Semrush

    Bước 5: Vào Semrush, chọn mục Bulk Analytics dán domain đã copy vào và bấm compare như hình dưới đây

    Kiểm tra domain
    Kiểm tra domain

    Bước 6: Sau khi bấm compare bạn sẽ thu được bảng như sau:

    Kết quả kiểm tra của các domain
    Kết quả kiểm tra của các domain

    Ở bảng trên có 2 chỉ số bạn cần lưu ý đó là Backlink và domain. Điểm AS là độ tin cậy của domain tuy nhiên điểm này không quá chính xác. Vì vậy khi lọc domain tôi sẽ lọc 2 yếu tố: Backlink, domain.

    2 chỉ số này càng cao chứng tỏ domain này có sự uy tín. Tuy nhiên trước khi đi tới khẳng định này bạn cần kiểm tra xem những links này đến từ website có uy tín hay không bằng cách.

    Kiểm tra backlink của website
    Kiểm tra backlink của website

    Đưa chuột trỏ xuống những con số dưới backlink và domain, click chuột và màn hình sẽ xuất hiện các đường link như sau:

    Các backlink của các domain
    Các backlink của các domain

    Để tôi làm rõ hơn về các liên kết bạn thấy khi nhấp vào con số bên cạnh tên miền và backlink:

    • Backlink: Khi bạn nhấp vào, bạn sẽ thấy danh sách các backlink hướng tới website bạn đang kiểm tra.
    • Domain: Đây là tên miền của các website đã trỏ backlink đến website bạn đang xem.

    Sau khi chọn một website phù hợp, bạn nên sao chép tên miền của nó và kiểm tra thông tin chi tiết trên Semrush. Bạn cũng có thể sao chép tên miền vào Wayback Machine để xem lịch sử của website đó.

    Bước 7: Sau khi kiểm tra và quyết định mua domain, bạn hãy vào inet và đấu giá từ khóa với mức giá mong muốn.

    Có 2 hình thức đặt giá:

    Thủ công: đặt giá thủ công, đối với đặt giá thủ công bạn có thể đặt giá liên tiếp.

    Tự động: Hệ thống tự đặt giá sau mỗi 10 giây, mỗi bước giá là 100.000 đ. Số tiền đặt giá nhỏ hơn số tiền tối đa cấu hình.

    Thời gian cho các nhà đấu giá đặt mức giá là 8 – 17 giờ hàng ngày.

    Săn tên miền đã hết hạn

    Bước 1: Bạn cần phải có danh sách các tên miền, có nhiều trang để bạn có thể kiểm tra như inet hay www.expireddomains.net. Tùy vào mục đích và ngành nghề bạn có thể lựa chọn cho phù hợp. 

    Lưu ý: Domain có thể đến từ nhiều quốc gia khác nhau nên bạn cần lọc những domain có đuôi .com hoặc .vn

    Bước 2: Bạn truy cập https://www.whois.com/whois/ để kiểm tra thời hạn của tên miền và xem xét mình có thể mua được tên miền đó hay không.

    Ví dụ, domain của Seosona
    Ví dụ, domain của Seosona

    Bước 3: Sau khi kiểm tra thời hạn, bạn cần kiểm tra lịch sử của website bằng công cụ way back.

    Bước 4: Lọc qua từng bước như trên để thu được danh sách các tên miền tốt nhất. Sau đó, bạn cần copy các tên miền này vào công cụ Semrush để kiểm tra sức mạnh của trang web qua các chỉ số Backlinks,…

    Bước 5: Mua domain, có rất nhiều sàn có thể sử dụng để mua domain, nhưng tôi để xuất cho bạn về inet, vì nó dễ sử dụng và giao diện thân thiện với người dùng tại việt nam. 

    Để mua domain trên inet, bạn có thể làm theo hướng dẫn sau:

    Ví dụ sau các bước trên, bạn lọc được tên miền algorithm.vn. Lúc này bạn cần copy tên miền dán vào thanh tìm kiếm, kết quả sẽ hiện như bên dưới

    copy tên miền dán vào thanh tìm kiếm
    copy tên miền dán vào thanh tìm kiếm

    Sau khi chọn mua, bạn tiếp tục bấm đi đến giỏ hàng

    giỏ hàng
    giỏ hàng

    Giao diện phía dưới cho phép bạn điền thông tin của mình, bạn cần điền thông tin và thanh toán.

    thông tin thanh toán.
    thông tin và thanh toán.

    Lưu ý: Tại sao tôi lại gọi là săn, bởi vì việc mua các domain chất lượng gần hết hạn thật sự rất khó đặc biệt là các domain về báo chí, có độ uy tín cao, sẽ không chỉ bạn mà nhiều đối thủ khác cũng đang tranh giành domain này. 

    2. Khôi phục PBN

    Lưu ý: Phương pháp sau đây chỉ áp dụng phục hồi các website chạy trên mã nguồn WordPress. Các bước khôi phục PBN như sau:

    Bước 1:  Audit nội dung website PBN

    Để phục hồi nội dung trên hệ thống PBN, có hai phương án:

    Thay Thế Nội Dung: Xóa nội dung cũ và thêm mới, nhưng nội dung mới phải ở cùng lĩnh vực với nội dung cũ. Ví dụ, nếu domain cũ nói về SEO, nội dung mới cũng cần tập trung vào SEO.

    Giữ Nội Dung Cũ: Giữ nguyên nội dung cũ và tiếp tục xây dựng thêm.

    Giữ lại hay cải thiện nội dung
    Giữ lại hay cải thiện nội dung

    Dựa trên kinh nghiệm, tôi khuyến nghị giữ lại nội dung cũ vì:

    • Giữ được lịch sử liên tục của website trên công cụ tìm kiếm.
    • Bảo toàn lượng tương tác cũ.
    • Giữ vững thứ hạng trên công cụ tìm kiếm.
    • Tránh sự can thiệp thủ công từ Google do thay đổi nội dung đột ngột.
    • Tiết kiệm thời gian phát triển nội dung.

    Về việc lấy nội dung cũ, tôi vẫn hướng đến 3 điều khi xây dựng PBN

    WHO: Xác định website là gì, giá trị nào cung cấp, và cho đối tượng nào.

    TRUST: Đánh giá độ tin cậy qua chỉ số Trust Flow, với chỉ số > 9 là tốt. Sử dụng https://majestic.com/ để kiểm tra.

    POWER: Xem xét sức mạnh của backlink và ảnh hưởng của chúng đến SEO. Tránh thay đổi URL từ backlink cũ để giữ giá trị của PBN.

    Trust - Who - Power
    Trust – Who – Power

    Lưu ý: Hãy tránh thay đổi các URL từ backlink cũ vì điều này có thể giảm giá trị của PBN. Để tái sử dụng nội dung cũ hiệu quả, bạn có thể dùng plugin. 

    Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng nội dung không vi phạm bản quyền và cần được chỉnh sửa cho phù hợp với mục đích và ngành nghề của trang web mới.

    Bước 2 Cài đặt website để khôi phục website PBN

    Để bắt đầu, bạn chỉ cần mua một hosting hoặc VPS để cài đặt website WordPress mặc định.

    Bước 3: Cài đặt plugin để khôi phục website PBN

    Có khá nhiều plugin có chức năng lấy nội dung bài viết. Nhưng tôi đề xuất duy nhất cho bạn một plugin thôi. Đơn giản vì tôi ít sử dụng các plugin khác.

    Cài đặt plugin để khôi phục website PBN
    Cài đặt plugin để khôi phục website PBN

    Pugin tôi sử dụng là WP Content Crawler, với chức năng như sau:

    • Lấy được hầu hết nội dung những website trên thế giới
    • Lấy được tiêu đề, nội dung, từ khóa, hình ảnh, video, các tài nguyên khác.
    • Lấy bài viết và kiểm tra được sự trùng lập.
    • Lưu hình ảnh, tài nguyên vào trực tiếp website của bạn.
    • Tự xóa các liên kết có trong nội dung cũ.
    • Dịch bài viết, tùy chỉnh hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới.

    Và nhiều tính năng đáng dùng khác…

    Bước 4: Cách lấy lại nội dung website

    Có 2 cách bạn có thể lấy lại nội dung cũ:

    Lấy bằng Cache: Tuy nhiên cache đã không còn cho phép bạn dùng plugin để lấy nội dung quá cũ. Việc lấy nội dung bằng cache hiện tại chỉ áp dụng được với website mới rớt 

    Lấy bằng website Wayback Machine, đây là cách phổ biến nhất tôi hay sử dụng.

    Tuy nhiên, bạn cần lưu ý Wayback Machine không thu thập toàn bộ nội dung bài viết cũ, Tỉ lệ bài viết lấy về chỉ tương đối, một số bài viết sẽ bị lỗi, hình ảnh có thể bị thiếu hoặc lỗi. 

    Có nhiều lý do khiến bạn không thấy đầy đủ nội dung như: PBN trước đó đã chặn BOT Wayback Machine, hosting không ổn định, noindex hoặc bị sandbox trong một thời gian dài.

    Vì thế, bạn không nên kỳ vọng quá cao vào công việc này, mà hãy chấp nhận mọi thứ ở mức tạm chấp nhận được.

    3. Đăng tải bài và đặt backlink về site cần SEO

    Sau khi đã khôi phục trang web PBN, bạn có thể bắt đầu đăng tải nội dung mới hoặc cập nhật nội dung cũ trên trang web.

    Đăng tải bài và đặt backlink về site cần SEO
    Đăng tải bài và đặt backlink về site cần SEO

    Tạo các bài viết chất lượng và liên quan, chèn các liên kết đến trang web mục tiêu của bạn (các trang web bạn muốn tối ưu hóa).

    Liên kết này giúp tăng cường sức mạnh của trang web mục tiêu và cải thiện vị trí của nó trong kết quả tìm kiếm.

    Hãy nhớ rằng việc sử dụng PBN có thể gây ra các vấn đề liên quan đến quy tắc của các công cụ tìm kiếm và có thể dẫn đến hình phạt vì vậy bạn.

    Lưu ý: Đối thủ cạnh tranh có thể tấn công vào hệ thống PBN khi phát hiện bạn sử dụng PBN. Giải pháp cho vấn đề này là chặn Bot của các công cụ Ahrefs, Semrush thu thập hồ sơ backlink của bạn.

    Khi mua tên miền, sử dụng tên khác hoặc mua gói bảo mật thông tin Whois để ngăn đối thủ kiểm tra. Đồng thời, không nên để lộ thông tin liên quan đến website chính trên các website PBN, như địa chỉ hay số điện thoại.

    Một vài Lưu ý khi xây dựng PBN

    Chắc chắn, khi làm công việc link building, bạn sẽ cần phải kiên trì rất nhiều. Dưới đây là một vài lưu ý khi bạn xây dựng PBN:

    • Tạo ra các bài viết có chất lượng cao, hữu ích cho người đọc.
    • Sử dụng từ khóa liên quan một cách tự nhiên trong bài viết, tránh việc sử dụng quá nhiều từ khóa.
    • Tạo ra các bài viết có tính chất độc đáo và khác biệt với các bài viết khác trên Internet.
    • Không sao chép, copy bài viết của người khác.
    • Đảm bảo tính tự nhiên và hợp lý của việc chèn backlink vào nội dung bài viết.
    • Sử dụng anchor text đa dạng 
    • Tránh sử dụng chung 1 ID Hosting cho từ 2 website PBN

    Mỗi năm các SEOer sẽ đối diện thêm nhiều vấn đề khi thuật toán google thay đổi nhanh chóng. Quan trọng vẫn là bạn có một chiến lược cụ thể và có tâm trong việc xây dựng PBN.

    KẾT LUẬN

    Tôi không chắc chắn về tương lai của PBN, nhưng tôi nhận thấy xu hướng hiện tại của cả website chính lẫn các website PBN tập trung vào việc cung cấp nội dung giá trị, đến người dùng

    Chính công ty hiện nay cũng không sử dụng phương pháp này, vì vậy tôi sẽ không khuyên bạn sử dụng hay không sử dụng PBN. Bởi bạn cần xem xét chi phí, thời gian cũng như lợi tức đầu tư (ROI) của phương pháp này để xác định liệu nó có phù hợp với doanh nghiệp của mình hay không.

    Nếu bạn đang quan tâm đến lĩnh vực SEO, bạn có thể tham khảo khảo khóa học SEO ALL IN ONE và dịch vụ SEO trọn gói của Seosona

    Seosona hân hạnh đồng hành cùng bạn

    Chúc bạn thành công!

    Các bài viết liên quan:

    Khám phá nhiều chủ đề khác

    0 0 đánh giá
    Đánh giá bài viết
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest

    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận